Bị tróc da là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, cháu tên là Ngọc, năm nay 20 tuổi. Tay và chân cháu thời gian gần đây thường bị tróc da và có cảm giác khô, những chỗ bị tróc thường đỏ lên. Cháu không biết cháu đang mắc bệnh gì, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cháu cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào cháu Ngọc, cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tróc da là tình trạng mà nhiều người gặp phải và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này. Vì vậy, chỉ với những thông tin cháu cung cấp, chúng tôi chưa thể kết luận cháu đang mắc bệnh gì. Tuy nhiên, cháu nên tham khảo những thông tin cụ thể hơn về triệu chứng mình đang mắc phải và tự đánh giá xem mức độ bệnh của mình.
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
1. Triệu chứng tróc da là gì?
Tróc da (tên tiếng Anh là Peeling Skin) là tình trạng phá hủy da ngoài ý muốn và mất đi lớp ngoài cùng của da (còn gọi là biểu mô). Tróc da có thể xảy ra bởi vì sự phá hủy trực tiếp đến da ví dụ như ánh nắng mặt trời hoặc nhiễm trùng. Đây có thể còn là dấu hiệu của bệnh rối loạn miễn dịch hoặc những bệnh lí khác.
Ban da, ngứa, khô và các triệu chứng kích thích da khác có thể xuất hiện kèm theo tróc da. Bởi vì có một số trường hợp có thể trở nên nặng nên tốt nhất khi bạn nghi ngờ triệu chứng tróc da bất thường hãy đi khám bệnh ngay.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tróc da
Da của cháu nếu thường xuyên phải tiếp xúc với những yếu tố môi trường bên ngoài có thể gây kích thích và ảnh hưởng da bao gồm ánh nắng, gió, nhiệt độ môi trường, độ khô và ẩm. Sự ngứa da tái đi tái lại có thể gây tróc da. Ở trẻ em sinh quá ngày dự sanh thường sẽ bị tróc da nhưng không gây đau cho trẻ.
Tróc da còn do một số bệnh lí khác gây ra và những bệnh lí này có thể khởi phát bệnh hay có triệu chứng ở những nơi khác sau đó mới đi đến gây triệu chứng tại da. Kiểu tróc da này thường đi kèm với ngứa da. Những bệnh lí có thể gây tróc da bao gồm:
- Dị ứng
- Nhiễm trùng gồm nhiễm trùng vi khuẩn tụ cầu hay nhiễm nấm
- Bệnh rối loạn hệ miễn dịch
- Ung thư và các liệu pháp điều trị ung thư
- Bệnh di truyền bao gồm những bệnh ngoài da hiếm gặp như hội chứng lột da lớp ngoài cùng gây tróc da, bong ra lớp ngoài cùng ở da những không gây đau. Có một số bệnh khác cũng tương tự và có liên quan đến tróc da ví dụ như đợt bùng phát chàm ở bàn tay và bàn chân, viêm da bàn chân ở thiếu niên (juvenile plantar dermatosis).
- Ở trẻ em cần lưu ý thêm các bệnh như sốt tinh hồng nhiệt, và hiếm hơn là bệnh Kawasaki.
Những bệnh lí khác có thể gây tróc da bao gồm:
- Bệnh bàn chân lực sĩ
- Viêm da dị ứng (viêm da cơ địa hay chàm da)
- Viêm da tiếp xúc
- U lympho T ở da
- Khô da
- Đổ mồ hôi quá nhiều
- Ngứa vùng háng
- Tác dụng phụ của thuốc
- Bệnh lymphoma không Hodgkin
- Bệnh Pemphigus
- Bệnh vảy nến
- Bệnh nấm da vùng thân mình
- Bệnh nấm da vùng đầu
- Viêm da tiết bã
- Nhiễm trùng vi khuẩn tụ cầu
- Hội chứng Steven – Johnson
- Bị cháy nắng
- Hội chứng shock độc tố
Ngoài các nguyên nhân như nhiễm trùng tụ cầu, hội chứng Steven-Johnson hay shock độc tố, tróc da nói chung còn do một số tình trạng viêm lan tỏa hay bỏng da, những bệnh lí gây tróc vảy da mạn tính hiếm gặp như:
- Hội chứng tróc da liên quan đến nhóm bệnh di truyền qua nhiễm sắc thể lặn hiếm gặp đặc trưng bởi từng đợt hoặc tróc da kéo dài. Được chia làm 2 loại tuýp A (không viêm) và tuýp B (có viêm). Các triệu chứng chính là tróc da không đau, ở bề mặt nông, tự phát và thường tăng nhiều vào mùa hè.
- Bệnh đỏ da, dày sừng, di chuyển: liên quan đến các mảng dày sừng khu trú, những vùng bị đỏ da và thỉnh thoảng sẽ bị tróc.
- Bệnh vảy cá
Hội chứng tróc da tuýp A (không viêm)
Hội chứng tróc da tuýp B (có viêm)
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Tróc da do khô da hay cháy nắng nhẹ thì hầu như sẽ tự khỏi với các loại kem bôi có bán trên thị trường, có thể không cần phải đi đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên nếu cháu có nghi ngờ tróc da bất thường hay triệu chứng nặng hơn thì hãy gọi bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám kĩ trước khi sử dụng các loại kem bôi bán ở ngoài thị trường.
4. Các phương pháp điều trị tróc da
Hiện tại không có điều trị đặc hiệu dành cho tróc da. Một số thuốc làm mềm hay dịu da có thể giúp làm giảm triệu chứng. Điều trị thỉnh thoảng có thể cần chất retinoids và liệu pháp quang học để cải thiện triệu chứng ở một số bệnh nhân.
Nếu tình trạng tróc da diễn ra lâu và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cháu, cháu nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và xác định bệnh để có phương án điều trị thích hợp. Liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu cháu cần được hỗ trợ và giúp đỡ.
Cảm ơn cháu đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi