Hỏi đáp cùng bác sĩ: Trầm cảm sau sinh xuất hiện khi nào?

Hỏi đáp cùng bác sĩ: Trầm cảm sau sinh xuất hiện khi nào?

Chào bác sĩ, vợ tôi mới sinh em bé được hai tháng nhưng thời gian gần đây thường ủ rũ và hay lo sợ. Tôi lo lắng vợ mình mắc phải bệnh trầm cảm sau sinh. Xin hỏi bác sĩ bệnh trầm cảm sau sinh xảy ra khi nào và tôi phải làm sao để nhận biết. Cảm ơn bác sĩ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo thống kê, có khoảng 50-75% những người mới làm mẹ trải qua những thay đổi tâm lý bối rối trong việc nuôi con, được gọi là baby blues, và 10% bị trầm cảm nặng sau sinh trong năm đầu tiên. 

Trước hết, để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm và trầm cảm sau sinh, bạn nên tra cứu thông tin trong bài viết:

Trầm cảm sau sinh là một dạng của bệnh trầm cảm, được chia thành nhiều loại khác nhau. Với mỗi loại sẽ có những biểu hiện và thời gian xuất hiện khác nhau. Dưới đây là một số dạng trầm cảm sau sinh vợ bạn có thể gặp phải.

  1. Những thay đổi tâm lý sau sinh
  2. Trầm cảm sau sinh
  3. Lo âu sau sinh
  4. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh
  5. Rối loạn tâm thần sau sinh

1. Những thay đổi tâm lý sau sinh (hội chứng baby blues)

“Baby blues” là dạng trầm cảm sau sinh có những biểu hiện tiêu cực nhất nhưng kéo dài trong thời gian rất ngắn. Khoảng 50% đến 75% của tất cả các bà mẹ mới sinh sẽ trải qua một số cảm xúc tiêu cực sau khi sinh. Thông thường những cảm xúc này xảy ra đột ngột từ bốn đến năm ngày sau khi sinh em bé.

Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Khóc không có lý do rõ ràng
  • Thay đổi tâm trạng với sự khó chịu và lo lắng
  • Cảm thấy bị choáng ngợp
  • Thay đổi trong ăn uống và ngủ

Các triệu chứng trên thường tự hết trong vòng 1 đến 2 tuần. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và nên có người bên cạnh giúp đỡ để giảm bớt những triệu chứng trên.

Để hiểu rõ hơn về hội chứng, bạn có thể xem thêm trong bài viết: Hội chứng Baby Blues là gì.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Trầm cảm sau sinh (postpartum depression)

Khoảng 15% phụ nữ mới sinh mắc phải tình trạng này. Các triệu chứng có thể xảy ra vài ngày sau khi sinh hoặc đôi khi muộn hơn, trong vòng một năm sau đó. Những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ có những ngày tốt bình thường và những ngày tâm trạng tồi tệ. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng, thường kéo dài hơn 2 tuần.

Vì trầm cảm sau sinh có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. việc điều trị có thể bao gồm liệu pháp tâm lý và cả dùng thuốc.

3. Lo âu sau sinh (postpartum anxiety)

Lo âu sau sinh ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ sau sinh. Những phụ nữ này có thể chỉ có triệu chứng của rối loạn lo âu hoặc cũng có thể bị trầm cảm kết hợp với lo âu. Lo âu sau sinh cũng có thể gây nên trạng thái kích động, hoảng loạn cho người mẹ.

Triệu chứng nổi bật nhất của tình trạng này là người mẹ lo lắng liên tục, luôn sợ hãi rằng một điều gì đó xấu sẽ xảy ra. Lo âu sau sinh có thể điều trị và thường sẽ biến mất sau khi điều trị đúng cách.

4. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh (postpartum obsessive-compulsive disorder)

Người ta ước tính rằng khoảng 3-5% phụ nữ sau sinh sẽ gặp một số triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh. Bệnh thường xuất hiện muộn sau khi trẻ được 1 tuổi nên đôi khi nó được cho là một bệnh mới xuất hiện chứ không phải rối loạn tâm lý sau sinh.

Người mẹ bị bệnh thường có triệu chứng tự bắt buộc phải làm những điều nhất định lặp đi lặp lại để giúp giảm bớt lo lắng và sợ hãi của mình.

Những phụ nữ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh thường biết rằng những suy nghĩ, hành động và cảm xúc này không bình thường. Nhưng nỗi ám ảnh  đã lấn át tất cả, có thể cản trở một người mẹ chăm sóc đứa bé đúng cách.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Rối loạn tâm thần sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh là dạng trầm cảm nặng nhất, nhưng may mắn thay nó là dạng hiếm gặp nhất. Nó xảy ra từ 1 đến 2 ca trong số 1.000 phụ nữ mới sinh. Bệnh khởi phát rất đột ngột và nghiêm trọng, thường trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi sinh. Giai đoạn này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng baby blues. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh ngày càng nghiêm trọng và kéo dài. Các triệu chứng được đặc trưng của tình trạng này là:

  • Hành vi kỳ quái
  • Suy nghĩ tự tử
  • Ảo giác và / hoặc ảo tưởng
  • Suy nghĩ về việc làm tổn thương em bé
  • Thay đổi tâm trạng nhanh
  • Tăng động

Rối loạn tâm thần sau sinh được coi là trường hợp cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ bị tổn thương tâm lý lâu dài.

Xem thêm thông tin về dạng bệnh này trong bài viết: Rối loạn tâm thần sau sinh.

Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết đang gặp bất cứ tình trạng nào ở trên, hãy đưa họ đi khám ngay để điều trị đúng cách. Hậu quả của căn bệnh này rất khó lường.

Có thể bạn sẽ có thêm một số thắc mắc cho căn bệnh này, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau: 

Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu cần được tư vấn và điều trị bệnh trầm cảm sau sinh, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ chuyên điều trị trầm cảm của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Trầm cảm sau sinh

Nên đi khám chữa bệnh trầm cảm sau sinh ở đâu?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Yến. Tôi có một người quen bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh nhưng tôi lại chưa thực sự hiểu rõ về căn...
Các phương pháp giảm trầm cảm sau sinh tại nhà mà phụ nữ nên biết
Khoảng 80% những người mới làm mẹ trải qua những thay đổi tâm lý nặng, được gọi là baby blues, và 10% bị trầm cảm nặng sau sinh trong năm đầu tiên....
13 cách đơn giản giúp giảm lo âu và căng thẳng hiệu quả
Cuộc sống ngày càng hiện đại hóa khiến căng thẳng và lo âu nặng nề hơn bào giờ hết. Dường như chúng đã trở thành những trải nghiệm...
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm sau sinh?
Hiện này, tình trạng trầm cảm sau sinh và các rối loạn tâm lý sau sinh ngày càng phổ biến. Theo thống kê, có 70% phụ nữ gặp phải...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh trầm cảm sau sinh
Chào bác sĩ em năm nay 21 tuổi, mới sinh em bé được 3 tuần và là con đầu tiên, trong quá trình mang thai đi khám thì bác...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thế Minh

    Chào bác sĩ. Con gái hiện đang mắc chứng bệnh này nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bênh con gái tôi đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ,

    17/08/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung