Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và đái tháo đường

Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và đái tháo đường

Mọi người đều có khả năng mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những người bị đái tháo đường dễ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Đái tháo đường là một dạng rối loạn chuyển hóa, là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, theo ước tính có tới 16 triệu người Mỹ mắc chứng rối loạn này. Ở những người bị đái tháo đường, việc điều trị bệnh trầm cảm cũng giúp cải thiện triệu chứng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm gấp hai lần so với những người không bị. Bên cạnh đó, khi biến chứng bệnh đái tháo đường trở nên trầm trọng, khả năng mắc trầm cảm cũng gia tăng. Một số nghiên cứu đã cho thấy trầm cảm khiến cho các chức năng thực thể và tâm lý trở trên suy yếu, từ đó người bệnh có xu hướng không thực hiện chế độ ăn thích hợp cũng như không theo dõi điều trị tốt. Điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý, bằng thuốc hay kết hợp cả hai có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh và tăng khả năng kiểm soát bệnh đái tháo đường. 

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và bệnh trầm cảm hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Trầm cảm có thể tiến triển do tình trạng căng thẳng của cơ thể. Ngoài ra, nó cũng xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa do đái tháo đường tác động lên bộ não. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ở những người mắc đái tháo đường kèm trầm cảm, nguy cơ biến chứng do đái tháo đường cao hơn những bệnh nhân không kèm trầm cảm. Một khi đã mắc cả hai bệnh đó cùng lúc, chi phí cho việc chữa bệnh tại các Cơ sở Y tế cũng cao hơn. 

Mặc dù những tác động to lớn của đái tháo đường lên bộ não đã được nghiên cứu cách đây 20 năm, nhưng hiện nay, tình trạng trầm cảm ở người đái tháo đường vẫn bị bỏ sót và không được điều trị kịp thời. Những người mắc bệnh đái tháo đường, bạn bè, gia đình họ, kể cả bác sĩ cũng thường không nhận ra triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên môn có kĩ năng vẫn có thể phát hiện ra các dấu hiệu trầm cảm, cho biết thời gian bị trước đó, độ nặng, từ đó đưa ra chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Những điều cơ bản về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một vấn đề nghiêm trọng có ảnh thưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, và các chức năng sống hàng ngày. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. 

Trầm cảm là kết quả của sự rối loạn chức năng bộ não. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trầm cảm vẫn đang là vấn đề cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này. Sự tương tác giữa yếu tố di truyền và tiền căn bệnh lý của bản thân giúp xác định nguy cơ mắc trầm cảm. Những đợt bệnh trầm cảm sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bị các yếu tố khác tác động như căng thẳng, gặp khó khăn trong cuộc sống, tác dụng phụ của thuốc, hay yếu tố môi trường. Dù vì lí do gì, trầm cảm có thể khiến năng lượng sống bị sụt giảm, từ đó khó tập trung theo dõi điều trị các bệnh khác, như đái tháo đường.

Thông tin cơ bản về bệnh trầm cảm

Những điều cơ bản về đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thức ăn đã tiêu hóa để tạo năng lượng và phát triển. Đa số thức ăn sau khi vào ống tiêu hóa sẽ được cắt thành các phân tử đường (glucose), đây là dạng cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Sau khi được tiêu hóa, glucose sẽ được đưa vào máu. Khi đó, insulin, một men do tụy tiết ra, giúp glucose đi vào tế bào và được chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể. Nếu không có insulin, glucose sẽ không thể vào tế bào, và cơ thể sẽ mất đi nguồn năng lượng đó. 

1. Đái tháo đường type 1

Đối với đái tháo đường type 1, hệ miễn dịch phá hủy các tế bào của tụy tiết insulin. Thể này thường xảy ra ở trẻ em hoặc người trưởng thành trẻ, họ bắt buộc phải chích insulin mỗi ngày hay phải sử dụng thiết bị bơm insulin trong suốt quãng đời của mình. Tuy nhiên, những phương pháp đó không thể điều trị bệnh, cũng như không thể ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường type 1 gây ra. Mặc dù các nhà khoa học không biết rõ nguyên nhân tại sao hệ miễn dịch tấn công các tế bào tụy tiết insulin, nhưng họ tin rằng yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có thể liên quan đến bệnh. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đái tháo đường type 1

Theo ước tính, trong các bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường tại Mỹ, có 5-10% thuộc type 1, tỷ lệ tương đương giữa nam và nữ, và thường xảy ra ở người da trắng. Triệu chứng bệnh bao gồm khát nước nhiều, tiểu nhiều, thường xuyên đói bụng, sụt cân, nhìn mờ và cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Nếu không được điều trị bằng insulin, bệnh nhân dễ rơi vào hôn mê đe dọa đến tính mạng. 

2. Đái tháo đường type 2

Theo ước tính, trong các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường tại Mỹ, có 90% thuộc type 2, và thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Thể này thường gặp ở người gốc Phi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Với tình trạng phát triển đáng lo ngại của béo phì ở mọi lứa tuổi và chủng tộc, tỉ lệ đái tháo đường type 2 cũng gia tăng tại từng quốc gia. 

Đái tháo đường type 2 là một phần của hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, hội chứng này còn bao gồm béo phì, cao huyết áp và tăng mỡ máu. Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 có hiện tượng kháng insulin, dẫn đến các mô cơ, mô mỡ và gan không thể sử dụng insulin một cách phù hợp. Ban đầu, tụy sẽ tăng sản xuất insulin, nhưng nếu kéo dài, các tế bào tụy mệt mỏi, từ đó quá trình tiết insulin bắt đầu trở nên bất thường. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đái tháo đường type 2

Triệu chứng bao gồm mệt mỏi, nôn ói, đi tiểu thường xuyên, dễ nhiễm trùng, khát nước bất thường, giảm cân, nhìn mờ và lâu lành vết thương. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân hầu như không có triệu chứng gì. Ước tính khoảng một phần ba trường hợp người bệnh không biết mình bị bệnh. 

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết của mình bằng chế độ ăn thích hợp, tập thể dục, giảm cân và uống thuốc điều trị. Tuy nhiên, thời gian mắc bệnh càng lâu, bệnh nhân càng có nguy cơ phải chích insulin đơn độc hoặc kết hợp thuốc uống. 

3. Đái tháo đường thai kì

Đái tháo đường thai kỳ diễn ra trong thời gian mang thai. Tương tự đái tháo đường type 2, những người gốc Phi, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hoặc có người nhà bị bệnh đái tháo đường sẽ dễ mắc đái tháo đường thai kỳ. Mặc dù bệnh sẽ hết sau khi sinh con, nhưng những người phụ nữ đó sẽ có nguy cơ cao mắc đái thào đường type 2 về sau. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Các nghiên cứu đã cho thấy kiểm soát chặt chẽ đường huyết là cách tốt nhất phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Mục tiêu điều trị là giữ cho mức đường huyết càng gần mức bình thường càng tốt. Ăn uống lành mạnh, hoạt động thể lực hợp lý, tiêm insulin hay sử dụng thiết bị bơm insulin là các phương pháp cơ bản để điều trị đái tháo đường type 1. Mức đường huyết phải được theo dõi thường xuyên qua các đợt tái khám định kỳ. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã hướng dẫn những cách tốt hơn để kiểm soát đái tháo đường type 2 và điều trị biến chứng bằng phương pháp cải thiện việc theo dõi đường huyết, thuốc mới, và kiểm soát cân nặng. Thuốc tác dụng lên huyết áp (như nhóm ức chế men chuyển) có tác dụng làm trì hoãn xuất hiện biến chứng tại tim và thận. 

Những bệnh nhân bị đái tháo đường nên kiểm soát đường huyết chặt chẽ, không để lên quá cao hay tụt xuống quá thấp. Khi đường huyết quá thấp, đó được gọi là hạ đường huyết, người bệnh sẽ cảm thấy hồi hộp, run tay, lo lắng, óc phán đoán, suy xét có thể bị ảnh hưởng. Nếu đường huyết hạ thấp đến một mức nào đó, người bệnh sẽ thấy chóng mặt và ngất. Tuy nhiên, nếu đường huyết tăng quá cao, hay còn gọi là tăng đường huyết, các mô tế bào trong cơ thể sẽ bị tổn thương và dẫn đến biến chứng. Các biến chứng cấp mang tính dai dẳng bao gồm: mù, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận, hoại tử, đoạn chi và tổn thương thần kinh. Đái tháo đường không kiểm soát có khả năng ảnh hưởng lên thai kỳ. Vì tuổi thọ của dân số nói chung, tình trạng béo phì và sự ít vận động ngày càng nhiều, nên tỉ lệ người bị đái tháo đường được dự đoán sẽ tăng trong những năm tiếp theo. 

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân của đái tháo đường, phương pháp phòng ngừa và chữa trị. Họ đang tiến hành tìm kiếm đoạn gen đóng góp trong việc hình thành các thể bệnh khác nhau. Ngoài ra, các nhà khoa học đang kiểm tra các thuốc mới, sử dụng các kĩ thuật sinh học nhằm tạo ra các tế bào beta tụy nhân tạo có thể sản xuất insulin.

Những phương pháp nhằm giúp đỡ bệnh nhân trầm cảm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị trầm cảm, các bác sĩ phải phải cẩn thận trong việc lựa chọn phương thức phù hợp, dựa vào từng trường hợp của mỗi cá nhân và gia đình. Các thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ được cơ thể dung nạp tốt, cũng như an toàn trên những bệnh nhân bị đái tháo đường. Tâm lý trị liệu chuyên biệt, hay còn gọi là điều trị qua trò chuyện, giúp giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, việc hồi phục cần rất nhiều thời gian. Các thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng trong vài tuần và kết hợp với tâm lý trị liệu kéo dài. Không phải ai cũng có đáp ứng điều trị giống nhau. Việc kê toa và chỉ định liều thuốc phải điều chỉnh sao cho phù hợp với từng bệnh nhân. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Đối với những người vừa mắc trầm cảm, vừa bị đái tháo đường, các nhà khoa học đã báo cáo rằng thuốc điều trị trầm cảm và tâm lý trị liệu có ảnh hưởng tích cực lên cả khí sắc và đường huyết. Những thử nghiệm bổ sung sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa trầm cảm và đái tháo đường, giữa cơ chế sinh lý và cơ chế hành vi, từ đó hiểu rõ việc cải thiện triệu chứng trầm cảm có thúc đẩy tích cực như thế nào lên kiểm soát đái tháo đường và cải thiện cuộc sống. 

Việc điều trị trầm cảm kèm đái tháo đường nên được kiểm soát bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần như bác sĩ tâm lý, chuyên gia tâm thần học, bác sĩ điều trị đái tháo đường. Điều này cực kỳ quan trọng khi bệnh nhân cần sử dụng đến thuốc chống trầm cảm, lúc đó các tương tác thuốc gây hại có thể tránh được. 

Ngoài ra có các bệnh tâm thần khác, như rối loạn lưỡng cực (được biết như chứng trầm cảm vui buồn thất thường) và rối loạn lo âu, có khả năng xảy ra ở người bị đái tháo đường, và những bệnh đó có thể được điều trị hiệu quả.

Hãy nhớ rằng, trầm cảm là bệnh có thể điều trị được dù người bệnh có kèm theo bất cứ một bệnh nào khác, bao gồm đái tháo đường. Nếu bạn nghĩ bạn có khả năng trầm cảm hay biết được ai đó bị trầm cảm, đừng đánh mất hy vọng. Hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Nếu bạn cần được giúp đỡ trong việc điều trị bệnh trầm cảm, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ và thăm khám. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
8 biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ nhận biết nhất
Các dấu hiệu trầm cảm nhận biết nhanh gồm: chán ăn, mất ngủ, tâm trạng bất an, ngại giao tiếp, chán nản, bi quan, tự ti, và nặng nhất là suy nghĩ đến tự...
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và sa sút tâm thần
Đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng có mối tương quan giữa sa sút tâm thần và trầm cảm và đây...
Làm sao để phân biệt bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý...
Mách bạn phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc
Điều trị trầm cảm là cần thiết và chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung