Cách chăm sóc cho bệnh nhân bị bệnh tai biến mạch máu não
Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não đúng đắn là điều đặc biệt quan trọng, để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và phòng bệnh tái phát trở lại.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị khỏi nếu bản thân người bệnh kiên trì và được áp dụng đúng các biện pháp điều trị khoa học. Tuy rằng khả năng hồi phục hoàn toàn sức khỏe như ban đầu là rất khó, nhưng quan trọng nhất là ý thức của bệnh nhân, cùng với sự giúp sức của người thân, người bệnh có thể vượt qua cú sốc về tinh thần và tích cực phối hợp để điều trị bệnh tai biến mạch máu não, thì việc hồi phục sẽ sớm xảy ra.
Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não hiệu quả
1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngoài điều trị bệnh tai biến mạch máu não ra thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng vì nó giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, kiểm soát đường huyết (với bệnh nhân tiểu đường), kiểm soát mỡ máu của bệnh nhân.
Bệnh nhân khi còn nằm điều trị thường được truyền dịch để duy trì dinh dưỡng, sự sống của bệnh nhân. Khi được đưa về nhà không có điều kiện truyền dịch, thì việc duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng cách ăn uống là hết sức quan trọng. Người chăm sóc nên chọn những loại thực phẩm hợp khẩu vị của người bệnh, bữa ăn phong phú, nhiều chất xơ, rau giúp hạn chế khả năng bệnh nhân bị táo bón mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Tăng cường bổ sung các chất đạm, omega3, kẽm, rau củ quả và trái cây, nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo và calo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tai biến mạch máu não. Tốt nhất nên cắt nhỏ thức ăn, băm nhuyễn hay ninh nhừ để người bệnh dễ nhai và hấp thụ hơn.
Thường khi nuôi dưỡng bệnh nhân cần đảm bảo 1.800- 2.000 Kcal/ ngày chia đều 3-4 bữa trong ngày, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nếu bệnh nhân bị tiểu đường. Chú ý nên cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm mềm, ăn từ từ, không ép bệnh nhân ăn, tránh không để bệnh nhân nghẹn, sặc gây nguy hiểm tới tính mạng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị tai biến mạch máu não
2. Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não đề phòng biến chứng hô hấp
Bệnh nhân lúc này phải nằm liệt một chỗ thời gian dài vì vậy có hiện tượng ứ đọng dịch, đờm gây tắc nghẽn đường thở, ngoài ra mồ hôi thoát ra nhiều nhưng không được chú ý lau khô từ đó dễ bị bệnh về hô hấp như viêm phế quản dẫn tới viêm phổi… vì vậy người nhà cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần thường xuyên đỡ bệnh nhân ngồi, khum tay vỗ vào phần lưng cho bệnh nhân để phần dịch đờm ứ đọng trong phổi bệnh nhân bong và thoát ra ngoài.
Ngoài ra cần chú ý nếu bệnh nhân ra mồ hôi nhiều cần lau khô, nếu cần thiết nên để một chiếc khăn xô dưới lưng bệnh nhân để thấm hút mồ hôi, không cho mồ hôi thấm vào phổi gây viêm đường hô hấp.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
3. Vệ sinh cá nhân cho người bị tai biến
Bệnh nhân tai biến mạch máu não không thể tự chủ khi đi tiểu tiện và đại tiện và cũng vì vậy mà việc vệ sinh cho bệnh nhân sau khi bệnh nhân đi vệ sinh rất quan trọng. Sau khi bệnh nhân đại tiểu tiện người chăm sóc cần chú ý rửa và lau khô cho bệnh nhân. Đặc biệt trong chế độ ăn của bệnh nhân cần nhiều chất xơ và rau xanh, tránh để bệnh nhân bị táo bón, theo dõi và cần thụt cho bệnh nhân nếu lâu không thấy bệnh nhân đại tiện.
4. Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng sinh hoạt luyện tập
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác để tránh nhiễm trùng. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Các bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được điều trị, tập luyện theo một chương trình phục hồi chức năng toàn diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện hoặc các trung tâm phục hồi chức năng để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi hơn.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Bạn có thể tham khảo các bài tập điều trị vật lý cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não để điều trị cho người thân của mình.
5. Chăm sóc khi có vết loét da ở người bị tai biến mạch máu não
Nên rửa vết loét với dung dịch muối sinh lý 1-2 lần/ ngày. Chú ý không tỳ đè thêm lên vết loét, xịt băng vết thương dạng xịt Nacurgo để bảo vệ vết loét, kích thích hình thành tế bào mới, giữ khô và không tự ý bôi kháng sinh.
Để chăm sóc bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, người nhà bệnh nhân cần có những kiến thức nhất định về căn bệnh này để có thể xử lý một cách tốt nhất. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi