Các phương pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt hiệu quả
Nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng tránh căn bệnh này với một số biện pháp dưới đây.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?
Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh phức tạp có một phần liên quan tới di truyền. Bệnh tâm thần phân liệt có thể di truyền trong gia đình,
Nhưng hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra được chính xác gene nào gây ra bệnh, và một vài bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt lại không có tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
- Để hiểu rõ hơn về bệnh tâm thần phân liệt: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cách phòng bệnh tâm thần phân liệt
Theo Bác sĩ Julia Samton: “Có khả năng một người có gene liên quan tới bệnh tâm thần phân liệt và phải đối mặt với các sự kiện ảnh hưởng tới tâm lí của họ, dẫn tới phát bệnh tâm thần phân liệt.”
Do đó, để phòng ngừa bệnh tâm thần phân liệt, chúng ta nên tránh các sự kiện dưới đây:
Các biến chứng trong quá trình mang thai như nhiễm trùng bào thai, căng thẳng và tiền sản giật có thể gia tăng khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ. Trầm cảm hoặc các sự kiện căng thẳng tâm lí trong quá trình mang thai cũng có nguy cơ gây bệnh ở trẻ. Theo bác sĩ Samton: “Một phụ nữ phải nhìn thấy cái chết của người thân hoặc các bi kịch khác trong quá trình mang thai thì con của cô ấy có khả năng mắc bệnh về tâm lí sau này.”
Các trải nghiệm thời thơ ấu như chấn thương não, lạm dụng tình dục và các trải nghiệm bạo hành từ sớm có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. “Trẻ phải tiếp xúc với bất kì tổn thương nào trước tuổi 16 có nguy cơ mắc bệnh tâm lí cao gấp 3 lần. Con số này sẽ là 50 lần nếu các trải nghiệm này rất nguy hại” theo Bác sĩ Samton.
Lạm dụng thuốc kích thích như cần sa và các chất tương tự.
Nếu bác sĩ điều trị xác định bệnh tâm thần phân liệt có di truyền trong gia đình của bệnh nhân thì bệnh nhân và người nhà cần thực hiện những việc sau để phòng tránh bệnh xuất hiện ở một thành viên khác:
Không sử dụng chất kích thích: nhất là ở tuổi vị thành niên, vì ở lứa tuổi này, não bộ vẫn còn phát triển. Nên nhớ rằng, cồn cũng là một chất kích thích, do đó bạn nên hạn chế sử dụng hoặc tránh sử dụng.
Tránh bạo hành hoặc các tình huống bi kịch: nếu bạn đang bị bạo hành hoặc đang gặp các bi kịch nguy hiểm, hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ, nhà trị liệu tâm lí.
Luôn giữ liên lạc với bạn bè và các mối quan hệ xã hội: các mối quan hệ xã hội giúp bạn duy trì lòng tự trọng, giảm căng thẳng, không cảm thấy cô đơn và giữ cho bản thân bận rộn. Đặc biệt là các trẻ vị thành niên nên được khuyến khích giữ liên lạc với bạn bè và tránh cô lập bản thân.
Học cách kiểm soát căng thẳng: căng thẳng kéo dài và lo âu đều không tốt cho sức khỏe.
Chăm lo cho bản thân bằng cách ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thường xuyên. Và cần phải tránh chấn thương đầu, ví dụ như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và khi tham gia các môn thể thao va chạm mạnh.
Nên đi gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lí nếu bạn có bất kì triệu chứng nào như cảm thấy nghi ngờ hoặc có những suy nghĩ kì lạ. Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp bạn nhận ra sớm hơn các triệu chứng sớm của bệnh tâm thần phân liệt và hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng của bệnh tới công việc, học tập và cuộc sống xã hội.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nếu như bạn đã mắc bệnh tâm thần phân liệt và hiện đang điều trị thì bạn và người nhà nên thực hiện tiếp những điều sau để tránh các cơn tái phát bệnh xuất hiện.
Chú ý tới những triệu chứng báo động của cơn tái phát bệnh
Sử dụng thuốc điều trị đúng liều lượng, đúng chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng của bệnh dường như biến mất. Ngưng thuốc đột ngột là lí do hay gặp nhất khi có cơn tái phát bệnh, và thời gian tái phát bệnh sau khi ngưng thuốc cũng thay đổi khá nhiều, từ vài ngày, vài tuần, vài tháng sau ngưng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị chính của mình để tìm ra được liều thuốc phù hợp để kiểm soát các triệu chứng cũng như các phương pháp điều trị tốt nhất và loại thuốc phù hợp nhất.
Tránh dùng rượu bia và các chất kích thích có hại, chúng làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn và khả năng tái phát bệnh cao hơn.
Tìm cách tốt nhất để kiểm soát căng thẳng. Đối với những bệnh nhân tâm thần phân liệt, căng thẳng có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh. Khi bạn cảm thấy quá tải, hãy ngừng một chút để nghỉ ngơi. Nếu bạn đang giúp đỡ một người bạn hoặc người thân đang mắc bệnh, hãy giúp họ tìm những cách lành mạnh để thư giãn.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Một vài nghiên cứu gợi ý rằng tập thể dục đi đôi với dùng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt.
Ngủ đủ giấc: giấc ngủ có thể là một vấn đề to lớn với bệnh nhân tâm thần phân liệt. Tập thể dục và hạn chế sử dụng caffeine để có được một giấc ngủ tốt.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần có ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn nên thực hiện theo những mẹo trên để phòng bệnh và tránh tái phát bệnh để bảo đảm chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi