Loạn dưỡng cơ là gì? Phân biệt teo cơ và loạn dưỡng cơ
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa loạn dưỡng cơ và teo cơ. Tuy nhiên, đây là hai tình trạng riêng biệt và loạn dưỡng cơ là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng teo cơ. Để hiểu rõ hơn về cách phân biệt loạn dưỡng cơ và teo cơ, mời bạn theo dõi bài viết.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Teo cơ là gì?
Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi, vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh cơ.
>>>Xem thông tin đầy đủ về teo cơ TẠI ĐÂY.
Nguyên nhân gây ra teo cơ
Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:
- Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi..
- Teo cơ tiến triển
- Teo cơ cột sống
- Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Bại liệt
- Đa xơ cứng
- Gãy xương đùi
- Thoát vị đĩa đệm
Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:
- HIV/AIDS
- COPD
- Ung thư
- Bỏng nặng
- Suy thận mạn
- Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần
Triệu chứng bị teo cơ
- Cơ bị teo:
Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ.
Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện.
Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải.
Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài chi.
- Yếu cơ:
Sức mạnh cơ phụ thuộc nhiều vào khối lượng cơ. Do đó, khi khối cơ bị giảm, sức cơ sẽ bị yếu theo. Điều này sẽ đặc biệt thấy rõ ở các trường hợp Teo cơ vùng chân. Người bệnh có các dáng đi bất thường, khó giữ thăng bằng, dễ té.
Cơ chế gây ra teo cơ
Teo cơ là kết quả do sự mất cân đối giữa 2 chu trình tạo cơ và hủy cơ. Ở những người bị teo cơ, chu trình hủy cơ đặc biệt mạnh mẽ, hoặc chu trình tạo cơ bị ức chế. Kết quả là khối lượng cơ bi giảm không được bù trừ dẫn đến teo cơ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Loạn dưỡng cơ là gì?
Như đã đề cập ở trên, loạn dưỡng cơ là nguyên nhân hàng đầu gây ra teo cơ. Loạn dưỡng cơ là một nhóm bệnh cơ di truyền hiếm gặp, trong đó các sợi cơ đặc biệt dễ bị tổn thương. Các cơ, chủ yếu là các cơ xương (cơ chủ động) bị yếu dần.
Trong giai đoạn cuối của loạn dưỡng cơ, mỡ và mô liên kết thường thay thế các sợi cơ. Trong một số dạng loạn dưỡng cơ, cơ tim, các cơ trơn (cơ thụ động) và các cơ quan khác bị ảnh hưởng.
Có 9 dạng loạn dưỡng cơ chính. Những dạng loạn dưỡng cơ hay gặp nhất là do thiếu hụt di truyền một protein cơ có tên là dystrophin. Những dạng bệnh này gọi là bệnh dystrophin, bao gồm:
- Loạn dưỡng cơ Duchenne: Ðây là dạng bệnh dystrophin nặng nhất. Ðầu tiên nó ảnh hưởng tới các cơ vùng chậu, cánh tay và đùi. Loạn dưỡng cơ Duchenne thường xuất hiện ở các bé trai và là dạng loạn dưỡng cơ phổ biến nhất ở trẻ em.
- Loạn dưỡng cơ Becker: Ðây là dạng bệnh dystrophin nhẹ hơn. Bệnh thường xảy ra ở nam tuổi thanh thiếu niên và tiến triển chậm hơn, thường trong hàng chục năm.
- Một dạng loạn dưỡng cơ khác, loạn dưỡng cơ trương lực, còn gọi là bệnh Steinert, là dạng hay gặp nhất ở người lớn, làm cơ co cứng và mất khả năng giãn cũng như gây yếu cơ như các dạng loạn dưỡng cơ khác.
Những dạng loạn dưỡng cơ chính khác gồm:
- Loạn dưỡng cơ gốc chi.
- Loạn dưỡng cơ mặt vai-cánh tay.
- Loạn dưỡng cơ bẩm sinh.
- Loạn dưỡng cơ mắt hầu.
- Loạn dưỡng cơ đầu xa.
- Loạn dưỡng cơ Emery - Dreifuss.
Đây là bệnh liên quan tới di truyền, hiện chưa có biện pháp chữa khỏi bệnh nhưng một số thuốc và liệu pháp có thể làm chậm diễn biến của bệnh.
Nguyên nhân bệnh Loạn dưỡng cơ
Loạn dưỡng cơ là bệnh di truyền do khiếm khuyết gen. Mỗi dạng bệnh được gây ra bởi một đột biến gen đặc trưng cho dạng bệnh đó. Loạn dưỡng cơ Duchenne và Becker di truyền từ mẹ sang con trai theo kiểu di truyền lặn. Gen khiếm khuyết gây loạn dưỡng cơ Becker và Duchenne nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Người phụ nữ tuy mang gen gây bệnh trên nhiễm sắc thể X của mình nhưng chỉ đơn thuần là người mang gen và không biểu hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh. Trong quá trình thụ tinh, noãn mang nhiễm sắc thể X có chứa gen bệnh kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y và bé trai con của người được thừa hưởng gen này trên nhiễm sắc thể X có biểu hiện bệnh. Trong một số trường hợp loạn dưỡng cơ Becker và Duchenne, bệnh phát sinh từ một đột biến mới ở gen khác chứ không phải từ gen khiếm khuyết di truyền.
Loạn dưỡng cơ trương lực được di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Nếu cha hoặc mẹ mang gen khiếm khuyết gây loạn dưỡng trương lực thì có 50%- 75% khả năng rối loạn này sẽ được di truyền sang con.
Một số dạng loạn dưỡng cơ ít gặp hơn được di truyền theo kiểu giống như loạn dưỡng cơ Duchenne và Becker. Một số dạng loạn dưỡng cơ khác có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và ảnh hưởng như nhau tới cả nam và nữ, còn một số dạng khác lại cần có gen khiếm khuyết từ cả cha và mẹ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Phân biệt teo cơ và loạn dưỡng cơ
Teo cơ và yếu cơ là triệu chứng chung xuất hiện trong cả loạn dưỡng cơ và teo cơ do nguyên nhân khác. Nhưng teo cơ và yếu cơ do loạn dưỡng cơ thường xuất hiện sớm, và diễn tiến từ từ. Ngoài ra, trong Lloạn dưỡng cơ còn có triệu chứng phì đại cơ giả.
Tình trạng loạn dưỡng cơ là giai đoạn sớm trước teo cơ. Khi cơ bắt đầu loạn dưỡng, cơ sẽ có biểu hiện to hơn về kích thước. Sau đó, cơ dần dần bị teo nhỏ đi.
Điều trị thường không hiệu quả đối với loạn dưỡng cơ. Các bài tập vật lý trị liệu và thuốc chủ yếu làm chậm diễn tiến của bệnh
Về độ nặng, teo cơ do loạn dưỡng cơ gây ra thường nặng hơn. Các cơ yếu và teo sẽ tăng dần về số lượng theo thời gian. Tình trạng này thường không hồi phục. Do đó, tầm soát di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh này. Nếu người nhà bạn có người bị bệnh này, bạn nên tầm soát di truyền trước khi quyết định mang thai em bé.
>>>Thông tin hữu ích cho bạn: Mối liên hệ giữa teo cơ và yếu cơ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi