Bạch cầu tăng là dấu hiệu của bệnh gì, cách chữa trị

Bạch cầu tăng là dấu hiệu của bệnh gì, cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Hà, năm nay 30 tuổi. Vừa rồi tôi có đi khám và bác sĩ bảo bạch cầu của tôi tăng. Tôi muốn biết nguyên nhân nào khiến cho bạch cầu tăng và có là dấu hiệu của bệnh không. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi, cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có nhiều nguyên nhân khiến cho bạch cầu tăng. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Bạch cầu tăng là gì?

2. Biểu hiện của tăng bạch cầu

3. Nguyên nhân gây ra tăng bạch cầu

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

5. Điều trị bạch cầu tăng

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Bạch cầu trong máu tăng cao là gì?

Bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và các bệnh. Tăng bạch cầu là gia tăng các tế bào bạch cầu trong máu giúp cơ thể chống lại bệnh. Thông thường ở người lớn số lượng bạch cầu lớn hơn 11000/1 micro lít máu thì được xem là tăng bạch cầu. Tăng bạch cầu trong máu còn gọi là chứng bạch cầu tăng.

Tăng bạch cầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, nhưng đôi khi bạch cầu cũng tăng sau khi tập luyện hay hoạt động thể lực nặng, cơn động kinh, căng thẳng, mang thai, gây mê, dùng thuốc epinephrine,tuy nhiên đối với các nhóm nguyên nhân này, số lượng bạch cầu thường không tăng quá cao. Bạch cầu có 05 loại chính: neutrophil, lymphocyte, monocyte, eosinophil, basophil.

2. Biểu hiện của tăng bạch cầu

Một số trường hợp không thấy rõ triệu chứng, nhưng cũng có khi biểu hiện:

  • Bị sốt
  • Chảy máu
  • Cảm thấy mệt, cảm giác bệnh, yếu trong người
  • Cảm giác chóng mặt, uể oải, vã mồ hôi
  • Đau ở tay, chân, bụng
  • Khó thở, hạn chế tầm nhìn, hạn chế suy nghĩ
  • Sụt cân

3. Nguyên nhân gây ra tăng bạch cầu trong máu

Khi bạch cầu tăng cao, là phản ứng của cơ thể đối với tình trạng bệnh như sau:

  • Tăng tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng
  • Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, ung thư, xuất huyết
  • Tương tác có lợi với thuốc để làm gia tăng bạch cầu
  • Bệnh tủy xương làm tăng bạch cầu
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch

Một số nguyên nhân đặc hiệu:

  • Ung thư bạch cầu cấp
  • Ung thư tủy xương cấp
  • Dị ứng
  • Ung thư bạch cầu mãn tính
  • Ung thư tủy xương mãn tính
  • Thuốc
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, virus
  • Ung thư tủy xương
  • Ung thư máu
  • Bệnh thấp khớp
  • Hút thuốc
  • Căng thẳng
  • Lao
  • Ho gà

- Tăng Neutrophil: nhiễm trùng, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm đường tiêu hóa, viêm khớp, và viêm tĩnh mạch.

- Tăng Lymphocyte: thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Tăng Eosinophil: nhạy cảm với thuốc gây hen, sốt; nhiễm trùng thần kinh; dị ứng da.

- Tăng Monocyte: nhiễm trùng do lao, viêm màng ngoài tim, viêm nhiễm hệ thống.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Tăng bạch cầu được phát hiện khi bác sĩ cho bạn làm một số xét nghiệm dựa vào các triệu chứng bạn trải qua. Tham khảo bác sĩ về kết quả xét nghiệm, kết quả tăng bạch cầu trong một xét nghiệm giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân bệnh của bạn hoặc bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm khác để đánh giá thêm. Thăm khám bác sĩ ngay khi:

  • Sốt
  • Dễ bị chảy máu
  • Sụt cân
  • Buồn nôn
  • Cảm giác mệt mỏi, yếu trong người
  • Vã mồ hôi ban đêm
  • Hoa mắt
  • Ho
  • Đau ngực, đau dạ dày
  • Phù
  • Nổi mẫn da
  • Mất ý thức, hôn mê

5. Điều trị bạch cầu trong máu tăng cao

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, thuốc bạn đã dùng, cho làm một số xét nghiệm máu để đánh giá số lượng bạch cầu. Bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm tủy xương để tìm nguyên nhân tăng bạch cầu.

Xét nghiệm để chẩn đoán bạch cầu tăng cao do nguyên nhân gì

Điều trị khi tăng bạch cầu

Đôi khi bạch cầu sẽ tự về giá trị bình thường mà không cần điều trị. Bác sĩ chủ yếu điều trị triệu chứng, tìm ra nguyên nhân gây bạch cầu tăng.

  • Truyền dịch: nước muối, điện giải.
  • Thuốc: bác sĩ dùng thuốc giúp giảm thâm nhiễm, chống lại nhiễm trùng.
  • Phương pháp giảm số lượng bạch cầu: lấy máu của bạn qua đường tĩnh mạch, sau đó tách thành phần bạch cầu ra, máu bạn không còn bạch cầu sẽ được truyền lại vào cơ thể bạn.

Thay đổi lối sống giúp điều trị tăng bạch cầu

  • Một số loại thức ăn giúp chống lại sự gia tăng bạch cầu: ăn nhiều thức ăn vitamin C, E, khoáng, calci, dầu cá.
  • Tránh ăn thức ăn nhiều chất béo, nhiều năng lượng, nhiều đường, muối.
  • Một số loại thức ăn làm giảm sự nhiễm trùng: tỏi, nho, thảo dược, ớt, đậu nành, dầu oliu, trà xanh, giấm.
  • Ăn rau, trái cây 06 bữa mỗi ngày.

Trong trường hợp của bạn Hà, chúng tôi chưa thể kết luận được tình trạng tăng hồng cầu của bạn đã đến mức độ nào và có phải dấu hiệu của bệnh do chưa biết được kết quả xét nghiệm của bạn. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị mà chúng tôi đưa ra. Nếu bạn vẫn cảm thấy không an tâm, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng của mình. Bạn có thể khám với các bác sĩ nội tổng quát của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Những thông tin hữu ích cho bạn: 



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Thành Nam

    Triệu chứng này không thể phát hiện bằng mắt thường. Bắt buộc phải xét nghiệm thì mới biết được. Chính vì vậy tôi khuyên các bạn hãy thường xuyên đi khám tổng quát để có thể phát hiện triệu chứng này nhé.

    26/01/2018
  • Hồng Hoa

    Đúng bài viết tôi đang cần, tôi cũng có những biểu hiện y như thế

    29/09/2017
Trần Hải Hậu (26/01/2018)
Bố tôi bị bệnh thấp khớp, cũng có triệu chứng này. Kể từ khi bị bệnh này bố tôi suốt ngày kêu đau. Bố tôi cũng hay cảm thấy mệt mỏi, ăn rất ít. Sức khỏe ngày càng giảm sút. Bố tôi đã gầy nay còn gầy hơn trước. Tôi chỉ ước mình bị bệnh thay cho bố tôi.
Lâm Xuyên Lâm (09/01/2018)
Tôi muốn xét nghiệm máu để biết lượng bạch càu trong máu có tăng hay không., vậy quy trình được thực hiện như thế nào
Hello Doctor (10/01/2018)
Bạn có thể đến phòng khám xét nghiệm yêu cầu xét nghiệm "Tổng phân tích tế bào máu" hoặc xét nghiệm " Công thức máu" đều được. Giá dao động tùy loại xét nghiệm từ 50-250k.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung