Phẫu thuật teo cơ Delta

Phẫu thuật teo cơ Delta

1. Bệnh teo cơ Delta là gì

2. Điều trị bệnh teo cơ Delta

3. Chỉ định phẫu thuật

4. Chỉ định phục hồi chức năng

5. Chống chỉ định phẫu thuật

6. Các bước tiến hành phẫu thuật

7. Điều trị và theo dõi sau mổ

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Bệnh teo cơ Delta là gì

Teo cơ delta là một cơ có hình dạng giống như một tam giác bao bọc khớp vai. Cơ này có chức năng giúp nâng cánh tay bên cơ thể.

Bệnh teo cơ delta hay xơ hóa cơ delta, như tên gọi, là một sự rối loạn cơ, với đặc tính chính là những sợi đai của cơ trong cơ delta bị xơ hóa, và ảnh hưởng đến cơ chế của các xương trong khu vực vai.

Hậu quả là phần xương bả vai nhô lên như có cánh, vùng giữa hai vai bị xệ xuống. Có khi xương sống bị vẹo. Xơ hóa cơ delta cũng liên quan đến xơ hóa cơ vùng mông và cơ phần chân.

Teo cơ Delta là một bệnh lý ở vùng vai, thể hiện ở chỗ xương bả vai bị kéo nghiêng ra ngoài làm cho vai xệ xuống.

2. Điều trị bệnh teo cơ Delta

Điều trị teo cơ delta chủ yếu vẫn là phẫu thuật cắt bỏ dải xơ sau đó tập phục hồi chức năng. Trong việc phẫu thuật, chỉ cần rạch da dài khoảng 3 - 4 cm, qua da tìm xuống một rãnh, ở đây có một dải gân xơ cứng chắc nổi lên như một sợi dây thừng nhỏ nằm giữa hai bó cơ delta lành lặn. Cắt và trượt dải này thì sự kéo lệch xương bả vai sẽ mất đi nhanh chóng. Sau thời gian tập phục hồi chức năng vai sẽ phục hồi như cũ, nên teo cơ delta có thể chữa khỏi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Chỉ định phẫu thuật

  • Chỉ phẫu thuật cho các trường hợp từ 05 tuổi trở lên

  • Có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng

  • Tư thế vai dạng >25 độ

  • Có biểu hiện rối loạn chức năng và mất thẩm mỹ

               Phẫu thuật teo cơ Delta

Teo cơ Delta hoàn toàn chữa khỏi được, những trường hợp nặng cần phẫu thuật  còn những ca nhẹ có thể tự tập luyện mà không cần phẫu thuật

4. Chỉ định phục hồi chức năng

  • Điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật là chỉ định với tất cả các trường hợp

  • Điều trị phục hồi chức năng đơn thuần, không cần phẫu thuật với những trường hợp xơ hóa cơ Delta không có chỉ định mổ

5. Chống chỉ định phẫu thuật

  • Đối với các trường hợp chưa có chẩn đoán rõ ràng.

  • Đang có bệnh lý toàn thân có chống chỉ định phẫu thuật và bệnh lý ngoài da tại vùng vai có viêm nhiễm.

  • Có đám tổ chức xơ hoá trong cơ Delta nhưng không gây những biến dạng bệnh lý như mô tả ở trên.

  • Đối với các trường hợp có bệnh lý như xương bả vai cao bẩm sinh, bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển, xơ hoá toàn bộ cơ Delta, teo do thiểu dưỡng nhiều cơ gây biến dạng lồng ngực, các bệnh thần kinh gây teo cơ Delta v.v…

6. Các bước tiến hành phẫu thuật

  1. Vô cảm

  • Gây tê đám rối thần kinh cánh tay áp dụng với người có hợp tác tốt (trẻ lớn hoặc người lớn), là phương pháp ưu tiên chọn lựa vì kỹ thuật đơn giản

  • Gây mê toàn thân đặt nội khí quản

  1. Tiến hành phẫu thuật

Áp dụng phương pháp phẫu thuật dựa theo tình trạng, vị trí và mức độ tổn thương.

* Hai kỹ thuật có thể áp dụng để phẫu thuật xơ hóa cơ Delta (theo vị trí của tổn thương)

+ Cắt đứt dải xơ ở phía đầu gần sát nguyên ủy của cơ: Thường được áp dụng phổ biến và chỉ định cho những trường hợp xơ hóa cơ Delta có sờ thấy rõ thừng xơ ở phía đầu gần.

+ Kỹ thuật cắt dải xơ ở phía đầu xa của cơ Delta: Chỉ định cho những trường hợp xơ hóa cơ Delta mức độ nặng và cơ bị xơ hóa lan toả ở nhiều vị trí. Kỹ thuật này chỉ thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.

  • Kỹ thuật cắt dải xơ ở đầu gần sát nguyên ủy của cơ

Chỉ định

- Xơ cơ mức độ vừa.

- Thường chỉ có một dải xơ nằm giữa cơ Delta dễ sờ thấy thừng xơ dưới chỗ bám vào mỏm cùng vai trong tư thế khép vai.

  Kỹ thuật tiến hành.

* Thì thứ nhất: Rạch da từ 2-5 cm theo đường chuẩn tính từ mỏm cùng vai đến bán tận cùng của cơ ở ấn Delta

* Thì thứ hai: Qua da và tổ chức dưới da dùng ngón tay kiểm tra lại dải xơ (căng và tròn như đũa, có mầu trắng đục). Lúc này nên khép vai bệnh nhân và xoay ngoài cánh tay để làm căng dải xơ. Dùng kẹp cầm máu đầu cong (Kocher) luồn ngang qua dưới và nâng dải xơ lên. Dùng dao mổ cắt ngang thừng xơ ngay phía dưới nguyên ủy. Sau đó, kiểm tra lại bằng cách khép cánh tay vào phía trước ngực, cẳng tay xoay ngoài. Dùng một ngón tay kiểm tra vùng mổ về phía trước và phía sau. Nếu còn một hoặc hai dải xơ nhỏ ở phía bó sau thì cắt nốt. Tiếp tục kiểm tra thấy động tác khép vai cải thiện, khuỷu tay đưa được đến mũi ức và không thấy còn dải xơ nào phía bên trong cơ Delta căng nữa là đạt yêu cầu. Kiểm tra cầm máu kỹ.

* Thì thứ ba:

-Khâu dưới da bằng chỉ tiêu 3/0 (Vicryl). Khâu trong da bằng chỉ tiêu, hoặc khâu ngoài da bằng chỉ nylon. Có thể chỉ cần khâu kín da một lớp.

- Băng kín vết mổ bằng gạc và băng dính.

- Tập vận động: Hướng dẫn trẻ tập vận động khớp khuỷu, bàn tay và các ngón sau 48 h. Tập dạng vai nên tiến hành muộn hơn sau năm bảy ngày để vết mổ ổn định.

Kỹ thuật cắt dải xơ từ phía đầu xa

- Rạch da: Dài khoảng 4 cm bắt đầu cách mỏm cùng vai khoảng 2 cm, dọc theo đường đi của bó giữa cơ Delta (dọc theo rãnh lõm da) hướng về lồi củ Delta của xương cánh tay

- Tách tổ chức dưới da khỏi bao cơ để giải phóng vùng da bị lõm do dính vào bao cơ

- Tìm dải xơ thường là bó giữa. Mở dọc bao cơ phía trước và sau dải xơ phía bám tận. Tách cơ lành khỏi dải xơ. Luồn panh tách và nâng dải xơ ra phía trước. Cắt dải xơ cách chỗ bám tận khoảng 1 cm.

- Người phụ khép dần cánh tay về đường giữa (đường nối giữa hõm ức và mũi ức) sao cho khuỷa tay đưa về được đến đường giữa.

- Nếu không đưa được khuỷa tay về đến đường giữa cần phải sờ nắn để tìm các dải xơ khác ở bó sau và bó trước. Cắt bỏ các dải xơ này.

- Tiếp tục khép từ từ cánh tay về đường giữa, nếu vẫn không khép hết cần kiểm tra bao cân của bó sau và bó trước, nếu các bao cân này căng cứng cần rạch theo chiều ngang.

- Nếu sau khi đã cắt hết các dải xơ và mở bao cơ mà vẫn không khép hết được khuỷa tay về đường giữa và sờ nắn thấy bó trước và sau của cơ Delta căng cứng thì nên kết hợp với thuốc dãn cơ để làm mềm các cơ này và khép dẫn cánh tay vào đường giữa( khi có gây mê nội khí quản). Tình huống này thường gặp ở trẻ lớn và người lớn khi tình trạng co rút đã diễn ra từ nhiều năm.

- Cầm máu kỹ. Khâu tổ chức dưới da. Khâu trong da.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Điều trị và theo dõi sau mổ

  • Kháng sinh toàn thân. Dùng từ 3-5 ngày và thuốc giảm đau

  • Cắt chỉ sau 10-12 ngày

  • Tập phục hồi chức năng

Để điều trị bệnh teo cơ Delta, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Teo cơ Delta

Nguyên nhân gây teo cơ Delta
Cơ Delta là cơ ôm phía ngoài khớp vai, hình tam giác giống dấu Delta. Nguyên ủy của cơ bám từ 1/3 ngoài xương đòn, vòng...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Cháu tôi bị mắc bệnh này nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ nay cháu đã đi phẫu thuật. Cảm ơn bác sĩ

    18/06/2018
trần thị mùi (07/04/2023)
chào bác sỹ, cháu năm nay 32 tuổi, rất muốn được mổ teo cơ đenta. Cháu muốn hỏi địa chỉ và thời gian mổ bao nhiêu mới có thể hồi phục, và sau khi mổ liệu 2 tay của cháu có trở laị được như người bình thường không ạ
Phu bang nhiên (25/09/2021)
Chào bs cháu nay 36t bị teo cơ delta từ nhỏ giờ có thể chữa khỏi ko ạ
Phan anh sang (03/08/2021)
Chào bs cháu bị nghi teo cơ đenta từ bé và đã đi khám nhiều nơi đến nay 33 tuổi rồi rất muốn đc phẫu thuật để chở lại bình thường

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung