Nghiện thiết bị màn hình - Căn bệnh của xã hội

Nghiện thiết bị màn hình - Căn bệnh của xã hội

Nghiện thiết bị màn hình như điện thoại, ipad, máy tính, ti vi thuộc rối loạn hành vi gây nghiện theo bảng phân loại thống kê quốc tế về các loại bệnh ICD-11. Nó gây ảnh hưởng tới khả năng học tập, ghi nhớ, tư duy và thay đổi tính tình, cảm xúc của trẻ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

1. TỔNG QUAN

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÂN LOẠI NGHIỆN THIẾT BỊ MÀN HÌNH VÀO PHÂN LOẠI THỐNG KÊ QUỐC TẾ VỀ CÁC LOẠI BỆNH

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA NGHIỆN THIẾT BỊ MÀN HÌNH

4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN CÁC THIẾT BỊ MÀN HÌNH

5. TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ MÀN HÌNH QUÁ NHIỀU

6. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

1. TỔNG QUAN

Các câu hỏi về Nghiện game nói riêng hay nghiện thiết bị màn hình nói chung luôn được các bậc cha mẹ quan tâm trong hàng chục năm qua. Mặc dù rất hiếm có ai đó chết vì chơi điện tử, thường xảy ra trong trường hợp chơi nhiều quá mức, kéo dài vài ngày.

Năm 2015, tại Đài Loan có một người đàn ông chết vì ngừng tim sau khi liên tục chơi game 3 ngày tại quán cà phê.

Tháng 2 năm 2017, một người tử vong khi đang cố gắng phát trực tiếp trò chơi điện tử của họ trong 24 giờ , “World of Tanks” là một trò chơi nổi tiếng ở Mỹ.

Một nghiên cứu mới của Mỹ đã đưa ra một con số đáng báo động đó là 1/3 số trẻ em nước này ngủ không đủ, hoạt động thể chất không đủ, do chúng dành quá nhiều thời gian với các thiết bị điện tử. Nghiên cứu được thực hiện với hơn 4.500 trẻ em tại 20 địa điểm ở Mỹ, cho thấy tính trung bình, trẻ em ở lứa tuổi từ 8 - 11 tuổi dành 3,6 giờ mỗi ngày cho việc giải trí với tivi, điện

thoại di động và máy tính. Con số này nhiều hơn gần gấp đôi thời gian giới hạn được khuyến cáo là 2 giờ đồng hồ. Việc ngủ quá ít trong khi dành thời gian quá nhiều để ngồi trước màn hình tivi, điện thoại di động và máy tính sẽ làm giảm những khả năng liên quan đến nhận thức của trẻ em như việc học, khả năng ghi nhớ và hoàn thành nhiệm vụ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÂN LOẠI NGHIỆN THIẾT BỊ MÀN HÌNH VÀO PHÂN LOẠI THỐNG KÊ QUỐC TẾ VỀ CÁC LOẠI BỆNH

Năm 2013, DSM 5 đã đưa Nghiện game vào mục cần nghiên cứu thêm. Và hiện nay, các nhà khoa học đã đủ chứng cứ để kết luận Nghiện game thuộc Rối loạn hành vi gây nghiện.

Theo Tổ chức y tế thế giới (The World Health Organization) - WHO đã xác định nghiện thiết bị màn hình nằm trong danh sách được phân loại của bệnh tâm thần. Đây là một động thái lớn của WHO. Nó mở ra những lựa chọn điều trị cho những người bị bệnh này. Bên cạnh đó cũng báo hiệu cho các quốc gia, chính quyền địa phương rằng Nghiệm game đang được xem xét nghiêm túc bởi một tổ chức y tế lớn.

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA NGHIỆN THIẾT BỊ MÀN HÌNH

Khi nào việc sử dụng thiết bị màn hình được chuyển từ “thích” sang “nghiện”

“Nghiện thiết bị màn hình” thuộc các hành vi gây nghiện của ICD; đặc trưng bởi 3 triệu chứng:

· Không kiểm soát được bản thân khi chơi game, trẻ luôn nghĩ về game, internet, mạng xã hội, lúc nào cũng tìm tòi để chơi và sử dụng; thời gian chơi hơn 6 giờ/ngày.

· Ưu tiên cho việc chơi game, hơn các trách nhiệm , quyền lợi khác. Cảm thấy buồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian, không được chơi, không được sử dụng.

· Hành vi tiếp tục, ngày càng tăng, bất chấp hậu quả tiêu cực đến cuộc sống gia đình, nghề nghiệp và xã hội. Sa sút học tập, giảm chất lượng cuộc sống, không quan tâm đến người xung quanh, mất dần các mối quan hệ ý nghĩa.

Các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất 12 tháng.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________

4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN CÁC THIẾT BỊ MÀN HÌNH

Cha mẹ thường bận rộn, ít quan tâm, chia sẻ, ít dành thời gian cùng tạo ra những sân chơi bổ ích để giúp giải tỏa những căng thẳng nội tâm của trẻ trong khi game, internet và mạng xã hội có nhiều yếu tố khiến trẻ dễ bị hấp dẫn như: thích sắm vai, tính mạo hiểm, ganh đua, chiến thắng và phần thưởng…. Một số hoàn cảnh do thiếu vắng sự yêu thương chăm sóc của cha hoặc mẹ ,ví dụ như cha mẹ ly hôn gây rối nhiễu về mặt tâm lý của trẻ dẫn đến việc tìm kiếm các thiết bị điện tử để giải tỏa tâm lý, áp lực cuộc sống…

Các bé gặp các rối loạn khó khăn trong học tập hay mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Có các vấn đề về sức khỏe và tâm lý như trầm cảm, lo âu, ám ảnh sợ. Khi sử dụng các thiết bị màn hình có thể che lấp đi phần nào, nhưng sau đó tình trạng trầm cảm, lo âu càng nặng nề hơn.

5. TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ MÀN HÌNH QUÁ NHIỀU

Việc sử dụng nhiều các thiết bị màn hình không chỉ ảnh hướng đến các vấn đề về sức khỏe, giảm khả năng học tập mà còn gây ra những bệnh lý tâm thần khác như rối loạn cảm xúchành vi, rối loạn trầm cảm, lo âu hay rối loạn giấc ngủ.

6. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Khi nhận thấy trẻ có biểu hiện phụ thuộc vào các thiết bị màn hình, cha mẹ nên đưa bé đi khám ở cơ sở có chuyên khoa tâm thần để tầm soát các rối loạn đi kèm ở trẻ nhằm can thiệp và hỗ trợ kịp thời bằng các phương pháp tâm lý và hóa dược.

Cha mẹ cần là tấm gương trong việc sử dụng và kiểm soát việc sử dụng các thiết bị màn hình. Cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu, hướng dẫn con phòng ngừa tác động xấu từ việc chơi game, sử dụng internet, mạng xã hội. Để làm được điều đó, cha mẹ phải xây dựng được mối quan hệ thân thiết với trẻ, nhắc nhở, quan tâm để phát hiện những vấn đề khó khăn, căng thẳng mà trẻ đang gặp phải. Luôn khuyến khích, động viên để trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động bổ ích như tập thể dục, thể thao, tham gia hoạt động ngoài trời, và hỗ trợ để trẻ hoàn thành và duy trì những hoạt động này.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

Tư vấn qua FACEBOOK: CLICK LINK

Tư vấn qua ZALO

Cai nghiện toàn diện tại Hello Doctor Luxury

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn hành vi

Nên làm gì để giúp con mình thoát khỏi chứng rối loạn hành vi
Hiện nay có nhiều trẻ mắc phải hội chứng rối loạn hành vi và có những biểu hiện bất thường khiến cho gia đình vô cùng lo lắng không biết...
Những phương pháp hữu hiệu điều trị chứng rối loạn hành vi
Khi trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi, cha mẹ nên có những biện pháp điều trị thích hợp cho con, ngoài việc can thiệp bằng các biện pháp y tế...
Các biện pháp phòng chống bệnh chứng rối loạn hành vi
Phòng chống rối loạn hành là việc có các biện pháp quản lý tốt các yếu tố tâm lý xã hội cũng như các yếu tố sinh...
Các cách để điều trị và chữa chứng rối loạn hành vi
Điều trị và chữa chứng rối loạn hành vi thực hiện bằng nhiều biện pháp phối hợp và cần có cả sự tác động từ môi trường sống bao gồm gia đình...
Nguyên nhân của hội chứng rối loạn hành vi là gì
Thời gian qua, tình trạng rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên xuất hiện ngày ngày nhiều; đặc biệt xảy ra những trường hợp đáng buồn được ghi nhận trong...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Châu

    Cháu tôi bị bệnh ipad đã lâu đến gặp bác sĩ từ tháng trước đến nay tình trạng đã ổn. Cảm ơn bác sĩ.

    09/08/2020
  • Hồng

    Tôi đang điều trị bệnh nghiện thiết bị màn hình cho con tôi, hiện tại tôi đã thấy bệnh tình con tôi đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

    09/08/2020
  • Tuấn

    Bác sĩ rất hiền, tận tâm với bệnh nhân, thái độ cởi mở lắm.

    09/08/2020

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung