Cường giao cảm là dấu hiệu bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị

Cường giao cảm là dấu hiệu bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Quân. Thời gian gần đây tôi có nghe đến triệu chứng cường giao cảm nhưng chưa hiểu rõ về triệu chứng này. Bác sĩ có thể giải thích cụ thể về triệu chứng này giúp tôi được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Quân, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Cường giao cảm là gì

2. Biểu hiện của cường giao cảm

3. Nguyên nhân gây ra cường giao cảm

4. Điều trị cường giao cảm

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

 

1. Cường giao cảm là gì?

Hầu hết mọi người đều đã trải qua cảm giác căng thẳng, áp lực hay stress. May mắn là trong cơ thể con người có những cơ chế giúp chúng ta giải quyết những vấn đề stress trong cuộc sống. Một khi stress giảm, cơ thể của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả hơn và hệ thần kinh có thể truyền tín hiệu tốt hơn.

Hệ thần kinh

Hệ thần kinh có 2 phần chính đó là hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương là phần lớn nhất trong hệ thần kinh của cơ thể, bao gồm não bộ và tuỷ sống. Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả những phần còn lại của hệ thần kinh mà không nằm trong hệ thần kinh trung ương. Phần lớn các dây thần kinh nằm ở hệ thần kinh ngoại biên.

Hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự chủ) là một phần thuộc hệ thần kinh ngoại biên nhưng có hoạt động điều khiển hệ thống và các hoạt động khác nhằm duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Hệ thần kinh thực vật điều khiển và điều hoà những chức năng giúp duy trì sự sống, đây là hệ thần kinh giúp các hoạt động trong cơ thể vẫn diễn ra ngay cả khi bạn ngủ hoặc khi bạn bất tỉnh. Hệ thần kinh thực vật được chia làm 2 phần: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Đây là 2 nhánh của hệ thần kinh giúp cơ thể giải quyết với stress.

Hệ thần kinh giao cảm thường cảnh báo và giúp chúng ta thoát khỏi các mối nguy hiểm. Khi hoạt động của hệ giao cảm chiếm ưu thế trong hệ thần kinh, máu sẽ đi từ các tạng hay cơ quan trong cơ thể đi đến cơ và vùng ngoại biên (bao gồm tay, chân....) để đáp ứng với các kích thích từ bên ngoài. Và bởi vì có sự tăng sử dụng các chất dinh dưỡng và hormon khi tăng kích thích hệ giao cảm, nhiều mô sẽ bị phá hủy gây ra quá trình dị hóa. Hệ giao cảm chiếm ưu thế khi tập thể dục và làm việc cường độ nặng, hay những hoạt động cần cung cấp máu cho vận động cơ bao gồm cả stress.

Ngược lại, hệ thần kinh phó giao cảm chịu trách nhiệm về các hoạt động tiêu hoá, loại bỏ và điều hoà những chất cần thải, tái tạo và tái cấu trúc cơ thể. Hệ thần kinh phó giao cảm còn giúp kích thích chức năng miễn dịch vào ban đêm khi bạn đang ngủ.

2. Biểu hiện của cường giao cảm

Khi chúng ta bị stress mức độ nhiều trong thời gian dài, hệ thần kinh giao cảm sẽ chiếm ưu thế về hoạt động và chức năng của hệ phó giao cảm sẽ bị giảm xuống. Theo thời gian, sự kích thích quá mức hệ giao cảm có thể dẫn đến những dấu hiệu mất cân bằng hoạt động chức năng trong cơ thể và biểu hiện rõ qua các triệu chứng: tiêu hóa kém, táo bón, lo lắng, thở nông, tăng nhịp tim, giảm chất lượng giấc ngủ, bồn chồn không yên,đổ mồ hôi vào ban đêm, giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, tăng sự kích động/khó chịu, tăng căng cơ, tăng quá trình viêm và dễ nhạy cảm với nhiễm trùng (Ví dụ bệnh xảy ra thường xuyên).

Nếu bạn đang trải qua 3 hay nhiều hơn các triệu chứng trên thì bạn nên chú ý vì đó có thể là báo hiệu có rối loạn chức năng trong cơ thể, sức lực cơ thể đang dần bị bòn rút và nếu bạn không làm gì với chúng thì tình trạng xấu hơn có thể xảy ra.

Biểu hiện của cường giao cảm

3. Nguyên nhân gây ra cường giao cảm

  • Stress cho cơ thể: thiếu Oxy, đột quỵ, chấn thương sọ não
  • Bệnh cường giáp: basedow ( bướu cổ, lồi mắt), bướu nhân độc tuyến giáp. 
  • Các u tăng tiết gây cường giao cảm
  • Có thể do giảm hoạt động của hệ phó giao cảm làm cường giao cảm thứ phát: dùng thuốc.

4. Xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán cường giao cảm

Tùy theo nguyên nhân hướng đến, ta có thể làm:

  • Định lượng hormone tuyến giáp, định lượng kháng thể TRAb
  • Xạ hình tuyến giáp
  • Chụp cộng hưởng từ sọ não nếu nghi ngờ u tuyến yên
  • Chụp CT sọ não nếu nghi ngờ chấn thương

5. Điều trị cường giao cảm

Có nhiều phương pháp khác nhau có thể giúp điều trị cường giao cảm. Thuốc được dùng để làm giảm hay ngăn ngừa những đợt bùng phát triệu chứng. Những biện pháp khác có thể dùng nhưng khả năng thành công còn tùy thuộc vào từng trường hợp. 

Thuốc

Điều trị cường giao cảm bằng thuốc

Những phương pháp khác

Yếu tố quan trọng đó là bạn cần phải làm gì đó (thông thường là nhiều việc cần làm) để kiểm soát được các triệu chứng của cường giao cảm. Hầu hết bạn được bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi và thư giãn hơn là cố gắng thu nạp thêm những công việc vào cuộc sống vốn dĩ đã đầy gánh nặng của bạn. Bạn cần tự tạo ra thời gian riêng cho bản thân. 

Và hậu quả của việc không tuân thủ các bước điều trị có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến một số bệnh được xem như là biến chứng của cường giao cảm như: bệnh tim mạch, chứng mất ngủ, rối loạn trầm cảm, mệt mỏi kéo dài, lo lắng, đau mạn tính, kiệt sức và còn có một số bệnh khác nữa. Hãy chú ý và cảm nhận đến những dấu hiệu cho thấy có rối loạn hoạt động từ trong cơ thể bạn, vì chỉ có như vậy cơ thể mới có thể hoạt động cân bằng và duy trì dài lâu cũng như bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn Quân. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Hạnh Mai

    Tôi có nghe đến triệu chứng này nhưng chưa hiểu nó là cái gì. Nhờ bài viết này, tôi đã hiểu rõ hơn về triệu chứng.

    26/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung