Đau cổ chân là dấu hiệu của những bệnh gì?

Đau cổ chân là dấu hiệu của những bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi là Tú, 33 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau cổ chân, chỗ bị đau cảm giác hơi cứng. Tôi không biết mình đang gặp phải tình trạng gì, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi và cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Tú, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn đang có triệu chứng đau cổ chân, đây là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn có thể tìm ra nguyên nhân gây đau cổ chân của mình qua một số thông tin dưới đây:

1. Đau cổ chân là gì

2. Biểu hiện của đau cổ chân

3. Nguyên nhân gây ra đau cổ chân

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

6. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau cổ chân bệnh là gì

Cổ chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ. Mạng lưới này đủ khỏe để chịu sức nặng của cả cơ thể và giúp bạn di chuyển. Tuy nhiên, cổ chân của bạn có thể sẽ phải chịu những chấn thương hay đau. 

2. Biểu hiện của triệu chứng đau cổ chân

Bạn có thể cảm nhận cơn đau ở mặt trong hay ngoài cổ chân, hay dọc theo gân Achilles (gân gót), nối cơ của cẳng chân tới xương gót. Dù cơn đau nhẹ của cổ chân thường đáp ứng tốt với điều trị tại nhà, nó có thể cần thời gian để biến mất. Bạn nên gặp bác sĩ khi cổ chân đau nhiều, đặc biệt sau khi bị chấn thương.

Đau cổ chân có thể kèm những triệu chứng sau:

3. Nguyên nhân gây ra đau cổ chân

Đau cổ chân có thể do viêm hay chấn thương bất kì cấu trúc nào trong vùng này, bao gồm xương, vùng khớp, sụn, dây chằng, gân hay cơ. Những nguyên nhân thường gặp của đau cổ chân gồm bong gân hay chấn thương. Viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, thoái hóa khớp, và những loại viêm khớp khác có thể gây đau cổ chân. Viêm gân Achilles cũng là một nguyên nhân có thể.

- Bong gân thường xảy ra khi cổ chân bạn xoay hay vặn làm cho mặt ngoài cổ chân di chuyển về hướng mặt đất, làm rách dây chằng giữ các  xương với nhau của cổ chân. Xoay cổ chân cũng có thể gây tổn thương tới sụn hay gân của cổ chân bạn.

- Gút xảy ra khi acid uric tích tụ trong cơ thể. Nồng độ acid uric cao bất thường này (một sản phẩm tạo ra bởi cơ thể do sự phá hủy các tế bào già) có thể lắng đọng tinh thể trong các khớp, gây ra cơn đau nhói. Giả gút là một tình trạng tương tự khi canxi lắng đọng tích tụ trong khớp. Triệu chứng của cả gút và giả gút gồm đau, sưng và đỏ.

- Viêm khớp cũng có thể gây ra đau cổ chân. Viêm  khớp là sự viêm của các khớp. Nhiều loại viêm khớp có thể gây ra đau cổ chân, nhưng thoái hóa khớp thường gặp nhất. Thoái hóa khớp thường do sự mòn và rách của khớp. Tuổi càng lớn, nguy cơ thoái hóa khớp càng cao.

- Viêm khớp nhiễm khuẩn là một loại viêm khớp gây ra do nhiễm vi khuẩn hay nấm. Nó có thể gây đau cổ chân, nếu cổ chân là vùng bị ảnh hưởng.

- Viêm gân của cổ chân bao gầm gân Achilles, gân chày sau, gân mác. Viêm gân cổ chân thường là kết quả của chấn thương, như chấn thương đột ngột trong thể thao hay chấn thương do quá sức trong lúc chạy nhưng cũng có thể là kết quả của bệnh viêm nền như viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Tất cả các dạng viêm gân gây đau, sưng, mềm tại vùng gân bị ảnh hưởng. Khởi phát có thể nhanh, như chấn thương thể thao. Điều trị ngay lập tức viêm gân gồm cố định vị trí tổn thương, nâng, hạn chế chịu lực, chườm đá, và sử dụng thuốc kháng viêm nonsteroid (NSAIDs) để giảm viêm. NSAIDs như naproxen (Naprosyn), orketoprofen (Orudis) thường được dùng cho mục đích này. Viêm nặng hơn có thể cần đến bó bột chỉnh hình. Nên hạn chế các hoạt động thể thao khi gân vẫn còn viêm, vì có nguy cơ cao làm đứt hay rách gân, đặc biệt là vùng Achilles, nếu tiếp tục các hoạt động thể thao. Đứt gân Achilles thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân đã từng bị viêm gân Achilles. Khi đứt gân Achilles, thường cần tới phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

Nguyên nhân gây ra đau cổ chân

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Để điều trị tại nhà tức thời cho đau cổ chân, phương pháp RICE được khuyên áp dụng. Bao gồm:

  • Nghỉ ngơi (Rest). Tránh cho cổ chân chịu lực. Cố gắng di chuyển ít nhất có thể trong những ngày đầu. Dùng nạng hay gậy nếu bạn cần đi lại hay di chuyển.
  • Đá (Ice). Bắt đầu bằng việc chườm túi đá lên cổ chân bạn ít nhất 20 phút mỗi lần. Làm như vậy 3 tới 5 lần mỗi ngày trong 3 ngày sau chấn thương. Việc này giúp giảm sưng và làm tê liệt cơn đau. Chừa khoảng 90 phút giữa mỗi lần chườm đá.
  • Ép (Compression). Quấn băng chun quanh cổ chân bị thương. Đừng quấn quá chặt nếu không cổ chân bạn có thể bị tê hay ngón chân có thể chuyển sang màu xanh.
  • Nâng (Elevation). Khi nào có thể, giữ cho cổ chân bạn cao hơn mức tim bằng một chồng gối hay một cấu trúc nâng đỡ khác.

Bạn có thể sử dụng thuốc không kê toa để giảm đau và sưng.

Biện pháp chăm sóc khi bị đau cổ chân

Ngay cả khi chăm sóc tốt nhất, bạn vẫn có thể sưng, cứng hay đau cổ chân, đặc biệt là khi vừa thức dậy vào buổi sáng hay sau khi vận động, trong vòng vài tuần.

Khi cơn đau rút lui, nhẹ nhàng tập thể dục cho cổ chân bằng cách xoay tròn. Xoay cả hai hướng, và dừng khi cảm thấy đau. Bạn cũng có thể dùng tay nhẹ nhàng gập cổ chân lên xuống. Những bài tập này sẽ giúp biên độ cử động cổ chân trở lại và giúp luyện tập cổ chân, giảm nguy cơ bị chấn thương lại.

Nếu đau cổ chân do viêm khớp, bạn có thể sẽ không lành hay loại bỏ được cơn đau. Tuy nhiên, có những cách giúp bạn kiểm soát nó. Có thể giúp ích khi:

  • Sử dụng thuốc giảm đau ngoài da.
  • Dùng NSAIDs (thuốc kháng viêm nonsteroid) để giảm đau, sưng và viêm.
  • Vận động thể chất và theo một chương trình rèn luyện sức khỏe tập trung vào những bài tập vừa phải.
  • Luyện tập thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Duỗi để duy trì một biên độ cử động tốt cho khớp.
  • Giữ cân nặng trong khoảng khỏe mạnh, nhằm giảm lực lên khớp.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Ngay cả một chấn thương lành tính của cổ chân cũng có thể gây đau nhiều. Thường an toàn khi thử điều trị tại nhà một thời gian.

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay khi bạn:

  • Đau nhiều hay sưng.
  • Có vết thương hở hay biến dạng nặng.
  • Có những dấu hiệu nhiễm trùng, như đỏ, nóng, mềm ở nơi bị ảnh hưởng hay sốt cao hơn 100 F (37.8 C).
  • Không thể chịu lực lên bàn chân.

Đặt một cuộc hẹn với bác sĩ nếu bạn:

  • Bị sưng kéo dài không cải thiện sau 2 tới 5 ngày điều trị tại nhà.
  • Bị đau kéo dài không cải thiện sau vài tuần.

Nếu vẫn không tìm ra nguyên nhân đau cổ chân, bạn Tú nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ  của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ. 

 

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Vũ Đức Thái

    Trước đây tôi cũng bị đau cổ chân do bị bong gân. Nhớ lại lúc đấy tôi đau đến phát khóc luôn. Tôi nhớ lần đó tôi phải ở nhà gần 1 tháng, không đi đâu được. Bây giờ nghĩ đến mà vẫn còn cảm thấy đau.

    26/01/2018
  • Nguyễn Hồng Nam

    Bài viết rất chi tiết và đầy đủ, tôi cảm ơn bác sĩ

    06/11/2017
Vũ Đức Nghĩa (26/01/2018)
Bố tôi bị bệnh gút gần 1 năm nay rồi. Bố tôi cũng thường xuyên cảm thấy đau cổ chân, khiến cho bố tôi rất khó khăn trong việc đi lại. Cứ đến đêm là bố tôi không thể chợp mắt được vì bị cơn đau hành hạ. Nhìn bố tôi đang bị căn bệnh giày vò thì tôi càng thương bố tôi hơn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung