Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Đại cương về tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) là tình trạng đột ngột mất chức năng của não bộ gây ra bởi sự thiếu máu cung cấp cho một phần của não.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

Tai biến mạch máu não có 2 loại: Nhồi máu não(do nghẽn, tắc mạch) và Xuất huyết não(do vỡ mạch máu). Các triệu chứng thần kinh trung ương thường biểu hiện nhanh, tức thì. Bệnh thường gặp ở những người từ 55 tuổi trở lên, giới nam, mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, thói quen hút thuốc lá,… và ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Vấn đề chăm sóc cho người bị tai biến mạch máu não vì thế cũng trở nên ngày càng quan trọng và cần thiết hơn, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

          lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Hai thể của tai biến mạch máu não: Nhồi máu não và Xuất huyết não

Mục tiêu chính của việc chăm sóc là giúp cho người bệnh:

  • Cải thiện khả năng vận động

  • Tự chăm sóc được bản thân

  • Giảm sự mất cảm giác

  • Chức năng hô hấp, nhu động ruột và bàng quang hoạt động bình thường

  • Cải thiện khả năng suy nghĩ và giao tiếp

  • Tránh biến chứng (loét do nằm lâu, tắc mạch,…)

Lập kế hoạch chăm sóc

  1. Theo dõi toàn trạng

  2. Thực hiện y lệnh của bác sĩ

  3. Vệ sinh thân thể

  4. Phòng chống loét

  5. Chế độ nuôi dưỡng hợp lý

  6. Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng

  7. GDSK, hướng dẫn chăm sóc, luyện tập

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

1- Theo dõi toàn trạng

  • Tri giác (điểm Glasgow): bình thường 15 điểm (mắt 4 điểm, lời nói 5 điểm, vận động 6 điểm)

  • Dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp) 30 phút/lần, 1h/lần, 3h/lần, 2 lần/ ngày… tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh

  • Tình trạng thông khí

  • Tình trạng liệt

  • Tình trạng loét ép do nằm lâu

  • Các biến chứng, tác dụng phụ của thuốc, các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra

2 - Thực hiện y lệnh

  • Thuốc: Thuốc tiêm, thuốc uống, thời gian dùng thuốc, đường dùng,…

  • Thực hiện các thủ thuật: Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu,…

  • Các xét nghiệm: sinh hoá, huyết học, vi sinh, chọc dò tủy sống, điện tim, điện não,…

3 - Vệ sinh thân thể và chăm sóc các cơ quan

  • Vệ sing răng miệng, lau người: 2-3 lần/ ngày

  • Thay ga, quần áo: ít nhất 1 lần/ngày

  • Tắm, gội đầu: 3 ngày 1 lần

  • BN hôn mê, có sonde tiểu, chọc dò tủy sống: Chăm sóc theo quy trình kĩ thuật

+ Bệnh nhân có đặt sonde tiểu phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt túi nước tiểu phải thấp hơn giường nằm của người bệnh. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo sonde không bị tắc, bị tuột.

+ Đổ túi đựng nước tiểu và rửa sạch hàng ngày

+ Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hoặc 24h (Theo y lệnh)

  • Bệnh nhân đóng bỉm : Chú ý thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần bệnh nhân đại tiểu tiện, ít nhất thay bỉm và vệ sinh 3 lần/ngày

  • Nếu táo bón thì chăm sóc: xoa bụng, uống nhiều nước. Nếu không hiệu quả báo bác sỹ sử dụng thuốc thụt tháo cho bệnh nhân

  • Nếu tiêu chảy, báo bác sỹ, bù đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ sau tiêu chảy….

  • Vỗ rung vùng ngực, lưng: long đờm, tăng tuần hoàn ngoại biên

4 -  Phòng chống loét

  • Giữ ga giường khô, trở mình cho bệnh nhân 2h/lần

  • Đảm bảo dinh dưỡng: 1-1,5g protid/kg/ngày

                     30-50 calo/kg/ngày

             lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Các vị trí thường bị loét do tỳ đè

 

5 - Chế độ dinh dưỡng

  • Mỗi bệnh nhân cần đảm bảo 2500-3500 kcalo/ngày chia thành 6-8 lần/ngày

  • Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu bệnh nhân có có chướng bụng, liệt ruột theo y lệnh

  • Đối với bệnh nhân ăn qua sonde cần ăn nhiều bữa một ngày mỗi lần ăn không quá 300ml và cách nhau 3- 4h. Bơm từ từ tránh nôn, sặc, thức ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, trước khi ăn cần hút dịch dạ dày kiểm tra tình trạng tiêu hóa của người bệnh

  • Tăng cường thêm các loại vitamin nhóm A,B,C bằng bơm nước hoa quả

  • Ăn nhạt nếu tăng huyết áp, suy tim, suy thận…

  • Đảm bảo đủ nước: lượng nước đưa vào cơ thể (uống, truyền) ước tính bằng số lượng nước tiểu của người bệnh có trong 24h + (300-500ml). Nếu người bệnh có sốt, ra nhiều mồ hôi, thở máy cần cho thêm 500ml

  • Nếu bệnh nhẹ, không rối loạn chức năng nuốt thì động viên bênh nhân ăn từ từ, ăn ít một, vừa ăn vừa theo dõi nếu có dấu hiệu sặc báo ngay bác sỹ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

6 - Phục hồi chức năng hạn chế di chứng

  • Thực hiện càng sớm càng tốt

  • Tập phục hồi chức năng và hướng dẫn cho bệnh nhân

  • Tập vận động thụ động nửa người bên liệt

                lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Sau khi xảy ra các cơn tai biến, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt

7 - Giáo dục sức khỏe

  • Người bệnh và gia đình người bệnh biết được

  • Các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi gây tai biến mạch máu não và cách phòng tránh

  • Chăm sóc và theo dõi người bệnh tai biến mạch máu não

  • Hướng dẫn gia đình người bệnh biết cách tập thụ động cho người bệnh

  • Chế độ ăn uống, thuốc men hàng ngày

  • Xử lý kịp thời nếu có những dấu hiệu báo trước: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, tê chân tay…

Ngay khi nhận thấy bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh tai biến mạch máu não, bạn cần có biện pháp xử lý ngay tức khắc, đồng thời liên hệ với các bác sĩ để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Tai biến mạch máu não - Đột quỵ

Dinh dưỡng cho người tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. 1. Để...
Tai biến mạch máu não nên kiêng ăn gì?
Bệnh tai biến mạch máu não là gì? Chế độ ăn uống hiện tại của bạn như thế nào? Có hợp lý và đảm bảo cho sức khỏe hay không? Một...
Dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não
Thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm ba yếu tố nguy cơ đột quỵ - hàm lượng cholesterol xấu, huyết áp cao và thừa cân. Chế độ ăn...
Sơ cứu tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (TBMN) là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do tổn thương mạch máu não (thường tắc hay do vỡ động mạch...
Thuốc điều trị sau tai biến mạch máu não
Sau tai biến mạch máu não, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng cũng có thể để lại những di chứng nặng nề như liệt mặt, liệt tay chân, suy giảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng

    Tôi bị tai biến cách đây 1 năm, nhờ bác sĩ mà bệnh đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    04/06/2018
Nguyễn Thị Nhân (28/02/2020)
Thưa Bác sĩ, trường hợp người bệnh phải ăn qua sonde, sau này có thể phục hồi ăn qua đường bình thường được không ạ? Cám ơn Bác sĩ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung