Phẫu thuật điều trị bệnh teo cơ có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Phương. Tôi có người em trai bị bệnh teo cơ và mới đây bác sĩ có khuyên em tôi phẫu thuật để điều trị. Gia đình tôi còn băn khoăn vì không biết phẫu thuật điều trị bệnh teo cơ có nguy hiểm không. Vậy bác sĩ có thể trả lời vấn đề này giúp tôi được không ạ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Trả lời:
Chào bạn Phương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
1. Teo cơ là gì?
Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, có thể một bên hay cả hai bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.
Teo cơ là kết quả do sự mất cân đối giữa 2 chu trình tạo cơ và hủy cơ. Ở những người bị teo cơ, chu trình hủy cơ đặc biệt mạnh mẽ, hoặc chu trình tạo cơ bị ức chế. Kết quả là khối lượng cơ bị giảm không được bù trừ dẫn đến teo cơ. Teo cơ là một quá trình diễn biến từ từ, mà trong đó có thể do quá trình xơ hoá làm cho các tế bào cơ chuyển biến thành tế bào xơ do các tác nhân lý hoá như chấn thương gây đụng giập cơ, gây chảy máu tại chỗ, dẫn đến phù nề dẫn đến thiếu nuôi dưỡng tổ chức cơ, hoặc do các tác nhân hoá học làm thay đổi dinh dưỡng và chuyển hoá của tế bào cơ. Teo cơ thường kéo dài nhiều năm tháng, mang tính chất lan toả và hậu quả là các tế bào xơ thay thế tế bào cơ làm mất đi khả năng đàn hồi, gây co kéo và mất đi chức năng vận động của cơ.
>>>Để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ, bạn có thể xem tại NGUYÊN NHÂN GÂY TEO CƠ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh teo cơ
Có các dấu hiệu nổi bật dễ nhận biết teo cơ thông qua quan sát: biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ, do đó sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Các dấu hiệu lâm sàng khác như khám đánh giá tầm vận động khớp, sờ nắn vùng khớp, quan sát các biến dạng và đánh giá tầm vận động… Các dấu hiệu cận lâm sàng: dựa vào các xét nghiệm như X quang, siêu âm, men cơ, điện cơ đồ, giải phẫu bệnh…
3. Có nên phẫu thuật để điều trị bệnh teo cơ?
Trường hợp đầu tiên bị xơ teo cơ được phẫu thuật vào năm 1994. Đến nay, đã có trên 1.200 bệnh nhân xơ teo cơ được phẫu thuật. Hầu hết các trường hợp này đã phục hồi vận động bình thường.
Không phải tất cả bệnh nhân teo cơ đều phải phẫu thuật. Với những trường hợp mới bắt đầu có triệu chứng, bệnh nhân sẽ không cần phải phẫu thuật. Nếu phát hiện sớm chức năng chưa thay đổi thì chỉ cần tập phục hồi chức năng. Tuy nhiên, nếu không có chế độ tập luyện kịp thời tình trạng teo cơ sẽ càng phát triển nặng hơn. Tuỳ tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ có hướng dẫn vận động, luyện tập vật lý trị liệu phù hợp.
>>>Xem đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh teo cơ tại Cách điều trị bệnh teo cơ.
Trong nhiều trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả, chức năng vận động bị ảnh hưởng hoặc có biến dạng kèm theo, thì sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật cũng chọn những cách đơn giản nhất để thực hiện. Tuyến tỉnh có thể mổ ca nhẹ, những ca nặng cần chuyển lên tuyến trên. Bên cạnh đó, phẫu thuật teo cơ phần lớn là trung phẫu, tức là phẫu thuật không quá phức tạp hay nguy hiểm.
Việc phẫu thuật sẽ giải quyết được 3 vấn đề: giảm vận động, ảnh hưởng đến thẩm mỹ (ngực lép, vùng vai lồi lõm, tay khoèo), bệnh nặng lên làm biến dạng khớp vai, lồng ngực,... ảnh hưởng đến cả các khối cơ xung quanh. Nếu không mổ, khớp bị ảnh hưởng sẽ từ bị trật một phần, dần dần thành trật hẳn, gây hẹp lồng ngực, biến dạng cột sống.... Và nặng hơn là hạn chế cử động, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Phẫu thuật điều trị bệnh teo cơ có nguy hiểm không?
Hiện nay, có 5 kỹ thuật để mổ teo cơ, tuỳ vào từng trường hợp, tổn thương cơ nhìn thấy mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào tốt nhất cho người bệnh.
Ví dụ với bệnh nhân bị teo cơ delta vùng vai, hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp cắt tạo hình vai chữ Z để không phải cắt bỏ đi đoạn cơ nào, tránh gây lõm trên vai. Sau phẫu thuật sẽ không để lại hậu quả sau này, các chức năng vận động được phục hồi, thậm chí vẫn có thể chơi thể thao.
Tuy nhiên, người được phẫu thuật phải trên 5 tuổi. Có hai nguyên do chính, một là bệnh nhân dưới 5 tuổi khó gây mê, nên dễ gặp tai biến. Hơn nữa, các trẻ dưới 5 tuổi rất ít phát hiện ra bệnh.
Về phương diện tai biến sau phẫu thuật, trên thế giới cũng không tránh khỏi những tai biến sau phẫu thuật, tỷ lệ này của thế giới khoảng 6%. Còn ở Việt Nam cũng có tái phát nhưng chưa có số liệu cụ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ này chắc chắn không cao bởi trên thực tế số bệnh nhân sau mổ phục hồi rất tốt, tỷ lệ khỏi trên 95%.
Tóm lại, việc điều trị teo cơ không quá khó khăn hay nguy hiểm, chi phí không nhiều và chỉ cần ít ngày nằm viện, nguyên lý cơ bản là chỉ cần cắt đứt, triệt tiêu sự cản trở bất hợp lý của dải cơ xơ hóa này là có thể hồi phục chức năng vận động như bình thường. Can thiệp phẫu thuật càng sớm, khi các biến dạng thứ phát chưa có hoặc chưa đáng kể thì kết quả phục hồi càng tốt. Sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng cho đến 36 tháng để đảm bảo tình trạng không tái phát và phòng ngừa biến chứng.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp cho gia đình bạn bớt lo lắng hơn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi