Những hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra

Những hậu quả mà bạo lực gia đình gây ra

Bạo hành gia đình là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bạo lực gia đình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây đến nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần cho những người trong gia đình.

1. Bạo lực gia đình là gì?

2. Những thay đổi tâm lý và hành vi của người bị bạo hành gia đình

3. Triệu chứng thực thể của người bị bạo hành gia đình

4. Những điều cần làm khi bị bạo hành

5. Làm thế nào để giúp đỡ nạn nhân của bạo hành gia đình

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bạo lực gia đình là gì?

Bạo hành gia đình là sự lạm dụng trong các mối quan hệ cá nhân. Những kẻ bạo hành có thể là bạn đời, chồng hoặc vợ, bạn trai hoặc bạn gái. Bạo hành có những ảnh hưởng lên cả nam và nữ bất kể học thức, chủng tộc, tôn giáo, điều kiện kinh tế và lứa tuổi. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng lên những người thuộc giới tính thứ 3. Nhưng hầu hết các nạn nhân là nữ giới, có tới 25% phụ nữ phải chịu sự bạo hành gia đình.

Những kẻ bạo hành có thể lợi dụng nỗi sợ hãi để ức hiếp, bắt nạt và đe dọa nhằm củng cố quyền lực và điều khiển người khác. Những kẻ đó có thể có những hành động mang tính ghen tuông, kiểm soát hoặc chiếm hữu. Các dấu hiệu của việc bị lạm dụng có thể xảy ra sớm khi bắt đầu mối quan hệ hoặc rất khó nhận biết ban đầu.

Khi mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn, sự lạm dụng có thể sẽ nặng nề hơn.

  • Những kẻ bạo hành bắt đầu đe dọa, gọi thẳng tên họ người khác, đóng sầm cửa mạnh và đập vỡ chén đĩa. Đó được gọi là lạm dụng cảm xúc, khiến đối phương cảm thấy sợ hãi và tự thấy bản thân mình yếu đuối.
  • Lạm dụng thân thể bắt đầu từ những cú bạt tay, sau đó là đánh đập, xô đẩy và bóp cổ.
  • Để điều khiển người khác, những kẻ bạo hành thường dùng vũ lực lên con cái, gia đình, thú cưng nhằm đe dọa đối phương.
  • Kẻ bạo hành có thể kiểm soát tiền bạc, nhằm khiến đối phương cảm thấy yếu đuối, phải lệ thuộc. Đó được gọi là lạm dụng tài chính.
  • Bạo hành gia đình còn bao gồm cả lạm dụng tình dục, nghĩa là ép buộc nạn nhân quan hệ tình dục với mình dù đồi phương không tự nguyện.

Vấn đề về tiền bạc, nghiện ngập hay lạm dụng rượu bia có xu hướng thúc đẩy hành động lạm dụng người khác. Lạm dụng thường phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên đang trong giai đoạn hẹn hò. Nó thường xảy ra thông qua hành động kiểm soát người khác và sự ghen tuông.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bạo lực gia đình là một vấn đề nhức nhối của xã hội

Bạo lực gia đình gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho người bị bạo hành

Bạo hành gia đình có ảnh hưởng tâm lý vô cùng nghiêm trọng lên nạn nhân. Đây không phải là vấn đề tâm lý thường được các bác sĩ chẩn đoán một cách xác đáng. Nạn nhân của bạo hành gia đình có thể xuất hiện rất nhiều dấu hiệu khác nhau. 

Tất cả các nạn nhân của bạo hành gia đình sẽ có những sang chấn về tâm lý và thực thể. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về sức khỏe tổng quát giữa nam và nữ, mà tỉ lệ phụ nữ có những sang chấn thực thể nghiêm trọng cao gấp 6-7 lần nam giới.

Nhiều nạn nhân có thể mắc các bệnh tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn hậu chấn thương tâm lý. Nếu sự bạo hành kéo dài, các tác động tiêu cực của những bệnh tâm thần kể trên có thể tiến triển và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ về sau. Một số nạn nhân thường cố gắng che dấu triệu chứng và tỏ ra bình an vô sự. Vì thế, việc quan trọng nhất là chính bản thân họ phải nhận biết được các dấu hiệu và tìm sự giúp đỡ.

2. Những thay đổi tâm lý và hành vi của người bị bạo hành gia đình

Những sang chấn tâm lý gây ra bởi bạo hành gia đình không giống như các dấu hiệu thực thể, đó không phải là những vết bầm, vết cắt; vì vậy, rất khó trong việc nhận biết để có những can thiệp và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, việc bạo hành có thể để lại những vết sẹo rất sâu trong tâm lý của nạn nhân. Do phụ nữ rất dễ là đối tượng bị bạo hành, nên các sang chấn về tâm lý thường xảy ra.

Nhà tâm lý học Lenore Walker cũng đã chỉ ra rằng nữ giới thường dễ bị bạo hành. Hơn nữa, những người phụ nữ thường xuyên chịu sự lạm dụng thân thể, tình dục cũng như các dạng lạm dụng nghiêm trọng khác có xu hướng xuất hiện những thay đổi hành vi tương tự nhau.

Những người bị bạo hành gia đình thường có những thay đổi trong tâm lý và hành vi như sau: 

  • Tâm trạng bối rối, lo âu, e sợ dai dẳng. 
  • Tâm trí luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ, vì vậy họ thường khó thư giản và dễ rối loạn giấc ngủ. 
  • Cảm giác tuyệt vọng, bơ vơ, không nơi nương tựa do họ tin rằng mình sẽ không bao giờ thoát khỏi sự kiểm soát của kẻ bạo hành. 
  • Qúa sợ hãi vì không thể bảo vệ bản thân và con cái họ. Những nạn nhân này có xu hướng từ chối sự giúp đỡ từ gia đình, họ hàng và bạn bè. 
  • Bất lực trong việc đưa ra quyết định hoặc tự bảo vệ bản thân do tâm trí họ đã bị nỗi sợ chiếm đóng hoàn toàn.
  • Luôn tin rằng bản thân đáng bị bạo hành.
  • Luôn tin rằng phải có người chịu trách nhiệm về hành động bạo hành.
  • Trong tâm trí họ luôn có sự hồi tưởng, suy nghĩ, ký ức về việc bị bạo hành. Ngoài ra, họ rất hay gặp ác mộng về việc bị bạo hành.
  • Có những phản ứng về cảm xúc gợi nhớ lại những kí ức bị bạo hành.

Những người bị bạo hành thường có xu hướng mắc các vấn đề về tâm lý như có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bệnh rối loạn lo âu hay rối loạn hoảng sợ. Khi bạn thấy những người bị bạo hành gia đình có các triệu chứng của các căn bệnh này, hãy đưa họ đi khám ngay. Hello Doctor luôn sẵn lòng để giúp đỡ cho họ.

Hello Doctor - Mang sức khỏe đến cuộc sống

3. Triệu chứng thực thể của người bị bạo hành gia đình

Những nạn nhân bị bạo hành có thể có các dấu hiệu thực thể khác, mà đôi khi đó không phải là do bạo hành gia đình trực tiếp gây ra. Thông thường, nguyên nhân của các dấu hiệu đó là do tác động của việc phải chịu căng thẳng trong thời gian dài. Những triệu chứng đó bao gồm:

  • Nhức đầu.
  • Hen suyễn.
  • Triệu chứng của hệ tiêu hóa.
  • Có những cơn đau mạn tính.
  • Ngủ không yên giấc hoặc không thể ngủ được.
  • Đau lưng.
  • Đau vùng chậu.
  • Đau nhức vùng sinh dục.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu và triệu chứng tâm lý của người bị bạo hành gia đình

Tuyệt vọng, đau đớn về thể xác, trầm cảm... là những dấu hiệu thường thấy ở người bị bạo hành

4. Những điều cần làm khi bị bạo hành

Điều quan trọng là tìm sự giúp đỡ từ người khác. Hãy tâm sự với những người đáng tin tưởng, như bạn bè, các cơ quan nhà nước, bác sĩ hoặc những người mà bạn nghĩ có thể giúp đỡ bạn.

Bước đầu tiên là liên lạc với các cơ quan chức năng để có những lời khuyên, thông tin hữu ích về việc giữ an toàn bản thân.

Sau đây là một số cách có thể hữu ích với bạn:

- Tìm hiểu về quyền lợi hợp pháp, báo cảnh sát để được giúp đỡ.

- Hãy lưu những số liên lạc và địa chỉ những nơi bạn có thể nương tựa khi gặp trường hợp khẩn cấp.

- Hãy dạy dỗ con cái không được can thiệp vào giữa lúc bạn bị bạo hành.

- Nếu bạn nghĩ bạn có thể trốn thoát, hãy lên kế hoạch về điều đó. Sau đây là một số gợi ý cho bạn.

  • Đặt mọi thứ cần thiết lại gần nhau. Để quần áo, bản sao chìa khóa nhà, chìa khóa xe, tiền, thẻ tín dụng, các giấy tờ cần thiết, chứng minh nhân dân và giấy khai sinh của bạn và con bạn vào vali và giấu đi. Có thể giấu chúng trong nhà hoặc để nhờ tại nhà bạn bè hoặc gia đình.
  • Hãy bí mật mở một tài khoản tiết kiệm hoặc làm một thẻ tín dụng.
  • Nếu như nạn nhân bị bạo hành là trẻ thiếu niên, hãy liên lạc với người lớn như ba mẹ, gia đình, bạn bè, gia đình của bạn bè, hoặc những người cố vấn tại trường.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Làm thế nào để giúp đỡ nạn nhân của bạo hành gia đình

Sau đây là một số gợi ý có thể hữu ích với bạn:

  • Hãy lắng nghe và quan tâm đến họ như một người bạn.
  • Luôn nhắc nhở họ rằng không một ai đáng phải chịu bị bạo hành và bị đối xử như thế.
  • Hãy cho họ biết lạm dụng là hành động bất hợp pháp và có thể tìm được sự giúp đỡ từ Cơ quan Nhà nước.
  • Hãy giúp họ lên kế hoạch trốn thoát.
  • Gợi ý họ liên hệ Cơ quan Chức năng hoặc tìm đến các nhóm hỗ trợ tại địa phương.

Hãy nhớ rằng họ có thể không muốn đi hoặc chưa sẵn sàng trốn. Hơn nữa, chính nạn nhân là người hiểu rõ kẻ bạo hành nhất và biết quyết định nào là an toàn. Nhưng điều quan trọng là nạn nhân phải biết nơi mà họ có thể tìm sự giúp đỡ.

Bạo hành gia đình có thể dẫn tới những vấn đề lớn và sức khỏe đối với người bệnh. Hãy đi khám bác sĩ ngay để được khắc phục tình trạng sức khỏe của mình nếu như bạn đang bị bạo hành gia đình. Liên hệ với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ giỏi.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tâm thần

KHÁM TÂM THẦN KHI NÀO? 5 dấu hiệu cần đi khám
Đi khám tầm thần được nhận định khi có các nhóm dấu hiệu: cảm xúc, giác quan, suy nghĩ – tư duy, trí nhớ - tập trung chú ý, mặt...
KINH NGHIỆM: Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần ra sao? 30 phút hiệu quả với bác sĩ tâm thần
Bác sĩ tâm thần KHÁM bệnh tâm thần thường khám trong không gian an toàn, thoải mái và riêng tư. Người bác...
Số điện thoại bác sĩ tâm thần giỏi tại Đà Nẵng
Số điện thoại bác sĩ tâm thần giỏi tại Đà Nẵng: 08 8600 6167, có thể gọi vào khung giờ: 9h -19h hàng ngày. Bác sĩ tại đây điều trị rất...
Phân loại bệnh tâm thần theo tiêu chuẩn ICD-10
Trong bài viết này, Hello Doctor sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dạng bệnh tâm thần được phân loại theo tiêu chuẩn ICD-10 - tra cứu phân...
Bệnh tâm thần có chữa được không, điều trị như thế nào?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái mới được chẩn đoán bị mắc bệnh tâm thần. Xin hỏi bác sĩ là bệnh tâm thần có chữa được...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung