Bệnh tiểu đêm do đâu? Tiểu đêm nhiều có hại không?

Bệnh tiểu đêm do đâu? Tiểu đêm nhiều có hại không?

Chào bác sĩ, tôi tên là Tùng. Gần đây tôi có triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong đêm. Tình trạng này đã diễn ra được hai tuần khiến tôi rất mệt mỏi. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi tình trạng tiểu đêm là do đâu và tiểu đêm nhiều thì có sao không. Cảm ơn bác sĩ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Tùng, tiểu đêm nhiều là triệu chứng khá phổ biến nhất là ở người già, người lớn tuổi. Tiểu đêm có thể là biểu hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các nguyên nhân này có thể là do bệnh lý, lão hóa, hoặc chỉ là do thói quen sinh hoạt.

Các nguyên nhân thường gây ra tiểu đêm

1. Bệnh lý

- Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) gây cảm giác kích thích bàng quang, khiến người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Nó có thể đau khi bạn đi tiểu, đôi khi có thể kèm theo cảm giác đau lâm râm vùng hạ vị, và sốt có thể xảy ra đối với các trường hợp nhiễm trùng tiểu trên. Đây là nguyên nhân cần sự can thiệp y khoa nhanh chóng, hãy đến khám bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn giống như mô tả trên

- Đái tháo đường:

Tiểu đêm, tiểu nhiều thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh hoặc giai đoạn tiềm ẩn, chưa phát hiện của bệnh đái tháo đường. Người bệnh thường nhận thấy các thay đổi điển hình là “ Uống nhiều- tiểu nhiều- sụt cân nhanh”

- Đái tháo nhạt:

Đây là bệnh lý nội tiết, trong đó, hormone cô đặc nước tiểu bị giảm sản xuất. Kết quả là người bệnh đi tiểu ồ ạt, và thường xuyên có cảm giác khát nước. Người bệnh do nguyên nhân này thường đi tiểu nhiều cả về đêm lẫn ban ngày.

- U xơ u nang tử cung, u buồng trứng:

Các khối u vùng này khi đạt đến một kích thước nhất định sẽ có thể chèn ép bàng quang, làm giảm sức chứa hoặc thể tích căng của bàng quang. Hậu quả là bàng quang mau căng hơn, người bệnh phải thường xuyên đi tiểu hơn

- Bệnh lý lây qua đường tình dục:

Cũng như Nhiễm trùng đường tiết niệu, do vi khuẩn gây các bệnh tình dục cũng có thể gây Nhiễm trùng đường tiết niệu, và gây kích thích đường tiết niệu. Người bệnh thường kèm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu són, khí hư, hoặc các sang thương vùng sinh dục. 

- Ung thư tiền liệt tuyến

- Bàng quan  tăng hoạt

- Thuốc:

Một số loại thuốc gây lợi tiểu như thuốc hạ huyết áp... Nếu bạn sử dụng vào buổi chiều hoặc ban đêm có thể gây tăng bài tiết nước tiểu

- Các dạng rối loạn giấc ngủ:

Đôi khi không phải là cơn buồn tiểu do bản thân hệ tiết niệu đánh thức bạn - mà là do bạn trăn trở, ngủ không ngon, một khi tỉnh giấc thì thường có thói quen đi tiểu. 

Trong trường hợp này, tiểu đêm có thê do hội chứng chân không yên, cơn bốc hỏa mãn kinh, đau (mãn tính) hoặc trầm cảm, hội chứng ngưng thở khi ngủ.... Đặc điểm có dạng nguyên nhân này là người bệnh có thể đi tiểu nhiều lần trong đêm, tuy nhiên, cảm giác buồn tiểu không rõ ràng hoặc gần như không có.

Khi điều trị rối loạn giấc ngủ ổn định, tình trạng tiểu đêm trong trường hợp này sẽ tự động biến mất.

Xem thêm: Đi tiểu đêm có phải thận yếu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Do thói quen sinh hoạt

- Do uống nhiều nước trước khi ngủ:

Nếu bạn có thói quen uống quá nhiều hoặc gần với giờ đi ngủ, bạn nên giảm lượng nước uống ít hơn vài giờ trước khi đi ngủ. 

- Uống cà phê, bia, rượu, trà:

Không nên sử dụng thức uống có  cồn rượu hoặc cà phê vào cuối ngày. Trong trà và cà phê, đều có chứa caffeine, một chất kích thích giúp tăng hoạt các cơ quan trong cơ thể. Uống nhiều  trước khi đi ngủ sẽ khiến ảnh hưởng giấc ngủ của bạn, khiến bạn thường xuyên buồn tiểu.

Ngoài ra, bia rượu cũng có tác dụng lợi tiểu, tăng hoạt động sản xuất nước tiểu của cơ thể

3. Lão hóa

Khi già đi, chúng ta có xu hướng đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do, khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất ít hormon giúp cô đặc nước tiểu hơn, khiến lượng nước tiểu thải ra nhiều hơn. Kết quả là bàng quang không đủ sức để dự trữ lượng nước đó đến sáng, do đó, người giá thường hay thức dậy vào giữa đêm do cảm giác buồn tiểu.

Ngoài ra, giới tính cũng góp phần gây ra tình trạng tiểu đêm:

- Đàn ông: Phì đại tiền liệt tuyến là tình trạng khá phổ biến ở nam giới. Mặc dù là tình trạng lão hóa lành tính nhưng nó vẫn gây ra một số ảnh hưởng hạn chế lên chức năng bàng quang, làm giảm khả năng lưu trữ nước tiểu và gia tăng tình trạng tiểu đêm.

- Phụ nữ: Sau khi mãn kinh, cơ thể tiết ít estrogen hơn. Điều đó có thể gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn. 

- Sa bàng quang: Ở những phụ nữ đã sinh nhiều con, các cơ vùng đáy chậu cũng trở nên yếu hơn, gia tăng nguy cơ mắc phải các tình trạng tiêu tiểu không tự chủ. Trong đó, sa bàng quang, sa tử cung là những tình trạng khá thường gặp.

- Mang thai: Cũng như nguyên nhân u tử cung, buồng trứng, khi thai lớn lên chèn ép bàng quang và các niệu quản, khiến thai phụ thường có cảm giác buồn tiểu hơn.

Vậy bệnh tiểu đêm có nguy hiểm không?

Thông thường, ở người sau tuổi 50, tiểu đêm thường là biểu hiện cúa do lão hóa sinh lý hoặc các bệnh lý lành tính. 

Trong trường hợp người trẻ, tiểu đêm thường là do các bệnh lý nền hoặc do chế độ sinh hoạt không hợp lý như uống nhiều nước, bia, rượu, trà, cà phê… trước khi đi ngủ. Sau khi đã loại trừ các thói quen sinh hoạt có thể gây tiểu đêm mà tình trạng vẫn không cải thiện. Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngoài ra, nếu tiểu đêm có kèm các triệu chứng cảnh báo dưới đây, bạn nên đến khám ngay càng sớm càng tốt vì có thể nguyên nhân lúc này là do các bệnh lý cấp tính cần can thiệp kịp thời.

  • Tiểu ra máu
  • Tiểu rát
  • Khi hư, huyết trắng màu xanh, đỏ
  • Rong kinh, cường kinh
  • Uống nước nhiều, tiểu nhiều
  • Sụt cân nhanh
  • Cảm giác đau vùng hạ vị
  • Sang thương, mụn mủ vùng sinh dục

3. Tiểu đêm có phải là biểu hiện của ung thư?

Có thể. Như đã đề cập ở trên, tiểu đêm có thể là biểu hiện khối u vùng chậu hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Nếu như bạn có triệu chứng cảnh báo, hoặc nghi ngờ bạn có thể đến khám hoặc làm siêu âm bụng tổng quát để kiểm tra.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tiểu đêm nhiều lần

Nên chữa bệnh tiểu đêm ở đâu, cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?
Chào bác sĩ Hello Doctor, thời gian gần đây tôi thường xuyên phải thức dậy để đi tiểu đêm. Tình trạng này diễn ra hơn 2 tuần rồi khiến tôi...
Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ có nguy hiểm không, làm sao để khắc phục
Chào bác sĩ Hello Doctor, thời gian gần đây tôi thường phải thức dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm. Trước đây tôi cho rằng bệnh tiểu đêm chỉ thường...
Bệnh tiểu đêm ở nam giới cần phải điều trị như thế nào?
Một trong những vấn đề sức khỏe mà nam giới thường gặp đó chính là tiểu đêm nhiều lần. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ra nhiều hệ lụy đối với...
7 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm ở người già
Tiểu đêm là một trong những tình trạng gây mất ngủ thường gặp nhất ở người già. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đêm ở...
5 nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đêm nhiều lần
Nguyên nhân của bệnh tiểu đêm nhiều lần rất đa dạng: từ những tình trạng sinh lý, bệnh lý đến những loại thuốc điều trị cũng có thể gây...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Tùng

    Cảm ơn bác sĩ đã giải đáp câu hỏi của tôi.

    19/09/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung