Hỏi đáp chuyên gia: Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

Hỏi đáp chuyên gia: Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?

Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên Uyên. Tôi bị mắc bệnh trầm cảm đã 3 tháng nay, hiện tôi đang tích cực điều trị bệnh với hy vọng thoát khỏi căn bệnh này. Xin hỏi bác sĩ là bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không. Mong bác sĩ hồi đáp.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Trả lời:
Chào bạn Uyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Rất vui vì thấy bạn đang nỗ lực để vượt qua căn bệnh này. Với bệnh trầm cảm, ý thức chủ động điều trị của bệnh nhân rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố quyết định việc điều trị của bạn có thành công hay không. Bệnh trầm cảm nếu phát hiện sớm và tuân thủ điều trị thì bệnh vẫn có khả năng chữa khỏi, hay ít nhất là giảm các biến chứng một cách tối đa.

Sở dĩ như vậy là vì việc điều trị trầm cảm thế nào đã được ngành y khoa quan tâm và phát triển từ cách đây cũng hơn 50 năm, với sự ra đời và cải tiến của rất nhiều loại thuốc. Sự kết hợp giữa các loại thuốc chống trầm cảm và phương pháp điều trị tâm lý là phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh. Ngoài ra, yếu tố tuân thủ điều trị đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm, vì đây là một điều trị dài hạn.

Bạn có thể tham khảo ngay cách điều trị bệnh trầm cảm trong bài viết Điều trị bệnh trầm cảm với bác sĩ Hello Doctor.

1. Phân loại bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có nhiều thể loại bệnh khác nhau, trong đó hay gặp nhất là ba loại bệnh trầm cảm sau:

Trầm cảm trầm trọng

Đây là loại trầm cảm phổ biến nhất, và còn được gọi là trầm cảm lâm sàng. Triệu chứng của bệnh này sẽ là sự trầm trọng hơn của các triệu chứng của bệnh trầm cảm, điển hình là suy nghĩ về cái chết thường xuyên.

Trầm cảm theo mùa 

Trầm cảm này đặc trưng bởi vì nó xảy ra theo mùa, thường vào những tháng mùa đông khi ngày ngắn hơn và số giờ nắng ít hơn. Triệu chứng thường gặp là tình trạng mệt mỏi, lo lắng tăng vào ban ngày, đi kèm với xu hướng sống tách biệt với xã hội. Nhìn chung, loại trầm cảm này thường khỏi khi mùa xuân và mùa hè đến.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Xem thêm thông tin về bệnh trầm cảm theo mùa tại đây

Trầm cảm sau sinh

Khoảng 85% bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Đây là loại trầm cảm được đặc trưng bởi cảm giác cực kỳ buồn bã, cô đơn và cảm giác mất kết nối của bà mẹ với đứa trẻ. Nó có thể xảy từ vài tuần đến vài tháng sau khi sinh đứa trẻ, và có thể dẫn đến những hành vi tổn thương đứa trẻ, điển hình là rất nhiều sự việc đau lòng gần đây.

Xem thêm thông tin về bệnh trầm cảm sau sinh tại đây

2. Điều trị bệnh trầm cảm như thế nào?

Để điều trị bệnh trầm cảm, bác sĩ cần dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ mắc bệnh cũng như cơ địa của từng người để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Phác đồ điều trị có thể thích hợp cho người này nhưng lại không thích hợp cho người kia cũng bởi vì như vậy.

Như ta đã biết, chứng trầm cảm có quan hệ mật thiết với nồng độ serotonin. Do đó, việc điều trị chủ yếu xoay quanh việc dùng thuốc có thể làm tăng nổng độ serotonin

Thuốc ngăn hấp thụ ngược serotonin có chọn lọc (SSRIs) là loại được dùng thông thường nhất hiện nay để chữa trị trầm cảm. 

Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại thuốc khác như:

  • Thuốc ngăn hấp thụ ngược serotonin và norepinephrine (SNRI)
  • Thuốc ba vòng (TCA) 
  • Thuốc ức chế MAO (MAOI)

Việc dùng loại thuốc này tùy thuộc vào tình trạng bệnh, các bệnh đồng mắc cũng như khả năng đáp ứng của từng người bệnh. Ngoài ra, vì thuốc điều trị trầm cảm là một thuốc hướng thần, nên việc sử dụng thuốc cần phải thận trọng, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc điều trị trầm cảm nặng sẽ không có tiên lượng tốt như điều trị trầm cảm đơn thuần, bởi vì khi bị trầm cảm nặng, người bệnh có thể xuất hiện những biến chứng không thể hồi phục, ảnh hường đáng kể tới hệ thần kinh, như loạn thần, hoang tường,… Lúc này đây, việc điều trị chỉ có thề phần nào giúp giảm nhẹ triệu chứng. 

Để phân biệt bệnh trầm cảm nặng và trầm cảm nhẹ, bạn nên tham khảo thêm:

Còn về trầm cảm sau sinh, đây hoàn toàn có thể chữa khỏi. Sở dĩ như vậy là vì bà mẹ sau sinh phải chịu nhiều thay đổi sinh lý đột ngột, cộng thêm áp lực chăm con, thiếu sự chăm sóc, quan tâm của chồng và gia đình nên mới dẫn tới trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ cũng như thúc đẩy đều có thể thay đổi cũng như phòng ngừa. Do đó, đối với những bà mẹ sau sinh, cũng như người nhà của họ, cần quan tâm chú ý tới tâm trạng của những bà mẹ, kịp thời đưa tới bác sĩ, càng khám sớm càng giảm nguy cơ bệnh nặng hơn.

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, bác sĩ chữa trầm cảm còn kết hợp sử dụng với các phương pháp điều trị tâm lý để giúp người bệnh vượt qua được những suy nghĩ tiêu cực và hiểu rõ về bệnh của mình hơn, bạn có thể tham khảo biện pháp này trong bài viết "Điều trị tâm lý cho người bị bệnh trầm cảm".

Tóm lại, chứng trầm cảm là có thể chữa khỏi. Đặc biệt là, việc duy trì những thói quen sinh hoạt và phong cách sống lành mạnh, vui vẻ sẽ có thể giúp chúng ta phòng ngừa cũng như hạn chế sự tiến triển của bệnh trầm cảm. Hãy liên hệ đến phòng khám tâm lý chuyên về điều trị trầm cảm theo số 1900 1246 nếu bạn cần tư vấn.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
8 biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ nhận biết nhất
Các dấu hiệu trầm cảm nhận biết nhanh gồm: chán ăn, mất ngủ, tâm trạng bất an, ngại giao tiếp, chán nản, bi quan, tự ti, và nặng nhất là suy nghĩ đến tự...
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và sa sút tâm thần
Đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng có mối tương quan giữa sa sút tâm thần và trầm cảm và đây...
Làm sao để phân biệt bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý...
Mách bạn phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc
Điều trị trầm cảm là cần thiết và chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    nguyễn thị thu thảo (26/06/2019)
    bác sĩ oi, gần đây tôi bị mất ngủ, chán ăn, thậm chí cả ngày cũng không muốn ăn gì, cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn nói chuyện, không muốn gặp ai. thường xuyên nhức đầu uống thuốc cũng không hết, đầu óc lúc nào cũng nghĩ mong lung không tập trung được gì hết. vậy tôi có bị bệnh không bác sĩ

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung