Chảy máu âm đạo khi mang thai nguy hiểm tới mức nào
Xin chào bác sĩ, vợ tôi hiện đang mang thai tháng thứ 3, nhưng gần đây không hiểu sao vợ tôi lại xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo một số lần. Tôi rất lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm không? Mong các bác sĩ tư vấn và cho lời khuyên. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi tới các bác sĩ thắc mắc của mình. Chúng tôi xin giải đáp bạn về chứng chảy máu âm đạo khi mang thai như sau:
1. Chảy máu âm đạo khi mang thai là gì
2. Nguyên nhân gây ra chảy máu âm đạo khi mang thai
1. Chảy máu âm đạo khi mang thai là gì?
Ra máu khi mang thai là xuất hiện một vài vết máu ở quần lót của thai phụ. Máu chảy ra có màu sáng và không đủ nhiều để phủ hết lớp lót trong quần, một hiện tượng phổ biến khi mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì, có khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong thai kỳ. Ra máu thông thường không quá nguy hiểm nhưng việc theo dõi là rất cần thiết.Tuy nhiên nếu âm đạo ra máu nhiều hoặc kèm theo bất kỳ dấu hiệu lạ nào khác, cần nghĩ ngay tới các biến chứng thai kỳ dưới đây và đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân gây chảy máu âm đạo khi mang thai
- Thai ngoài tử cung: là tình trạng mà trứng sau khi được thụ tinh không về làm tổ trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở ổng dẫn trứng, chảy máu âm đạo ở những tuần đầu thai kỳ.
- Sẩy thai: Sẩy thai thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể sau thời kỳ đó. Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là sẩy thai. Trong vài tuần đầu của thai kỳ, bạn thấy có ra máu màu đỏ tươi kèm theo nhầy nâu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ.
- Tụ máu nhau thai: Hay còn gọi là tụ dịch màng nuôi Chảy máu nhau thai được gọi là tiểu tụ máu màng đệm, hiện tượng này dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai. Tụ máu nhau thai sẽ dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, hoặc đứt nhau thai. Tuy nhiên nếu lượng máu tụ ít thì nó sẽ tự “tiêu tan” còn nếu lượng máu tụ quá 30-40% đoạn từ nhau thai nối với nội mạc tử cung, gây nên sức ép đối với túi thai dẫn đến sảy thai.
- Động thai, dọa sảy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai (không còn gọi là động thai nữa).
- Nội tiết tố thay đổi
- Độ nhạy cảm của tử cung tăng cao
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu hoặc xuất huyết vài vết máu.
- Mất một thai đôi: Trong quá trình mang thai đôi, thai phụ có thể gặp trường hợp bị sẩy một còn một. Khi sẩy thai, tất nhiên sẽ chảy máu.
3. Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?
Nếu máu của bạn có màu hơi nâu và chỉ là một đốm đỏ, bạn không cần quá lo lắng. Tuy vậy bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kĩ càng hơn.
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi bị ra máu và bị đau, thậm chí khi bạn đã ngưng chảy máu. Bạn có thể cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra. Bác sĩ có thể kiểm tra âm đạo của bạn, thực hiện siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó tìm ra nguyên nhân của hiện tượng ra máu cũng như phương hướng giải quyết tốt nhất.
Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia phụ khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi