Có thể chữa dứt điểm đau gót chân được không?

Có thể chữa dứt điểm đau gót chân được không?

Xin chào bác sĩ, tôi là Nguyệt (26 tuổi), buổi sáng tôi ngủ dậy vừa bước xuống giường thì cảm giác đau nhói như bị điện giật ở gót chân, cảm giác đau nhức, buốt, sau một lúc ngồi xoa bóp thì đã thấy dễ chịu hơn. Đi khám bác sĩ kết luận tôi bị bệnh đau gót chân. Vậy đau gót chân do những nguyên nhân nào? Điều trị có khỏi hẳn được không? Mong bác sĩ giải đáp.

Trả lời:

Xin chào Nguyệt, chũng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và các bác sĩ xin đưa ra một số lời tư vấn cho bạn về chứng đau gót chân như sau:

1. Đau gót chân là gì

2. Biển hiện của đau gót chân

3. Nguyên nhân gây ra đau gót chân

4. Biến chứng của đau gót chân

5. Cách tự chăm sóc

6. Phòng chống đau gót chân

7. Khi nào nên đi khám bác sĩ

8. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Triệu chứng đau gót chân là gì?

Đau gót chân là hiện tượng người bệnh cảm thấy đau nhức, cắn giật ở vùng gót chân rất khó chịu, đau thường tăng lên khi vận động, và giảm khi nghỉ ngơi. Đau gót chân có thể nhẹ và tự hết. Tuy nhiên, cũng có cơn đau gót dai dẳng và trở thành mạn tính.

Ở chân, có tổng cộng 26 xương; trong đó, xương gót là lớn nhất, và nó có chức năng chịu phần lớn sức nặng của cơ thể. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng: khi đi, lực tác động lên chân gấp 1.25 lần trọng lượng cơ thể, và gấp 2.75 lần trọng lượng cơ thể nếu chạy. Chính vì thế, phần gót chân rất dễ bị tổn thương và đau.

Trong hầu hết các trường hợp, đau gót chân là do nguyên nhân cơ học như chấn thương do chạy nhảy. Tuy nhiên một số bệnh lý khác như viêm khớp, nhiễm trùng, tự miễn,...gây ảnh hưởng đến toàn thân đều có khả năng gây đau gót chân.

2. Biển hiện của các cơn đau gót chân

Đau gót chân thường phát triển từ từ mà không có chấn thương hay vấn đề nào trước đó. Cơn đau thường xuất hiện sau khi đi giày dép đế xẹp như dép lào. Khi đó, bàn chân bị căng và dễ tổn thương gót chân. 

Trong đa số trường hợp, cơn đau bắt đầu ở mặt dưới gót chân và lan lên trên gót. Sau khi nghỉ ngơi, chân bạn hoạt động lại thì cơn đau ở gót chân cũng tăng lên. Sau khi hoạt động, cơn đau  giảm và sẽ nặng lên lại vào cuối ngày.

Các vị trí đau gót chân

Các vị trí đau gót chân

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau gót chân

Cơn đau gót chân sẽ xuất hiện nếu bạn sử dụng gót chân quá mức hay bị tổn thương vùng này. Triệu chứng đau có thể từ nhẹ đến giảm khả năng vận động. Nếu cơn đau gót xuất hiện, bạn nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị. 

Một số nguyên nhân gây ra đau gót chân thường gặp là:

Viêm cân gan bàn chân

Đau gót chân thường do viêm cân gan chân, bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc do chấn thương gây ra. Nguyên nhân gây viêm cân gan bàn chân thường do một số trường hợp sau:

  • Mang giày không phù hợp, quá cao hoặc quá cứng, kích thước không hợp lý dễ gây viêm cân gan; 
  • Thường xuyên đi chân không, đặc biệt nơi mặt sàn cứng;
  • Phụ nữ có thai hoặc những người béo phì có khối lượng cơ thể lớn, gây áp lực lên cân gan bàn chân;
  • Khởi động không kỹ trước khi vận động mạnh hoặc đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao quá nhiều,…
  • Do cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh...

Viêm cân gan bàn chân - nguyên nhân đau gót chân

Bong gân gót chân

Đây là chấn thương thường gặp trong khi hoạt động thể lực. Mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào cơ chế chấn thương. Hầu hết, bong gân thường không cần đến cấp cứu. Bong gân gót chân xảy ra ở phần khớp và phần gân (nơi nối xương với xương) ở chân. Ngoài ra, nò còn ảnh hưởng đến cơ và dây chằng (nơi nối xương và cơ).

Bong gân gót chân - nguyên nhân đau gót chân

Gãy xương gót

Gãy xương gót có thể chỉ là vết nứt nhỏ hoặc vỡ hoàn toàn xương gót, ở một nơi hoặc nhiều nơi, gãy đơn giản hay tạo ra nhiều mảnh xương nhỏ. Đa số, gãy xương xảy ra khi lực tác động lên xương quá mức mà nó có thể chịu được. Đây là tình trạng cần được cấp cứu ngay.

Viêm gân Achilles

Gân Achilles nối cơ bắp chân và xương gót. Nó giúp cho việc đi, đứng, chạy, nhảy được dễ dàng. Các hoạt động thể lực đòi hỏi chạy, nhảy nhiều có thể gây tổn thương gân Achilles và dẫn đến viêm. Có hai dạng là viêm gân Achilles có lồng ghép và viêm Achilles không lồng ghép. Đối với viêm gân Achilles có lồng ghép, phần thấp của gân Achilles nơi bám vào xương bị ảnh hưởng. Còn viêm gân Achilles không lồng ghép, chỉ phần giữa của gân bị ảnh hưởng và thường xảy ra ở người trẻ tuổi hay hoạt động nhiều. Việc điều trị tại nhà rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu không đem lại kết quả khả quan, bạn phải đến khám bác sĩ ngay. Nếu viêm gân Achilles diễn tiến xấu đi, gân có thể bị rách và bạn phải cần phẫu thuật để điều trị.

Viêm gân Achilles - nguyên nhân đau gót chân

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là túi dịch bao quanh khớp, nó chèn vào những nơi mà xương, cơ, dây chằng tiếp xúc gần xương. Bao hoạt dịch đóng vai trò như túi bôi trơn, làm giảm áp lực khi vận động. Viêm bao hoạt dịch có thể gây đau, hạn chế cử động của khớp và từ đó làm gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Triệu chứng bao gồm: sưng, đau, đỏ vùng da nơi bao hoạt dịch.

Viêm bao hoạt dịch - nguyên nhân đau gót chân

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến cột sống. Nó có thể gây ra viêm nặng nề, dẫn đến đau mạn tính và giảm cử động. Hơn nữa, trong viêm cột sống dính khớp, có tình trạng hình thành xương mới và làm dị dạng cột sống. Quan trọng hơn hết, căn bệnh này còn làm ảnh hưởng đến nhiều khớp khác trong cơ thể.

>>>Để biết thêm thông tin về bệnh viêm cột sống dính khớp, bạn có thể xem tại Bệnh viêm cột sống dính khớp.

Thoái hóa sụn xương

Đây là bệnh di truyền trong gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù người trưởng thành cũng có khả năng bị nhưng thường xảy ra ở người trẻ do ở độ tuổi này, xương vẫn còn phát triển.

Viêm khớp phản ứng

Đây là một dạng của viêm khớp gây ra bởi tình trạng viêm trong cơ thể. Đa số các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa có thể gây viêm khớp phản ứng. Nguyên nhân là do quá trình tự miễn. Thường viêm khớp phản ứng sẽ không tiến triển cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được chữa khỏi hoàn toàn. Triệu chứng thường xảy ra tại các khớp lớn ở chân. Trước đây, viêm khớp phản ứng hiếm khi xảy ra. Nam thường mắc nhiều hơn nữ nhưng bệnh chẩn đoán khó hơn ở nữ. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 30 và triệu chứng ở nam thường rõ ràng hơn ở nữ.

>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp, bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh viêm khớp.

4. Biến chứng của đau gót chân

Đau gót chân còn thể gây hạn chế cử động và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hơn nữa, đau gót chân còn làm thay đổi dáng đi của bạn. Một khi mắc bệnh, bạn sẽ dễ mất cân bằng và té ngã, từ đó nguy cơ bị chấn thương cao hơn.

5. Những phương pháp tự chăm sóc khi bị đau gót chân

Khi mắc bệnh, một số phương pháp giúp giảm đau gót chân mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà:

  • Biện pháp đầu tiên bao giờ cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi.
  • Chườm đá gót chân hai lần một ngày, mỗi lần 10 - 15 phút. 
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê toa. 
  • Mang các loại thiết bị giúp kéo căng gót chân vào ban đêm. 
  • Sử dụng kiềng nâng đỡ gót chân, gắn vào giày để giúp giảm cơn đau. 
  • Nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối;
  • Tránh đi chân đất;
  • Tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng;
  • Đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Mang giày dép vừa kích cỡ chân.
  • Khi bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

Cách tự chăm sóc khi bị đau gót chân

Cách tự chăm sóc khi bị đau gót chân

6. Phòng chống đau gót chân

Rất khó phòng ngừa tất cả các trường hợp đau gót chân. Tuy nhiên, một số phương pháp sau có thể giúp giảm cơn đau, phòng ngừa đau gót:

  • Mang các loại giày vừa chân và có khả năng nâng đỡ gót chân. 
  • Sử dụng giày phù hợp khi hoạt động thể lực. 
  • Khởi động trước khi chơi thể thao. 
  • Nên đi lại với tốc độ phù hợp với bản thân khi hoạt động thể lực. 
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh. 
  • Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi hoặc đau cơ. 
  • Duy trì cân nặng phù hợp.

7. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đau gót chân là triệu chứng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị đau, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Hãy lên lịch đi khám nếu có các triệu chứng thấy đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng, đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường, sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần đi.

Đặc biệt, nếu trong trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng, nóng, tê ran hoặc ngứa ở gót chân, không thế hoạt động gót chân như thường thì hãy gặp ngay bác sĩ để cứu chữa kịp thời.

Nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau cường độ nặng.
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột.
  • Đỏ vùng da ở gót chân.
  • Sưng gót chân.
  • Hạn chế đi lại.

Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn Nguyệt. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trung Đức

    Tôi cũng bị triệu chứng đau gót chân, tôi đã đến khám tại phòng khám hellodoctor và được chuẩn đoán bị viêm cân gan bàn chân, sau khi được điều trị bệnh tình nay đã thuyên giảm, tôi chân thành cảm ơn bác sĩ Minh

    06/11/2017
  • Lê Quỳnh Anh

    Nếu các bạn cảm thấy đau gót chân, đừng tự chữa mà hãy đến các cơ sở y tế khám nhé.

    16/10/2017
  • Nguyễn Đào Trường

    Tôi cũng đang gặp phải trường hợp của bạn này, cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ

    06/10/2017
  • Nguyễn Khánh Thy

    Mấy bữa nay tôi đang bị đau gót chân, thấy đưa bạn chia sẻ bài này trên Facebook nên nhảy vào xem. Hóa ra đau gót chân do nhiều nguyên nhân gây ra thật. Cảm ơn bác sĩ vì đã chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích.

    29/09/2017
  • Nhã Phương

    Tôi cũng đã từng bị đau gót chân đến khổ sở lên được. Mà lại hoang mang không biết mình phải làm sao. Sau này tình cờ đọc được bài viết và đến điều trị với bác sĩ Minh, tôi được chẩn đoán bị viêm cân gan bàn chân và được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Đến nay đã đỡ hơn rất nhiều

    06/09/2017
Xem thêm đánh giá

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung