Không Nhớ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Triệu Chứng Không Nhớ

Không Nhớ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Triệu Chứng Không Nhớ

Triệu chứng không nhớ thường bị quy cho tuổi già. Nhưng khi không nhớ xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật, nó có thể là dấu hiệu của các chứng sa sút trí tuệ, điển hình là bệnh Alzheimer, bệnh nhược giáp, lạm dụng rượu bia, các chứng lo âu hay trầm cảm. Không có phương cách nào điều trị dứt điểm triệu chứng không nhớ gây ra bởi suy giảm nhận thức, nhưng vẫn có một số cách giúp ngăn cản sự tiến triển nặng hơn.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

I - 7 NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TRIỆU CHỨNG KHÔNG NHỚ

II - 7 CÁCH CẢI THIỆN TRÍ NHỚ

III - KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM VÌ TRIỆU CHỨNG KHÔNG NHỚ

I - 7 NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TRIỆU CHỨNG KHÔNG NHỚ

1) Sa sút trí tuệ

Triệu chứng không nhớ có thể là một biểu hiện của chứng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ còn ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ngôn ngữ, phán đoán và hành vi của người bệnh.

Những dạng sa sút trí tuệ có triệu chứng không nhớ thường gặp là:

- Bệnh Alzheimer

- Sa sút trí tuệ thể Lewy

- Sa sút trí tuệ thuỳ trán - thái dương

- Não úng thuỷ áp lực bình thường

- Bệnh Creutzfeldt-Jakob (bệnh bò điên)

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, giảm nhận thức nhẹ. Đây là những cụm từ thường được nhắc đến khi mô tả chứng không nhớ liên quan đến tuổi già. Mặc dù chúng có liên quan với nhau nhưng chúng không giống nhau và thường biểu hiện ở mỗi người cũng khác nhau. Tình trạng không nhớ khá phổ biến ở người cao tuổi, nhưng đó không phải là một đặc điểm bắt buộc ở tuổi già. Dù xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến từ từ, giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào dứt điểm cho các tình trạng bệnh gây suy giảm trí nhớ, nhưng nhờ nhận ra các triệu chứng quan trọng bệnh nhân có thể tìm đến bác sĩ để được điều trị thích hợp trước khi các triệu chứng trầm trọng hơn. Có hai thể suy giảm nhận thức là tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) và sa sút trí tuệ. Tuy những bệnh nhân MCI có nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ cao hơn những người bình thường, đa số họ đều có triệu chứng ổn định và ít tiến triển. Khi bệnh nhân đã mắc bệnh sa sút trí tuệ, tình trạng bệnh hầu như luôn tồi tệ hơn.

a. Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI)

MCI thể hiện tình trạng người bệnh có suy giảm nhận thức nhiều hơn so với tiến độ suy giảm thông thường khi về già. Có đến 20% người >65 tuổi mắc phải tình trạng này. Có 2 dạng MCI. Thứ nhất là MCI dạng không nhớ, liên quan đến các rối loạn trí nhớ như thường xuyên đặt sai chỗ những đồ vật hằng ngày hoặc nhanh chóng quên đi những thông tin vừa thu nhận. Thứ hai là MCI không suy giảm trí nhớ, gồm các triệu chứng khó tập trung, không thể lên kế hoạch hoặc định hướng đường đi. Suy giảm nhận thức nhẹ thường khó nhận biết do mọi người thường nghĩ những triệu chứng của mình là do tuổi già và không mấy ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của họ. Bệnh có xu hướng nặng dần mỗi 3-5 năm hoặc tiến triển thành sa sút trí tuệ.

b. Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh cụ thể nhưng là một hội chứng gây ra bởi một hoặc nhiều rối loạn của não. Không nhớ là triệu chứng phổ biến, nhưng bệnh nhân cũng có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ, không biết giải quyết vấn đề, thay đổi tính tình và hành vi, không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày như thay quần áo và tự ăn. Khoảng 90% các trường hợp sa sút trí tuệ là do bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu, hoặc kết hợp cả 2.

Bệnh Alzheimer đặc trưng bởi các triệu chứng người bệnh không thể nhớ ra tên, những người xung quanh, những sự kiện vừa xảy ra và triệu chứng nặng dần theo thời gian. Cuối cùng, họ có thể không còn đọc, viết, nói chuyện được, và quên cách thực hiện các công việc hằng ngày như việc đánh răng. Họ cũng có thể trở nên lo lắng, trầm cảm hoặc cáu gắt.

Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu, một dạng sa sút trí tuệ quan trọng khác, các rối loạn trí nhớ là hậu quả của sự tắc nghẽn mạch máu não do các mảng cholesterol, làm giảm lượng oxy đến tế bào não và làm chết tế bào. Sự tắc mạch máu có thể dẫn đến một loạt các ổ nhồi máu nhỏ ở não, gây các triệu chứng nhẹ thường bị bỏ qua như quên tên hoặc quên các thông tin mới thu nhận. Khoảng 25% sa sút trí tuệ là do riêng nguyên nhân mạch máu hoặc do kết hợp với nguyên nhân khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2) Thiếu ngủ

Đây có lẽ là nguyên nhân gây đãng trí thường bị bỏ qua nhiều nhất. Quá ít thời gian nghỉ ngơi cũng có thể dẫn đến tình trạng thay đổi tính khí thất thường và lo âu, vì vậy càng làm nặng thêm các vấn đề về trí nhớ.

3) Một số loại thuốc

Các thuốc an thần, chống trầm cảm, một số thuốc hạ huyết áp và một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, cụ thể là gây an thần và lú lẫn cho người sử dụng.

Vì vậy họ khó có thể tập trung vào những thông tin mới. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn nghi ngờ loại thuốc bạn mới sử dụng làm ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn.

4)Nhược giáp

Tuyến giáp giảm hoạt động có thể ảnh hưởng lên trí nhớ (đồng thời gây mất ngủ và trầm cảm cho bệnh nhân, cả hai tình trạng này đều có thể làm nặng chứng đãng trí).

Với một xét nghiệm máu đơn giản, bác sĩ có thể xác định liệu tuyến giáp có đang hoạt động tốt hay không.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5) Rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia có thể làm hại đến trí nhớ ngắn hạn, thậm chí sau khi tác dụng của rượu bia đã mất đi. Mặc dù ngưỡng rượu bia tới hạn của mỗi người là khác nhau, tốt nhất bạn nên thực hiện theo khuyến cáo rằng không uống hơn 84 ml rượu mạnh, 284 ml rượu nhẹ, 681 ml bia đối với nam giới và đối với phụ nữ là một nửa lượng trên.

6) Căng thẳng và lo âu

Bất cứ điều gì khiến bạn khó tập trung và thu nhập thông tin mới đều có thể dẫn đến các vấn đề trí nhớ. Tình trạng căng thẳng và lo âu cũng không phải ngoại lệ. Chúng đều tác động xấu đến sự tập trung và ngăn cản quá trình hình thành kí ức mới hoặc khơi lại kí ức cũ.

7) Trầm cảm

Các dấu hiệu thường gặp của trầm cảm bao gồm cảm giác buồn bã, mất động lực và giảm hứng thú trong những việc bạn đã từng rất yêu thích. Đãng trí cũng có thể là một dấu hiệu của trầm cảm hoặc là hậu quả của trầm cảm.

Nếu các rối loạn trí nhớ đang làm phiền bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra các nguyên nhân có thể điều trị được cho bạn. Đôi khi chỉ cần ngủ đủ giấc, thay đổi thuốc hoặc giảm stress đã có thể giúp bạn hồi phục khả năng ghi nhớ của mình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

II - 7 CÁCH CẢI THIỆN TRÍ NHỚ

Mặc dù không có phương cách nào đảm bảo chắc chắn rằng nó có thể ngừa chứng suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ, một số hoạt động đã được chứng minh là có thể hiệu quả cho chứng đãng trí. Hãy thực hiện 7 điều sau để rèn luyện trí nhớ của mình.

1) Thường xuyên hoạt động thể lực

Các hoạt động thể lực giúp tăng cường lượng máu lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bộ não. Điều này có thể giữ trí nhớ của bạn được nuôi dưỡng tốt. Phần lớn người lớn khoẻ mạnh được khuyến cáo dành ít nhất 150 phút/tuần cho các hoạt động thể lực trung bình, như đi bộ nhanh, hoặc 75 phút/tuần cho các hoạt động thể lực mạnh, như chạy bộ - tốt nhất nên rải đều thời gian vào các ngày trong tuần. Nếu bạn không có thời gian cho toàn bài thể dục, hãy thực hiện nhiều cuốc đi bộ 10 phút trong một ngày.

2) Giữ trí tuệ minh mẫn

Cũng như các hoạt động thể lực giữ cơ thể săn chắc, các hoạt động kích thích trí não sẽ giúp bạn luôn minh mẫn và giảm hiện tượng đãng trí. Hãy chơi các trò giải ô chữ, thường xuyên thay đổi đường đi khi lái xe, học chơi một loại nhạc cụ, thực hiện các việc tình nguyện nơi cộng đồng…

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3) Thường xuyên giao tiếp với mọi người

Giao tiếp sẽ giúp bạn giảm đi sự trầm cảm và căng thẳng, hai tình trạng góp phần làm giảm trí nhớ. Hãy tận dụng các cơ hội sum họp cùng người thân và bạn bè – đặc biệt nếu bạn sống một mình.

4) Sắp xếp mọi thứ

Bạn có xu hướng quên các thứ nếu sống trong một ngôi nhà lộn xộn và các ghi chú của bạn bị xáo trộn. Hãy viết ra những công việc cần thực hiện, những cuộc hẹn và những sự kiện khác trong một cuốn sổ đặc biệt, cuốn lịch, hoặc trên điện thoại.

Bạn còn có thể đọc lớn những ghi chú của mình trong khi đang viết ra để giúp in sâu điều đó vào trí nhớ. Luôn cập nhật danh sách những việc cần làm của bản thân. Quy định những vị trí đặc biệt cho ví tiền, chìa khoá, mắt kiếng và các vật dụng quan trọng khác.

Hạn chế bị mất tập trung và đừng làm quá nhiều thứ cùng một lúc. Nếu bạn tập trung vào thông tin đang cần được thu nhập, về sau bạn sẽ dễ nhớ lại nó hơn. Một mẹo nhỏ khác là liên kết những điều cần nhớ với một bài hát yêu thích hoặc một khung cảnh quen thuộc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5) Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng giúp bạn củng cố kí ức của mình và khơi lại chúng nhiều lần về sau. Hãy biến việc ngủ đủ giấc trở thành ưu tiên hàng đầu. Phần lớn người lớn sẽ cần 7-9 giờ ngủ mỗi ngày.

6) Chế độ ăn lành mạnh

Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ tốt cho trí não mà còn tốt cho trái tim của bạn.

Hãy ăn nhiều trái cây, các loại rau củ và các loại ngủ cốc nguyên cám. Hãy chọn những nguồn đạm ít béo như cá, đậu và thịt gia cầm không da. Bạn uống thức uống gì cũng khá quan trọng. Quá nhiều rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích có thể dẫn đến lú lẫn và giảm trí nhớ như đã trình bày ở trên.

7) Kiểm soát các bệnh mạn tính

Tuân thủ các khuyến cáo điều trị của bác sĩ trong điều trị các bệnh mạn tính như trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, béo phì và mất thính lực. Càng chăm chút cho sức khoẻ bản thân, trí nhớ của bạn sẽ càng được cải thiện. Thêm vào đó, đi tái khám đúng hẹn để được thay đổi thuốc khi cần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

III - KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM VÌ TRIỆU CHỨNG KHÔNG NHỚ

Nếu triệu chứng không nhớ bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Tuổi già có thể gây nên những thay đổi trong hoạt động thần kinh, khiến tốc độ xử lí thông tin chậm lại và giảm khả năng thực hiện cùng lúc nhiều công việc. Tuy nhiên tình trạng không nhớ thường xuyên mà người thân và bạn bè nhận thấy rõ ràng có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng.

Khi có các triệu chứng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

- Giảm chất lượng công việc, thường xuyên trễ deadline, không hoàn thành các mục tiêu mà trước đây dễ dàng đạt được

- Thay đổi tính khí, cáu gắt và khó tính

- Không nhớ tên người xung quanh hoặc những người bạn thường xuyên gặp mặt

- Thường xuyên quên những điều mình muốn nói hoặc mất dòng suy nghĩ giữa những cuộc nói chuyện

- Không thể giao tiếp như trước hoặc không hiểu những điều người khác nói

- Khó thực hiện các việc quen thuộc như nấu ăn, lái xe đến nơi làm, thay quần áo…

- Hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi.

- Ít chăm chút bản thân, không giữ vệ sinh cá nhân như quên tắm rửa, chải răng hoặc thay quần áo mới

- Mất khả năng nhẫn xét và giải quyết vấn đề

- Đi lang thang hoặc bị lạc ở những nơi quen thuộc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra khả năng ghi nhớ và các kĩ năng giải quyết vấn đề của bạn.

Một số xét nghiệm cũng có thể được thực hiện, và việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây giảm trí nhớ của bạn.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đọc thêm

KHÁM TÂM THẦN KHI NÀO? 5 dấu hiệu cần đi khám
Đi khám tầm thần được nhận định khi có các nhóm dấu hiệu: cảm xúc, giác quan, suy nghĩ – tư duy, trí nhớ - tập trung chú ý, mặt...
Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
Chia sẻ: Top 3 Bác sĩ tâm lý giỏi Hà Nội địa chỉ ở đâu?
Bác sĩ tâm lý tại Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm điều trị thành công nhiều bệnh nhân, ngoài ra các bác sĩ cũng tham...
Cách ngủ nhanh - làm sao ngủ dậy khỏe
Một giấc ngủ tốt quan trọng như bạn tập thể dục đều đặn mỗi ngày hoặc như chế độ ăn đầy đủ, cân bằng. Những nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng...
7 lý do khiến bạn thường bị thức giấc giữa đêm
Có rất nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm. Chứng mất ngủ ban đêm này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như các khía cạnh trong...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Châu

    Phòng khám sạch sẽ với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, làm việc rất tận tâm với bệnh nhân.

    10/01/2020
  • Hậu

    Cảm ơn Hellodoctor, hàng rất chất lượng và đạt tiêu chuẩn, bác sĩ tư vấn nhiệt tình.

    10/01/2020
  • Trà An

    Thường xuyên tôi hay không nhớ việc trước đó đã làm gì may mà đến điều trị tại HelloDoctors nay bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn các bác sĩ ở HelloDoctors.

    10/01/2020
  • Long

    Tôi bị trầm cảm, thỉnh thoảng hay quên nhờ bác sĩ Phú chữa trị kịp thời nay bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ

    10/01/2020

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung