12 nguyên nhân gây ra triệu chứng đau vùng mông
Bạn thường không chú ý nhiều đến vùng mông có thể do ở phía sau cơ thể nên khó quan sát thường. Nhưng bạn sẽ bắt đầu để ý khi bị đau nhức vùng mông. Vùng mông cấu tạo chủ yếu bởi mô mỡ và cơ nhưng chúng cũng có thể bị chấn thương và mắc một số bệnh tại chỗ.
1. Nguyên nhân gây ra đau vùng mông
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Nguyên nhân gây ra đau nhức vùng mông
Sau đây là một số tình trạng có thể gây đau vùng mông cũng như một số mẹo giúp bạn hướng đến nguyên nhân gây đau:
1. Bầm tím
Bầm tím là nguyên nhân thường gặp của đau mông. Sắc tố xanh đen của vết bầm gây ra do sự phá hủy các mạch máu dưới da gây máu thoát ra ngoài.
Bạn có thể bị bầm tím khi bị chấn thương vùng mông – ví dụ, ngã trong khi trượt patin hoặc bị chấn thương khi đá banh. Thông thường, bạn sẽ chú ý đến cục sưng và đau ở vùng bị bầm tím.
2. Căng cơ
Vùng mông được cấu tạo bởi 3 cơ: cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Bạn có thể dãn một trong những cơ này nhưng nếu dãn quá mức thì có thể gây rách cơ. Và dẫn đến hậu quả:
- Sưng
- Yếu cơ
- Cứng và gặp khó khăn khi thực hiện các động tác ở vùng này
Những nguyên nhân thường gặp của căng cơ là tập thể dục quá mức, không khởi động trước khi tập thể dục hoặc đột ngột thay đổi tư thế.
3. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa không phải là một bệnh lí mà là một triệu chứng. Đây là cơn đau dữ dội hoặc đau như lửa đốt dọc theo dây thần kinh tọa (chạy từ phần thấp ở vùng sau lưng dọc xuống mông và 2 chân).
>>>Để biết thêm thông tin về bệnh đau thần kinh tọa, bạn có thể xem tại đây.
Bạn có thể bị tê hoặc cảm giác như kiến bò ở chân. Đau thần kinh tọa thường do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp phần cột sống gây chèn ép lên thần kinh tọa. Hầu như đau thần kinh tọa gặp ở tuổi trung niên 40-50 tuổi bởi vì tình trạng này có khuynh hướng tăng dần theo tuổi tác. Một số nghiên cứu đã ước tính có khoảng 40% dân số bị đau thần kinh tọa.
Dây thần kinh tọa (Sciatic Nerve)
4. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là một bệnh thường gặp mà những bao chứa dịch xung quanh khớp và đệm cho xương trở nên viêm. Những vùng có chứa bao hoạt dịch như khớp vai, khớp, háng, khuỷu tay và khớp thường bị ảnh hưởng nhất.
Các triệu chứng bao gồm:
- Đau khi bạn ngồi hoặc nằm xuống
- Đau lan xuống phía sau đùi
- Sưng phù và đỏ da
Bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch ở vùng ụ ngồi nếu chấn thương tại vùng này hoặc ngồi quá lâu trên bề mặt cứng. Kiểu viêm bao hoạt dịch này thỉnh thoảng còn được gọi là "kiểu ngồi của thợ may".
Mỗi xương ở cột sống được tách biệt và đệm bởi một miếng đệm mỏng ở giữa gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm có thể bị thoát vị nếu lớp ngoài bị đứt rách làm cho phần trong trượt ra bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, gây ra đau, tê và yếu.
Nếu đĩa đệm bị ảnh hưởng nằm ở phần thấp của cột sống lưng thì bạn hầu như sẽ bị đau vùng mông. Và cơn đau có thể lan xuống cả chân. Một số triệu chứng khác bao gồm:
- Tê
- Cảm giác kiến bò
- Yếu chi
Bạn sẽ tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm khi lớn tuổi bởi vì đĩa đệm thoái hóa dần theo tuổi tác. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì và làm việc khiên vác nặng.
6. Bệnh thoái hóa đĩa đệm
Khi bạn lớn tuổi thì đĩa đệm ở lưng có thể bị mòn dần. Và bởi vì đĩa đệm có thể bị co lại nên bạn sẽ mất dần lớp đệm giữa các đốt xương sống và làm cho chúng cạ vào nhau.
Sự thoái hóa đĩa đệm ở phần thấp phía sau lưng có thể gây ra đau vùng mông và đùi. Cơn đau có thể trở nên nặng hơn khi bạn ngồi, cong lưng hoặc nâng vật nặng. Đi bộ hoặc những hoạt động nhẹ có thể làm giảm triệu chứng đau. Ngoài ra bạn có thể bị tê hay cảm giác kiến bò ở chân.
7. Hội chứng cơ hình lê
Cơ hình lê là cơ chạy dọc từ phần thấp ở lưng cho đến phần đỉnh đùi. Bạn có một dây thần kinh chạy từ vùng thấp cột sống qua mông đến phần sau đùi, gọi là dây thần kinh tọa.
Chấn thương hay dùng quá mức cơ hình lê này sẽ gây viêm và chèn ép lên dây thần kinh tọa. Áp lực này gây ra kiểu đau của dây thần kinh tọa chạy từ mông xuống chân. Và cơn đau có thể nặng hơn khi bạn đi bộ lên lầu, chạy hoặc ngồi lâu. Bạn có thể bị tê hoặc cảm giác kiến bò. Những bài tập dãn cơ hình lê có thể giúp làm giảm triệu chứng.
Hội chứng cơ hình lê thường dễ chẩn đoán nhầm với các kiểu đau lưng khác. Có khoảng 6% số người đau vùng thấp lưng thật sự là do hội chứng cơ hình lê.
8. Nang vùng cùng cụt
Nang là một túi có thể cấu tạo từ nhiều cấu trúc trong cơ thể. Nhiều nang thường chứa dịch nhưng nang vùng cùng cụt chứa những mảnh nhỏ của lông và tóc. Những nang này ở rìa giữa mông. Bạn có thể có những nang này nếu lông mọc ngược vào da (lông mọc ngược).
Kèm theo triệu chứng đau, bạn có thể để ý thấy:
- Đỏ da
- Mủ hoặc máu chảy ra từ lỗ hở ngoài da
- Mùi hôi thối
Nang vùng cùng cụt thường gặp ở nam giới hơn nữ giới và ở người ngồi quá lâu. Bạn cũng có thể bị do nứt da ví dụ khi đạp xe.
9. Áp-xe quanh hậu môn – trực tràng
Áp-xe quanh hậu môn – trực tràng là sự hình thành mủ trám đầy khoang nằm giữa một tuyến gần hậu môn (là lỗ mở ra bên ngoài để cơ thể thải phân). Áp-xe gây ra do nhiễm vi khuẩn.
Kiểu áp-xe này thường thấy ở trẻ sơ sinh. Người lớn hầu như sẽ bị nhiễm vi khuẩn nếu có tiêu chảy, táo bón, hoặc bệnh lí đường ruột khác.
Một vài người sẽ có bất thường chỗ nối giữa bên trong hậu môn và bên ngoài da, hay tình trạng này còn gọi là đường rò. Vi khuẩn có thể bị mắc kẹt ở chỗ nối này và hình thành áp-xe. Bác sĩ khi điều trị có thể yêu cần phẫu thuật loại bỏ đường rò.
10. Rối loạn chức năng khớp cùng-chậu
Khớp cùng – chậu kết nối giữa xương cùng (xương có dạng hình tam giác ở phía dưới tận cùng cột sống) và xương chậu. Khi khớp này bị viêm có thể gây đau ở phần thấp của lưng và cơn đau có thể lan xuống mông và chân.
Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ hoặc leo cầu thang có thể làm đau nhiều hơn nhưng cũng có một số phương pháp làm giảm triệu chứng. Vật lí trị liệu có thể giúp cải thiện sức mạnh và giữ được độ linh hoạt của khớp.
Đau khớp cùng – chậu thường bị chẩn đoán lầm với các kiểu đau phần thấp của lưng. Có khoảng 10-25% số người có đau vùng thấp lưng thật sự có vấn đề với khớp cùng – chậu.
11. Viêm khớp
Viêm khớp là một bệnh gây đau và cứng khớp. Có khoảng 100 loại viêm khớp khác nhau và ảnh hưởng lên hơn 54 triệu người dân Mỹ.
>>>Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp, bạn có thể xem tại Bệnh viêm khớp
Một số kiểu gây ra do sự bào mòn khớp theo tuổi tác và theo hoạt động. Một số khác do sự tấn công lên hệ thống miễn dịch gây ảnh hưởng ở khớp.
Viêm khớp ở khớp háng có thể gây đau lan xuống mông. Cơn đau và cứng khớp có thể nặng hơn vào buổi sáng và giảm từ từ khi bạn hoạt động khớp. Thuốc và vật lí trị liệu có thể giúp làm giảm đau.
12. Bệnh mạch máu
Động mạch chủ là mạch máu chính đi ra từ tim, sau khi vào ổ bụng thì động mạch chia đôi làm 2 nhánh nhỏ hơn gọi là động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài, những động mạch tiếp tục chia thành những nhánh nhỏ hơn và dẫn máu xuống vùng chân. Việc tắc ở những mạch máu này do xơ vữa có thể gây đau mông.
Cơn đau xảy ra khi đi bộ hoặc có thể đau tự nhiên (không có yếu tố khởi phát). Cơn đau có thể buộc bạn phải dừng đi bộ cho đến khi hết đau. Ngoài ra khi tắc mạch còn gây yếu chân và mất lông ở vùng thấp của chân.
2. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Một số tình trạng bệnh lí có thể gây đau ở mông, từ căng cơ cho đến nhiễm trùng. Hầu như những tình trạng này không quá nghiêm trọng, nhưng một số trường hợp cần phải đến khám bác sĩ.
Bạn hãy đặt cuộc hẹn với bác sĩ nếu cơn đau không khỏi mà trở nên nặng hơn hoặc bạn có các triệu chứng sau:
- Tê hay yếu liệt chân
- Không thể điều khiển các hoạt động đi tiêu đi tiểu theo ý muốn
- Đau không giảm
- Đau dữ dội, đau buốt
- Sốt trên 40°C
- Chỉ đau khi đi bộ và làm giới hạn vận động
Nếu cơn đau không cải thiện trong vài ngày hoặc trở nên nặng hơn thì bạn hãy đến khám bác sĩ. Họ sẽ thăm khám và làm một số test hình ảnh học như chụp x-quang để tìm nguyên nhân gây đau.
Một khi bác sĩ đã biết nguyên nhân thì họ sẽ đưa ra phươn pháp điều trị tốt nhất và phù hợp cho bạn.
3. Các phương pháp điều trị đau nhức vùng mông
Để điều trị đau vùng mông thì bạn nên đến khám bác sĩ tổng quát hoặc nếu được hãy khám chuyên khoa cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình. Bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị làm giảm đau bao gồm:
- Tiêm thuốc corticoid để kháng viêm, đồng thời giảm đau hiệu quả
- Vật lí trị liệu giúp tăng sức cơ quanh vùng bị chấn thương và cải thiện vận động tại vùng
- Lập quá trình dẫn lưu nếu có nang hay áp-xe
- Phẫu thuật giúp sửa chữa tổn thương đĩa đệm hoặc thay khớp
Những biện pháp tại nhà có thể giúp làm giảm triệu chứng cho đến khi kế hoạch điều trị cụ thể được đề ra.
Bạn có thể
- Chườm đá hoặc chườm nóng giúp làm giảm sưng phù và giảm đau. Bạn có thể dùng một trong 2 cách, hoặc luân phiên cả 2 cách. Đặt túi chườm lên vùng bị ảnh hưởng trong khoảng 15 phút mỗi lần.
- Tập dãn cơ vùng chân, hông và mông
- Nghỉ ngơi để có thời gian lành lặn chấn thương
- Mua thuốc giảm đau bán ở ngoài
Để điều trị đau vùng mông, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi để được hỗ trợ và giúp đỡ. Các bác sĩ của Hello Doctor đến từ nhiều chuyên khoa cùng với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn thoát khỏi những cơn đau này. Gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với bác sĩ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Em chơi thể thao thì do va chạm với đối thủ nên em bị đau một bên hông và nhiều lúc lan xuống bắp đùi và đầu gối khiến em cảm thấy khó chịu.Cho em hỏi em bị gì và cách chữa trĩ như thế nào ạ
Kính thưa Bác Sĩ, Triệu chứng của em giông như triệu chứng bênh số 4. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là một bệnh thường gặp mà những bao chứa dịch xung quanh khớp và đệm cho xương trở nên viêm. Những vùng có chứa bao hoạt dịch như khớp vai, khớp, háng, khuỷu tay và khớp thường bị ảnh hưởng nhất.
Các triệu chứng bao gồm:
Đau khi bạn ngồi hoặc nằm xuống
Đau lan xuống phía sau đùi
Sưng phù và đỏ da
Bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch ở vùng ụ ngồi nếu chấn thương tại vùng này hoặc ngồi quá lâu trên bề mặt cứng. Kiểu viêm bao hoạt dịch này thỉnh thoảng còn được gọi là "kiểu ngồi của thợ may".
Vậy Bác sĩ cho em hỏi cách điều trị này thế nào ạ, Phương pháp điều trị như thế nào, có khỏi hoàn toàn không?
Trân trọng cảm ơn phản hồi của Bác sĩ