Có cần phẫu thuật để điều trị bệnh teo cơ không?

Có cần phẫu thuật để điều trị bệnh teo cơ không?

Một khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi, vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh cơ. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vậy có cần phẫu thuật để điều trị bệnh teo cơ không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương.

Để có cái nhìn tổng quan về bệnh teo cơ, bạn cần xem thêm thông tin tại TÌNH TRẠNG TEO CƠ.

Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ

Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:

  • Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi..
  • Teo cơ cột sống
  • Teo cơ tiến triển
  • Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh 
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên (Xem thêm thông tim tại đây)
  • Bại liệt
  • Đa xơ cứng
  • Gãy xương đùi
  • Thoát vị đĩa đệm (Xem thêm thông tin tại đây)

Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:

  • HIV/AIDS (Xem thêm thông tin tại đây)
  • COPD
  • Ung thư
  • Suy thận mạn
  • Bỏng nặng
  • Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh teo cơ

Đây là phương pháp khá hiệu quả trong điều trị teo cơ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hàng đầu giúp giải quyết dứt điểm tình trạng teo cơ trong một số bệnh lý. Các trường hợp thường được ưu tiên chỉ định phẫu thuật điều trị:

- Teo cơ do chèn ép thần kinh:

Chèn ép thần kinh trong các trường hợp này thường do các nguyên nhân  như: Hội chứng ổng cổ tay, Hội chứng kênh guyton, Viêm mô tế bào… 

Sau khi điều trị kháng viêm mà không giảm các triệu chứng tê chèn ép, phẫu thuật với mục đích giải áp cho thần kinh sẽ được thực hiện.

- Teo cơ - dải cơ xơ hóa:

Teo cơ do xơ hóa cơ thường do tiêm chích trực tiếp vào cơ, rách cơ, hoặc một số khiếm khuyết di truyền gây xơ hóa cơ tự phát. Teo cơ dạng này thường xuất hiện ở các nhóm cơ chủ lực của cơ thể như: cơ mông , cơ delta, cơ nhị đầu, tam đầu cánh tay…

Đối với trường hợp này, phẫu thuật là phương pháp điều trị hàng đầu. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt dải xơ, giúp cải thiện chiều dài cơ, khôi phục cử động cơ.

Để rõ hơn về phương pháp điều trị cho từng loại teo cơ loại này, bạn có thể xem thêm:

- Teo cơ gây các bất thường xương:

Khi teo cơ tiến triển nặng có thể gây ảnh hưởng nặng nề lên cấu trúc xương. Các biến chứng lên xương do teo cơ gây ra, như: Vẹo cột sống, gù, trật khớp.
  
Các biến chứng này nếu để lâu không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của hệ cơ xương mà còn gây giảm thể tích lồng ngực, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hô hấp và tim mạch. 

- Teo cơ do bỏng:

Bỏng nặng gây ảnh hưởng nặng nề lên hệ da cơ xương. Teo cơ sau bỏng là biến chứng khó tránh khỏi. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất trong trường hợp này để giúp người bệnh phục hồi chức năng, hạn chế biến chứng co rút chi.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân teo cơ đều phù hợp với phẫu thuật. Nguyên nhân là do phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn, có thể gây ảnh hưởng động mạch, thần kinh, các mô mềm  xung quanh vùng phẫu thuật. Như vậy, vẫn có nguy cơ biến chứng nhất định sau phẫu thuật. Do đó, nếu trường hợp teo cơ của bạn không thuộc nhóm các chỉ định trên, bạn có thể không cần phẫu thuật. Các biện pháp điều trị dưới đây có thể phù hợp với tình trạng của bạn hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các cách điều trị bệnh teo cơ khác

Dùng thuốc

  • Giảm đau- kháng viêm
  • Thuốc tăng tạo cơ
  • Thuốc giảm hủy cơ
  • Chất ức chế Myostatin
  • Coenzyme Q10, Leucine, Creatine

Liệu pháp kích thích điện chức năng

Trong phương pháp này, người bệnh sẽ được kích thích bằng các điện cực phát ra dòng điện có điện thế thấp. Dòng điện này sẽ kích thích tế bào cơ hoạt động. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp teo cơ do nguyên nhân bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Vật lý trị liệu

Cho dù điều trị bằng phẫu thuật, người bệnh vẫn phải tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật. Tùy theo nguyên nhân và nhóm cơ bị teo, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập riêng giúp luyện tập phục hồi chức năng cho cơ bị teo.

Dinh dưỡng

Tương tự như Vật lý trị liệu, Dinh dưỡng cũng là phần không thể thiếu trong liệu trình điều trị cho bất kỳ bệnh nhân nào bị teo cơ. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, protein, gIutamin, creatine sẽ giúp cơ thể mau bù lại cơ mau chóng.

Tóm lại, phẫu thuật chỉ cần thiết trong các trường hợp đặc biệt được nêu trên. Dù kết quả điều trị phẫu thuật có ngoạn mục trong một số trường hợp, bạn cũng không nên lạm dụng phương pháp này, do nó vẫn có nhiều nguy cơ biến chứng, thất bại hậu phẫu. Người bệnh nên kết hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị để theo dõi tình trạng teo cơ. Đồng thời, chú ý tập luyện thể lực và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vì hai yếu tố này mới chính là chìa khóa giúp ngăn chặn tình trạng teo cơ diễn tiến nặng hơn.

>>>Bạn có thể xem đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh teo cơ TẠI ĐÂY.

Để điều trị bệnh teo cơ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Teo cơ

Nguyên nhân teo cơ chân
Khi cơ bị mất đi được gọi là teo cơ. Lý do chính của teo cơ là thiếu hoạt động thể chất. Điều này có thể xảy ra khi một căn bệnh hoặc một chấn thương...
Teo cơ chân sau bó bột
1. Teo cơ chân 2. Teo cơ chân sau bó bột Triệu chứng Nguyên nhân 3. Chẩn đoán 4. Điều trị [bsntk] 1. Teo cơ chân Teo cơ...
Teo cơ chân ở người già
1. Teo cơ là gì? 2. Các dấu hiệu của teo cơ chân 3. Các nguyên nhân gây teo cơ chân ở người già 4. Chẩn đoán 5....
Điều trị teo cơ đùi
Teo cơ đùi là tình trạng giảm khối lượng cơ, lưu ý cơ nhỏ đi không có nghĩa là cơ bị hủy mà số lượng cơ không thay đổi nhưng chất lượng...
6 bài tập phục hồi teo cơ đùi hữu ích bạn nên tham khảo
Teo cơ đùi là hiện tượng cơ vùng đùi (đặc biệt vùng đùi trước có tỷ lệ tổn thương cao hơn vùng đùi sau) bị nhỏ đi, chất lượng sợi cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Nhân

    Nếu phẫu thuật mà có thể điều trị bệnh này thì tốt quá, tôi có đứa cháu đang bị teo cơ, uống thuốc một thời gian nhưng cũng không thấy đỡ, cơ càng ngày càng yếu đi. Hy vọng phương pháp này có thể giúp ích cho cháu.

    08/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung