Nguyên nhân và những ảnh hưởng của đột quỵ đối với trẻ em
Đột quỵ cũng có thể xảy ra ở trẻ em và mang đến nhiều những tác hại nguy hiểm cho người bệnh. Xác định đột quỵ ở trẻ em và tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ là rất quan trọng để có hướng điều trị đúng đắn và ngăn ngừa tổn thương nhiều hơn.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não ở trẻ em
Các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân trong khoảng 2/3 trường hợp trẻ bị đột quỵ. Một nguyên nhân thường gặp của đột quỵ nhồi máu não là sự hình thành huyết khối ở tim và di chuyển lên não. Tình trạng này có thể là do dị tật tim bẩm sinh như bất thường van tim hoặc nhiễm trùng. Trong những trường hợp này, trẻ có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc kháng sinh.
Bệnh hồng cầu hình liềm là một rối loạn huyết học mà có thể đi kèm tai biến nhồi máu não. Trong bệnh này, tế bào hồng cầu không thể vận chuyển oxy đến não và các mạch máu dẫn đến não có thể bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Khoảng 10% trẻ em bị bệnh hồng cầu hình liềm bị đột quỵ (Theo Nghiên cứu hợp tác về Bệnh hồng cầu hình liềm). Nguy cơ bị đột quỵ tái phát rất cao, nhưng có thể giảm bớt bằng cách truyền máu.
Cuối cùng, tai biến nhồi máu não có thể là do chấn thương làm tổn hại mạch máu lớn và gây mất máu nhiều. Ví dụ, một động mạch lớn có thể bị tổn hại khi trẻ bị chấn thương vùng cổ.
Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não ở trẻ em
Khi một mạch máu trên hoặc trong não bị vỡ, máu chảy vào trong các vùng não mà máu không thể thoát ra. Nó có thể làm tràn ngập các mô não, gây ra huyết khối. Ngoài ra, vì mạch máu bị vỡ, máu không được vận chuyển đến nơi mà chúng phải đến. Hậu quả là não bị thiếu oxy và điều này có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.
Đột quỵ xuất huyết não thường gây ra bởi động mạch vỡ hoặc suy yếu, dị tật, còn được gọi là dị dạng động tĩnh mạch (AVM).
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Sau khi đột quỵ, trẻ có hồi phục không?
Sự hồi phục sau đột quỵ thường khác nhau tùy theo mỗi trẻ. Điều trị nhanh chóng và phục hồi chức năng trị liệu có thể giúp tối ưu sự hồi phục. Nhìn chung, hầu hết người trẻ sẽ có khả năng hồi phục cao hơn người lớn tuổi. Trẻ em thường hồi phục khả năng sử dụng tay, chân và khả năng nói sau đột quỵ.
Ảnh hưởng từ đột quỵ đối với trẻ em
Ảnh hưởng từ đột quỵ đối với trẻ nhìn chung cũng giống với người lớn. Những ảnh hưởng thường gặp nhất bao gồm:
- Yếu nửa người hoặc liệt nửa người
- Mất cảm giác nửa thân người, là tình trạng khiến bệnh nhân sau đột quỵ không nhận thức hoặc mất cảm giác về bên cơ thể yếu hơn, thường xảy ra với người bị đột quỵ não phải.
- Chứng mất ngôn ngữ (khó khăn về vấn đề ngôn ngữ và nói chuyện), hoặc chứng khó nuốt.
- Giảm tầm nhìn hoặc có vấn đề với nhận thức thị lực
- Mất kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng
- Thay đổi nhận thức hoặc có vấn đề với trí nhớ, khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề
- Thay đổi hành vi hoặc thay đổi tính cách, có hành động hoặc lời nói không hợp lý.
Ngay khi thấy trẻ có các dấu hiệu của đột quỵ, gia đình cần đưa đi cấp cứu ngay. Việc điều trị sớm sẽ nâng cao khả năng phục hồi cho trẻ hơn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi