Bị mụn nước ở tay, chân, miệng, môi phải điều trị như thế nào?

Bị mụn nước ở tay, chân, miệng, môi phải điều trị như thế nào?

Cháu chào bác sĩ, cháu là Minh Thư, năm nay 16 tuổi. Cháu gần đây thường có những mụn nước nhỏ ở tay, khi cháu nặn ra thì nó ra nước và bị lan ra. Bác sĩ có thể cho cháu biết cháu đang bị bệnh gì không và cháu phải chữa như thế nào ạ. Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều. 

Trả lời:

Chào cháu Thư, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của cháu và nhận thấy đây là một triệu chứng đang được rất nhiều người quan tâm. Chúng tôi xin đưa ra một thông tin về triệu chứng mà cháu đang gặp phải như sau:

1. Mụn nước là gì

2. Nguyên nhân gây ra mụn nước

3. Điều trị mụn nước

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

5. Cách phòng chống mụn nước

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Mọc mụn nước là gì?

Mụn nước là những nốt nhỏ chứa dịch thường tạo thành ở lớp ngoài cùng của da sau khi bị phá hủy. Các mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể mà thường gặp nhất là ở bàn tay và bàn chân.

Dịch tích tụ dưới phần da bị phá hủy làm nên mô đệm cho lớp mô da bên dưới, để bảo vệ phần da này tránh bị phá hủy tiếp tục và từ từ làm lành vết thương da. Hầu hết mụn nước được trám với đầy dịch trong (hay huyết thanh) nhưng chúng cũng có thể chứa máu (mụn máu) hay mủ khi bị viêm và nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân gây ra các mụn nước

Có nhiều hoạt động và bệnh nền gây ra mụn nước. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Nứt da

Những vết nứt da hay cọ xát da đều có thể gây ra mụn nước. Thường những mụn nước này sẽ xuất hiện ở bàn tay hay bàn chân là những vùng da thường xuyên phải va chạm, ma sát và dễ bị mài mòn khi đi bộ, chạy bộ hay chơi nhạc cụ.

Ở những vùng da dày, có cấu trúc chặt chẽ với phần bên dưới da (ví dụ như gan bàn tay và gan bàn chân) thường sẽ dễ tạo thành mụn nước hơn. Mụn nước xuất hiện nhiều hơn khi da bị ẩm ví dụ như khi mang giày thể. 

Mụn nước có thể dẫn đến loét và nhiễm trùng nghiêm trọng, mặc dù khả năng này rất hiếm khi xảy ra. 

Nhiệt độ cao hay thời tiết khắc nghiệt

Khi bị phỏng cũng có thể làm phồng giộp da và dẫn đến tạo thành mụn nước. Ngược lại với tình trạng phỏng, khí hậu khắc nghiệt hay thời tiết sương giá cũng có thể gây mụn nước. Trong cả 2 trường hợp, mụn nước hình thành do phản ứng bảo vệ da của cơ thể trước sự phá hủy của nhiệt độ bên ngoài.

Tiếp xúc với các chất độc hại

Da có thể xuất hiện mụn nước do tiếp xúc với một số hóa chất; điều này cũng có liên quan đến bệnh viêm da tiếp xúc, xuất hiện ở những người có tiếp xúc với những chất sau:

  • Mỹ phẩm
  • Bột giặt hay chất tẩy rửa 
  • Dung môi hóa chất
  • Hợp chất sulfat ni-ken 
  • Dầu thơm
  • Côn trùng cắn hay chích
  • Những chất dùng trong chiến tranh vũ khí hóa học như khí mù tạt (hay lưu huỳnh mù tạt)

Chấn thương

Nếu mạch máu nhỏ ở gần bề mặt da bị thủng thì máu có thể rỉ vào khoảng trống giữa các lớp da gây ra mụn máu (mụn chứa đầy máu).

Triệu chứng mọc mụn nước

Bệnh lí

Một số tình trạng bệnh lí có thể gây ra mụn nước bao gồm:

  • Thủy đậu: ban da đặc trưng của thủy đậu là có những mụn nước nhỏ mà dần dần sẽ tự đóng mày và bong tróc
  • Herpes: tổn thương da gây ra bởi virus herpes simplex thường sẽ có dạng một đám mụn nước mọc ở một số vị trí trên cơ thể
  • Chốc mụn nước (bullous impetigo): thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi, mụn nước có thể mọc ở cánh tay, chân hay thân mình
  • Bệnh chàm: mụn nước có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng ngoài da khác như nứt da, đóng vảy da, chai cứng da
  • Tổ đỉa: là bệnh lí ngoài da đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột các mụn nước nhỏ và trong.
  • Bệnh bóng nước pemphigoid: là một bệnh tự miễn ảnh hưởng da và gây ra mụn nước, thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Bệnh pemphigus: là một trong những bệnh tự miễn hiếm gặp ảnh hưởng lên da và lớp màng nhầy. Hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công lên các phân tử bám dính ở da, làm bong tróc lớp biểu bì ra khỏi các lớp còn lại ở da
  • Viêm da dạng herpes: một tình trạng bị mụn nước da mạn tính, dù không liên quan với virus herpes nhưng dạng ban xuất hiện tương tự do herpes
  • Tác dụng phụ của tiếp xúc tia xạ
  • Ly thượng bì bóng nước: là bệnh lí di truyền có liên quan đến mô liên kết gây ra mụn nước ở da.

3. Điều trị mụn nước

Hầu hết các mụn nước sẽ tự hết trong vòng 3 đến 7 ngày và không cần điều trị. Bạn cần tránh làm vỡ các mụn nước bởi vì khi mụn nước vỡ sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng hay làm chậm quá trình lành da.

Nếu mụn nước không tự vỡ hay xẹp thì bạn tuyệt đối không được cạo hay gãi. Thay vào đó bạn hãy chích nhẹ cho dịch bên trong mụn nước chảy ra ngoài, sau đó bao bọc vùng da với băng khô vô trùng để đề phòng bị nhiễm trùng cho đến khi da lành hẳn.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Bạn cần gặp bác sĩ khi:

  • Nghi ngờ mụn nước bị nhiễm trùng
  • Đau ngay vùng có ban da
  • Mụn nước xuất hiện trở lại

Mụn nước bị nhiễm trùng sẽ chứa đầy dịch mủ màu vàng hoặc xanh bên trong, và có thể gây cảm giác đau, nóng đỏ. Bạn không được bỏ lơ với các mụn nước nhiễm trùng vì nó có thể gây bệnh chốc da thứ phát (do lây nhiễm vi khuẩn ở da) và các biến chứng khác như viêm mô tế bào hay nặng hơn là nhiễm trùng huyết.

Bạn nên tham vấn với bác sĩ nếu mụn nước mọc ở nơi ít gặp ví dụ như mí mắt hay trong miệng hoặc khi chúng xuất hiện sau khi bị cháy nắng, phỏng, phản ứng dị ứng hay sau khi tiếp xúc với các hóa chất. 

5. Phòng chống mụn nước

Có một số cách bạn có thể làm để ngừa mụn nước gây ra bởi các vết nứt da, cháy nắng hay do các hóa chất. Ví dụ như:

  • Mang giày vừa vặn, không quá chật và thoải mái
  • Giữ bàn chân khô ráo 
  • Mang găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất
  • Sử dụng kem chống nắng

Trong trường hợp của cháu Thư, cháu có thể tham khảo một số phương pháp điều trị mà chúng tôi đã đưa ra. Nếu các phương pháp điều trị tại nhà tỏ ra không hiệu quả, lúc đó cháu nên đi khám bác sĩ. Cháu có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn cháu đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Nam Anh

    Tôi bị mụn nước ở tay và từ một nốt nó lan da nhiều chỗ trên tay, tôi nên dùng mua thuốc gì để bôi ạ

    06/10/2017
  • Lê Tố Uyên

    Tôi có những mụn nước nhỏ li ti ở tay, lúc nào vỡ ra thì các mụn nước này lan ra. Sau khi đọc bài viết này tôi đã hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

    26/09/2017
  • Đỗ Quang Anh

    Tôi cũng thường xuyên bị xuất hiện những mụn nước kiểu này. Khi tôi làm mụn nước vỡ ra thì nó lan ra các chỗ khác.

    06/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung