Điều trị vật lý cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não
Các bệnh nhân bị bệnh tai biến mạch máu não thường gặp phải những di chứng do bệnh gây ra và cần phải khắc phục bằng các biện pháp điều trị vật lý phù hợp.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Theo thống kê hiện nay, có khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% trong vòng 1 năm, 20-30% có thể tự đi lại; 20-25% cần sự hỗ trợ của người khác, 15-25% bị liệt và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Hỗ trợ điều trị sau các cơn đột quỵ bằng phương pháp vật lý trị liệu là cách đơn giản giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động do di chứng của bệnh để lại. Dưới đây là những bài tập vật lý trị liệu cho người bị bệnh tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não, hay đột quỵ, là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch mãu não có thể là tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não. Trong đó 80% tai biến mạch máu não là do tắc mạch máu não.
Việc hỗ trợ điều trị phục hồi bằng các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau các cơn tai biến mạch máu não thường được quan tâm lên hàng đầu. Qúa trình phục hồi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ liệt, sức khỏe người bệnh, ở những người trẻ thì tiến trình hồi phục sẽ nhanh hơn so với những bệnh nhân lớn tuổi.
Giai đoạn đầu:
Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động được tay chân bên liệt.
Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân nâng chân, tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn nghiêng sang bên liệt thì làm ngược lại.
Tập vận động vai, tay: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt.
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.
Làm cầu: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Giai đoạn sau:
Việc tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động trên đệm, tập lăn, tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên. Trong khi tập, bệnh nhân cần chú ý là luôn phối hợp với thở sâu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần chú trọng thực hiện những bài tập chống tình trạng co cứng cơ.
Phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.
Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút:
Bài tập 1: Giúp bệnh nhân đứng cạnh bàn, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay xuống mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa.
Bài tập 2: bệnh nhân ngồi. Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay rồi đặt xuống mặt giường cạnh thân. Dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.
Bài tập 3: Cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu.
Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối. Kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên. Sau đó, trở về vị trí ban đầu.
Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: dùng một cuộn băng thun đặt dưới ngón chân bên liệt. Đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau.
Bệnh nhân có thể vịn vào một chỗ nếu đứng chưa vững.
Ngoài các bài tập trên, tinh thần thoải mái vui vẻ là rất quan trọng đối với bệnh nhân đột quỵ. Vì vậy, cần hạn chế tối đa những muộn phiền, bức xúc, sang chấn tâm lý cho bệnh nhân. Người nhà nên hiểu được vấn đề này để tránh gây áp lực lên bệnh nhân sau khi bị đột quỵ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ cũng tự tạo cho mình tâm lý thoải mái, không tự ti mặc cảm, luôn tưởng tượng bản thân đang luyện tập, sẽ mang lại những lợi ích tương tự đối với bệnh nhân đột quỵ trong việc cử động tay và thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm về cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não để biết cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não.
Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi