Làm cách nào để phát hiện sớm bệnh teo cơ?
Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, có thề chỉ ở 1 bên hay là đối xứng 2 bên. Có nhiều dạng của bệnh teo cơ, do đó bệnh có thể ảnh hưởng đến cơ thể ở nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong một số trường hợp, bệnh teo cơ bắt đầu gây ra các vấn đề về cơ ở giai đoạn trẻ sơ sinh, trong khi ở các trường hợp khác, các triệu chứng không xuất hiện cho đến tuổi trưởng thành. Vậy phải làm cách nào để phát hiện sớm bệnh teo cơ?
1. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ
3. Làm cách nào để phát hiện sớm bệnh teo cơ
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ
Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng ở vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân gây ít vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Ngoài ra, nguyên nhân gây teo cơ có thể do các rối loạn gen làm yếu từ từ các cơ trong cơ thể. Khi đó, do sự sai sót hoặc khiếm khuyết thông tin gen, sẽ ngăn cơ thể hình thành các protein cần cho sự hình thành và duy trì độ bền khoẻ của cơ. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến teo cơ, như rối loạn chuyển hóa, loạn dưỡng, tổn thương thần kinh, mạch máu nuôi,...
Nếu bạn còn chưa hiểu rõ teo cơ là gì và muốn biết thêm thông tin về căn bệnh này, bạn có thể xem tại bài viết BỆNH TEO CƠ LÀ GÌ đã được chúng tôi giới thiệu trước đây.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dạng của bệnh teo cơ
Bệnh teo cơ Duchenne
Teo cơ cơ Duchenne thường gặp nhất và là dạng nặng nhất của teo cơ. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi lên 5, khi các cơ chậu bắt đầu yếu đi. Trẻ mắc bệnh này phải dùng xe lăn khi 12 tuổi.
Đa số trẻ bị teo cơ Duchenne có trí thông minh ở mức trung bình, tuy nhiên có khoảng 1/3 trong đó không có khả năng học và dưới 1/3 chậm phát triển trí não. Sau một thời gian, các cơ của trẻ ở vai, lưng, cánh tay và chân yếu đi, các cơ hỗ trợ cho hô hấp cũng bị ảnh hưởng và trẻ cần đến máy để thở. Vì vậy, tuổi đời của bệnh nhân teo cơ Duchenne chỉ kéo dài đến năm 20 tuổi.
Bệnh teo cơ Becker
Bệnh teo cơ Becker ít gặp hơn và quá trình phát triển bệnh cũng chậm hơn. Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu khi trẻ bước vào độ tuổi lên 10. Sự suy yếu cơ bắt đầu thể hiện ở cơ chậu, sau đó là các cơ lưng và vai.
Trẻ mắc bệnh teo cơ Becker có tuổi thọ bình thường và có thể sống lâu, năng động mà không cần dùng đến xe lăn.
Bệnh teo cơ Myotonic
Teo cơ Myotonic còn được biết đến với tên gọi là Steinert. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên 50% số bệnh nhân mắc bệnh dưới 20 tuổi.
Triệu chứng của bệnh gồm yếu cơ, hao mòn cơ, cơ bị co rút theo thời gian và có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào khi bệnh nhân còn thơ ấu. Trẻ mắc bệnh cũng có thể bị đục nhân mắt và các vấn đề về tim.
3. Làm cách nào để phát hiện sớm bệnh teo cơ?
Dấu hiệu nhận biết bệnh teo cơ
Nhiều trẻ mắc bệnh teo cơ sau khi trải qua một giai đoạn phát triển bình thường trong những năm đầu sau khi sinh. Tuy nhiên thường trong giai đoạn này, các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện và gia đình hoàn toàn có hể nhận biết được. Trẻ bị teo cơ có thể bắt đầu bị sẩy chân, vấp ngã, đi lắc lư, gặp khó khăn khi đi lên cầu thang và đi bằng ngón chân (gót chân không nện xuống sàn); khó khăn khi đứng lên khỏi chỗ ngồi hoặc khi đẩy vật gì đó, chẳng hạn xe ngựa hay xe đẩy ba bánh.
Cũng có khi teo cơ nhưng lại thể hiện ra ngoài bằng hiện tượng phì đại, đó là trường hợp teo cơ kèm theo rối loạn tổ chức liên kết và mỡ gây nên triệu chứng giả phì đại, (bệnh teo cơ giả phì đại hay bệnh Thomsen). Khi đó, người bị teo cơ sẽ lại có triệu chứng cơ bắp chân phình to, đó là do các mô cơ đã bị phá huỷ và được thay thế bằng mô mỡ.
Cần nhớ rằng, một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi. Người được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ sẽ bị mất dần khả năng thực hiện các vận động do cơ đó chi phối, như đi, ngồi, đứng thẳng, thở ra dễ dàng và cử động các cánh tay, bàn tay. Độ yếu ớt này càng tăng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác.
Teo cơ trong các bệnh cơ, nói chung là cả hai bên và đối xứng, có thể toàn thân cũng có thể chỉ ở vùng như mặt, thắt lưng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chẩn đoán bệnh teo cơ
Khi nghi ngờ trẻ bị teo cơ, bác sĩ có thể sẽ làm các kiểm tra thể chất, xem xét tiền sử gia đình, hỏi về các vấn đề khác - đặc biệt những vấn đề có thể tác động đến cơ bắp trẻ - mà có thể trẻ gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện một loạt các kiểm tra khác để loại trừ các bệnh khác như làm xét nghiệm máu, kiểm tra ADN, làm sinh thiết cơ…
Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự giảm về kích thước của cơ. Khi đó sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Thăm khám bằng cách quan sát, chú ý các vùng cơ nổi rõ như cơ denta ở vai, cơ mông, cơ cẳng chân sau, cơ ở bàn tay…khi teo, ta thấy những phần cơ đó xẹp lõm xuống.
Tốt nhất là dùng thước đo so sánh hai bên, so sánh với sự cân đối của toàn thân và so sánh với người bình thường.
Cận lâm sàng
- CT Scan.
- MRI: các xét nghiệm hình ảnh học sẽ cho thấy khối lượng cơ giảm.
- Xét nghiệm máu: Khi cơ phân hủy nhiều sẽ làm tăng các chất như Ure, Kali, Creatinine, LDH.
- Xét nghiệm nước tiểu: Khi cơ phân hủy khiến nước tiểu có màu đỏ sẫm, hoặc nâu. Các xét nghiệm như Myoglobin, Phân tích nước tiểu 10 thông số sẽ được chỉ định.
- Điện cơ: đặc biệt nhạy với các trường hợp teo cơ do thần kinh cơ. Kết quả của những trường hợp này thường là tổn thương thần kinh mạn tính, giúp nhận ra các dây thần kinh cơ đã chết.
>>>Những thông tin hữu ích cho bạn:
- Cách điều trị bệnh teo cơ
- Cách phòng chống bệnh teo cơ
- Tác hại của bệnh teo cơ
- Phẫu thuật điều trị bệnh teo cơ
Khi thấy người thân của bạn có các dấu hiệu của bệnh teo cơ, bạn nên khuyên người đó đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi