4 sự thật về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên
Thanh thiếu niên là lứa tuổi có tính khí thất thường, nổi loạn, tự xem mình là trung tâm và có cả một chùm cảm xúc. Trong khi đây là những hành vi bình thường ở trẻ vị thành niên, thì trầm cảm lại là một rối loạn thực sự mà cứ 20 thanh thiếu niên thì có 1 trẻ bị ảnh hưởng. 4 sự thật này sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Ông Michael Strober, Ph.D - nhà tâm lý học lâm sàng và chuyên gia tư vấn cao cấp về Chương trình rối loạn tâm thần nhi khoa tại Học viện và Bệnh viện thần kinh UCLA đã nhận định rằng trầm cảm ở tuổi vị thành niên là "một vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ tâm thần", không hẳn chỉ là một rối loạn tạm thời. Trầm cảm có thể kéo dài hàng tháng và có tỷ lệ tái phát cao ở những người trẻ tuổi.
>>>Nếu chưa thực sự hiểu rõ về bệnh trầm cảm, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin Ngay tại đây.
Như đã trình bày trong bài Bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên, có thể thấy được rằng bệnh trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên có những triệu chứng khác biệt so với bệnh trầm cảm ở người lớn.
Một số sự thật không ngờ về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên
1. Trầm cảm vượt ra ngoài tâm trạng buồn bã
Thanh thiếu niên với tính khí dễ thay đổi là chuyện thường thấy. Nhưng sự buồn bã không có nghĩa là trầm cảm. Vậy làm thế nào để bạn phân biệt giữa tâm trạng buồn bã bình thường và trầm cảm? Hãy xem xét nếu có "sự thay đổi thực sự trong hoạt động của con bạn". Bạn cũng có thể nhận thấy sự thay đổi trong việc thèm ăn và thèm ngủ, hiệu quả học kém, không có khả năng tập trung, không hứng thú, rút khỏi các hoạt động xã hội thông thường.
Sự kích động và cáu gắt ở trẻ vị thành niên cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nghiên cứu đã không chỉ ra được sự khác biệt giữa triệu chứng kích động ở hai nhóm trẻ (có hoặc không có mắc trầm cảm).
Chú ý: Nếu triệu chứng trầm cảm kéo dài trên hai hoặc ba tuần thì bạn cần chú ý đến trẻ nhiều hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Không có khuôn mặt đặc trưng của trầm cảm
Chúng ta có xu hướng đặt ra các phân loại và khuôn mẫu biểu hiện đối với các bệnh tâm thần nhất định. Nhiều người cho rằng thanh thiếu niên bị trầm cảm là những kẻ gây rối, những người cô đơn, những “người kém cỏi” hay người có máu nghệ sỹ. Nhưng trầm cảm là bệnh “không chừa một ai”. Nó ảnh hưởng đến tất cả các thanh thiếu niên.
3. Mắc nhiều bệnh cùng một lúc là thường thấy
Trẻ vị thành niên hiếm khi chỉ mắc mỗi bệnh trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm là một phần của một bức tranh lớn hơn. Ví dụ, lo âu thường xảy ra đồng thời với trầm cảm.
Trên thực tế, đã nhận thấy nhiều thanh thiếu niên có triệu chứng lo âu chủ yếu là do sự kết hợp giữa áp lực học tập với nỗ lực để cân bằng trường học với các môn thể thao và các sự kiện xã hội. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể là bệnh chính, nhưng các rối loạn khác vẫn tồn tại.
4. Trầm cảm ở tuổi vị thành niên có thể điều trị được
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng trầm cảm rất khó chữa trị, nhưng các phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có thể giúp ích. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng liệu pháp hành vi nhận thức nên được cân nhắc trong điều trị trầm cảm nhẹ đến trung bình.
Cũng có bằng chứng cho thấy một số thuốc chống trầm cảm có hiệu quả trên thanh thiếu niên. Theo nghiên cứu của Strober, Fluoxetine (Prozac) có nhiều lợi ích nhất trong việc điều trị bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên. Nếu thuốc chống trầm cảm có ích, người ta khuyên trẻ mắc bệnh nên uống thuốc trong một năm, ông nói. Cho dù thuốc là cần thiết, việc dùng thuốc vẫn thực sự phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự tồn tại lâu bền của trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Những điều mà cha mẹ có thể giúp trong việc điều trị bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên
Trẻ vị thành niên đang bị trầm cảm cần được giúp đỡ, vì vậy điều quan trọng là trẻ phải được điều trị bệnh. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn bị trầm cảm, hãy tìm một nhà tâm lý học chuyên về điều trị cho thanh thiếu niên. Việc tìm một chuyên gia rất là quan trọng. Ngay cả khi đứa trẻ của bạn không muốn thực hiện liệu pháp hoặc bạn vẫn chưa thảo luận về các phương pháp có thể lựa chọn, thì một cuộc hẹn với bác sĩ là rất quan trọng. Một nhà tâm lý học có thể giáo dục bạn về trầm cảm, tìm cách giúp đỡ và cung cấp cho bạn những phương pháp bạn cần.
Tương tự như vậy, nếu thuốc được xem như là một phần của kế hoạch điều trị, hãy cố gắng tìm một bác sĩ chữa bệnh trầm cảm chuyên điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Hy vọng qua bài viết này, những người làm cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm và có định hướng giúp con mình vượt qua. Nếu bạn cần được giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm về điều trị trầm cảm hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi