Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay
Cách điều trị chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ nay như điều trị nội khoa, các thủ thuật ít xâm lấn và điều trị ngoại khoa, áp dụng tùy mức độ bệnh.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Để chẩn thoát vị đĩa đệm, bác sĩ nội thần kinh sẽ thăm khám lâm sàng và có thể chỉ định bệnh nhân làm các thăm dò cận lâm sàng như chụp X-quang cột sống thắt lưng thường quy (ở tư thế thẳng nghiêng), chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng hoặc chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng,... để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Chụp X-quang: Phim X-quang không giúp phát hiện thoát vị đĩa đệm tuy nhiên có thể chỉ ra nguyên nhân gây đau lưng như viêm nhiễm, khối u, các vấn đề về cột sống hay gãy xương.
- Chụt cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng (CT scan): Phương pháp này cho hình ảnh có độ phân giải và chất lượng ảnh cao, giúp bác sĩ quan sát rõ ràng và chi tiết cấu trúc và tổn thương nếu có.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp khẳng định vị trí thoát vị và dây thần kinh bị tổn thương.
Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có thể áp dụng những phương pháp khác nhau:
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa có vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng, góp phần chẩn đoán và phục hồi sau can thiệp. Mục đích của phương pháp này là làm giảm hay mất triệu chứng đau, chỉ định và phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào lâm sàng.
- Chế độ bất động trong thời kỳ cấp tính
Đây là nguyên tắc quan trọng đầu tiên trong điều trị nội khoa. Người bệnh cần phải nghỉ ngơi tại giường và đeo nẹp cố định cổ (colier) 5 - 7 ngày trong giai đoạn cấp tính, đau nhiều. Bệnh nhân thường có cảm giác đỡ đau rõ rệt, nhưng nó chỉ được dùng khi các triệu chứng lâm sàng ít rầm rộ, còn nếu dây thần kinh bị chèn ép cấp tính thì cần điều trị ở cơ sở chuyên khoa. Tránh vận động cột sống cổ quá mức, các tư thế làm tăng áp lực nội đĩa.
- Vật lý trị liệu và các liệu pháp phản xạ
- Xoa bóp: các tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và cải thiện chức năng các cơ cạnh sống, tránh sử dụng trong những ngày đau cấp tính.
- Các phương pháp nhiệt: dùng sức nóng để giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch chủ động, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
- Dùng dòng điện: Phương pháp này giúp tăng chuyển hóa, chống viêm giảm phù nề, kích thích thần kinh cơ, kích thích tạo tổ chức, dẫn thuốc…
- Châm cứu: chỉ định cho mọi giai đoạn của hội chứng đau
- Điều trị bằng tia laser mềm: các tác dụng sinh học phương pháp naỳ đó là: giảm đau, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức và có tác dụng an thần
- Dùng thuốc: Thường sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (AINS) trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát. Các thuốc an thần giãn cơ nhẹ và các vitamin nhóm B liều cao cũng có tác dụng chống viêm và thoái hóa, đặc biệt là đối với tổ chức thần kinh. Có thể sử dụng liệu phát corticoid trong trưởng hợp các thuốc giảm đau chống viêm thông thường không có kết quả điều trị hoặc dùng đẻ phong bế tại chỗ phối hợp với các thuốc
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Các thủ thuật ít xâm lấn
- Phương pháp lấy đĩa đệm qua da không mổ
Phương pháp này sẽ sử dụng năng lượng LASER hoặc sóng cao tần để làm bốc hơi một phần nhân nhày. Từ đó đĩa đệm tự thu lại một phần. Bên cạnh đó sóng cao tần cũng làm cân bằng một phần các rối loạn hóa học tại vùng đĩa đệm thoát vị chèn ép thần kinh, có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên chi phí cho phương pháp khá cao.
- Phương pháp hóa tiêu nhân nhầy
Đây là phương pháp được dùng rất nhiều cho vùng thắt lưng nhưng còn hạn chế cho vùng cổ.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa nhằm mục địch loại bỏ đĩa đệm gây chèn ép mà không gây tổn thương cấu trúc thần kinh, đảm bảo sự vững chắc của cột sống. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu khi thoái vị đĩa đệm gây ra hội chứng tủy cổ hoặc hội chứng rễ-tủy, các triệu chứng tiến triển càng nhanh, càng cần phẫu thuật sớm; hoặc khi thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng chèn ép rễ nặng hoặc đau liên tục, dai dẳng, điều trị nội khoa 6 tuần không đỡ.
Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng đó là: mổ theo lối trước bên và mổ lối sau. Tuy nhiên với thoát vị đĩa đệm đơn thuần thì chủ yếu mổ đường trước bên.
Để biết những nguyên nhan gây thoát vị đĩa đệm, mời xem thêm Những nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi