Đau hạch bạch huyết - nguyên nhân và cách chữa trị
Hệ thống hạch bạch huyết có chức năng lọc các vi khuẩn và virus ra khỏi cơ thể. Có khoảng hàng trăm hạch bạch huyết trong cơ thể và thường thấy nhiều nhất ở vùng dưới cánh tay gần nách, ở cổ và ở vùng đùi – bẹn. Khi bạn bị đau hạch bạch huyết thì đó là một dấu hiệu đáng báo động cho bạn.
2. Nguyên nhân gây ra đau hạch bạch huyết
4. Điều trị đau hạch bạch huyết
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Đau hạch bạch huyết là gì
Nhìn chung hạch bạch huyết thường không dễ thấy cho đến khi xuất hiện triệu chứng đau, sưng. Hạch bạch huyết cung cấp các dưỡng chất nuôi các tế bào và đồng thời loại bỏ các tác nhân gây bệnh và chất thải ra khỏi cơ thể.
Khi hạch bạch huyết đau thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy có phản ứng nhiễm trùng trong cơ thể mà cơ thể bạn đang chống chọi với các tác nhân gây nhiễm trùng. Bác sĩ có thể khám hạch bạch huyết tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh hay nguyên nhân gây đau hạch. Nếu có các triệu chứng gây khó khăn kèm cảm giác khó chịu hoặc thậm chí cảm nhận không rõ, mơ hồ về hạch bạch huyết và cần được khám bác sĩ thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn.
2. Nguyên nhân gây ra đau hạch bạch huyết
Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây sưng đau hạch nhưng những điều sau đây sẽ giúp bạn nhận biết những nguyên nhân thường gặp gây đau hạch:
- Kích thước: bạn hãy kiểm tra xem hạch bạch huyết có bị sưng không, thông thường nếu sưng sẽ có kích thước cỡ hạt đậu, nhỏ hơn 1 inch
- Thời gian: bạn cần để ý đau hạch xuất hiện đột ngột hay từ từ và có xảy ra sau một chấn thương nào không
- Tiền căn: bạn cần kiểm tra lại những bệnh lí trước đó của bản thân bởi vì có một số thuốc ví dụ như thuốc chống động kinh Phenytoin có thể gây đau và sưng hạch, hoặc vắc-xin của sốt thương hàn cũng có thể gây sưng và khó chịu ở hạch
- Trở lại bình thường: hạch thường sẽ trở lại kích thước bình thường trong vòng 2 tuần, đây cũng là thời gian hồi phục trung bình khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn
Nếu bạn có bị cúm, cảm, dị ứng, thủy đậu, áp-xe hoặc mắc một loại nhiễm trùng nào đó thì khi bệnh đã khỏi, những hạch bạch huyết thường sẽ trở lại kích thước bình thường. Khi nguyên nhân gây đau hạch là một bệnh lí nền nghiêm trọng như ung thư thì việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp tăng khả năng sống còn.
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Sau đây là một số triệu chứng và dấu hiệu của hạch cần khám bởi bác sĩ:
- Sờ: cảm giác hạch mềm hay cứng. Nếu hạch cứng có thể là dấu hiệu cho thấy những hạch bạch huyết đang chống chọi và yếu thế trước sự nhiễm trùng trong cơ thể.
- Kích thước: những hạch bạch huyết có kích thước khoảng 2,5 cm (1 inch) trở lên có thể là chỉ điểm của tình trạng nhiễm trùng nặng
- Màu sắc: quan sát màu sắc của da vùng hạch bạch huyết và nếu có đỏ hoặc hồng thì cho thấy sự nhiễm trùng đã lan ngoài tầm kiểm soát của cơ thể
- Những triệu chứng khác có thể cần chú ý thêm như sốt, sụt cân, mệt mỏi, khó thở và đổ mồ hôi đêm
Những tình trạng này có thể do những bệnh lí nghiêm trọng như u lành tính hạch bạch huyết, nhiễm tụ cầu kháng thuốc kháng sinh (MRSA), HIV/AIDS (có thể do lây qua đường tình dục) hoặc sốt mèo cào. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ giúp bạn khám những hạch bạch huyết và đưa ra kết luận về tình trạng hiện tại của bạn.
4. Điều trị đau hạch bạch huyết
Trong khi nhiễm trùng đang diễn ra trong cơ thể và cần được điều trị bằng kháng sinh trong vài ngày để hồi phục bệnh thì có một số phươn pháp giúp làm giảm triệu chứng đau hay khó chịu ở hạch bạch huyết như thuốc giảm đau có bán trên thị trường, chườm ấm và mặc quần áo thoáng mát.
Nghỉ ngơi đủ và chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Đồng thời bổ sung thêm dịch cơ thể qua đường uống cũng khá quan trọng để hồi phục bệnh và giúp cơ thể không mất nước trong lúc bị nhiễm trùng. Và khi bạn nghi ngờ mình bị đau hạch bạch huyết thì hãy thử kiểm tra bằng các bước và các cách trên, đánh giá nguy cơ để xem bạn có cần phải đến khám bác sĩ không.
Khi thấy có những bất thường đối với hệ thống hạch bạch huyết, bạn nên đi khám bác sĩ để được khám và điều trị bệnh một cách sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng được giúp đỡ và hỗ trợ cho bạn.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi