Những ai có nguy cơ mắc bệnh suy giáp

Những ai có nguy cơ mắc bệnh suy giáp

1. Các nguyên nhân gây suy giáp

2. Bạn có nguy cơ mắc bệnh suy giáp không?

3. Tại sao cần biết mình có nguy cơ mắc bệnh suy giáp không?

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Các nguyên nhân gây suy giáp

Viêm tuyến giáp Hashimoto

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là một rối loạn thường gặp. Nó ảnh hưởng đến 10 triệu người chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ và khoảng 10% số phụ nữ trên 30 tuổi mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto (bệnh ảnh hưởng đến nữ giới gấp 10 lần nam giới).

Viêm giáp Hashimoto là bệnh viêm tuyến giáp do sự tấn công từ hệ miễn dịch của cơ thể lên tuyến giáp của chính mình. Điều này làm cho các mô của tuyến giáp dần dần bị tàn phá, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản sinh ra hoóc môn của tuyến. Cuối cùng khi tuyến giáp không thể sản sinh ra lượng hoóc môn cơ thể cần nữa thì sẽ dẫn đến suy giáp.

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh của chính nó, được gọi là rối loạn tự miễn (bệnh tự miễn). Nếu bạn mắc các bệnh tự miễn, như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường tuýt 1, hay bệnh Addison, và có các triệu chứng của chứng suy giáp, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra bệnh viêm giáp Hashimoto.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các thủ thuật ở tuyến giáp

Nếu tuyến giáp đã được phẫu thuật cắt bỏ, bạn sẽ có khả năng mắc bệnh suy giáp. May mắn thay, bác sĩ sẽ bắt đầu cho bạn uống thuốc thay thế hoóc môn tuyến giáp trước cả khi bạn bắt đầu có các triệu chứng của suy giáp.

Suy giáp cũng có thể do suy giáp trạng bẩm sinh (sinh ra không có tuyến giáp), hay do sự phá hủy tuyến giáp bằng iốt phóng xạ (điều trị bằng iốt phóng xạ là một phương pháp điều trị phổ biến cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp và cường giáp).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thuốc

Một số loại thuốc có thể gây suy giáp, bao gồm:

  • Amiodarone:Được sử dụng để điều trị loạn nhịp tim, thuốc này có hàm lượng iốt cao, có thể gây ức chế tổng hợp và phóng thích hoóc môn tuyến giáp và ức chế chuyển đổi hoóc môn ở ngoại vi từ T4 sang T3, thuốc gây ra chứng suy giáp ở 5-20% bệnh nhân. Iốt rất quan trọng đối với tuyến giáp - nhưng quá nhiều hoặc quá ít có thể khiến nó hoạt động không còn bình thường nữa.

  • Thuốc kháng giáp: Những thuốc này điều trị tuyến giáp hoạt động quá mức. Việc giám sát của bác sỹ là rất quan trọng, vì việc dùng các thuốc này ở liều quá cao có thể dẫn đến suy giáp.

  • Interferon-alpha:Bệnh nhân có khối các u ác tính, cũng như những người mắc bệnh viêm gan B và C sử dụng thuốc này. Một số lượng nhỏ bệnh nhân có phát triển các rối loạn về tuyến giáp, như suy giáp.

  • Interleukin-2 (IL-2):Thuốc này có thể được kê toa cho bệnh nhân có ung thư di căn hoặc ung thư máu. Khoảng 2% bệnh nhân dùng thuốc này có phát triển các rối loạn về tuyến giáp.

  • Lithium:Thuốc này dùng để điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Nhưng vì lithium làm chậm quá trình sản xuất và giải phóng hoóc môn tuyến giáp, trênthực tếcó khoảng 20-30%bệnhnhânđiều trị tâm thầnđáng kể (20-30%) có phát triển bệnh suy giáp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Những sự tăng sinh bất thường trong tuyến giáp

Những rối loạn gây sự tăng sinh bất thường có thể "xâm nhập" vào tuyến giáp và thay thế các mô khỏe mạnh của tuyến. Một vài rối loạn gây ra điều này, ví dụ là rối loạn tự miễn gọi là bệnh sarcoidosis. Trong bệnh sarcoidosis, các mô viêm sẽ được hình thành khắp nơi trong cơ thể, và có thể thay thế các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Điều đó sẽ ức chế sản xuất hoóc môn tuyến giáp, cuối cùng dẫn đến suy giáp.

Các vấn đề ởtuyến yên

Một nguyên nhân hiếm gặp của suy giáp mà nguyên nhân không phải ngay tại chính tuyến giáp mà là ở một tuyến khác kiểm soát nó – đó là tuyến yên. Có vấn đề ở tuyến yên (như khối u) có thể ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH). Nếu không có TSH, tuyến giáp sẽ không sản xuất và tiết ra hoóc môn vì nó không có "tín hiệu" từ tuyến yên.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khiếm khuyết di truyền

Trong một số ít trường hợp, các gen điều chỉnh hoóc môn tuyến giáp có thể bị hư hỏng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất hoóc môn tuyến giáp, do đó có thể gây ra suy giáp. Hầu hết các nguyên nhân di truyền gây suy giáp là sẽ được phát hiện ngay sau khi sinh hoặc giai đoạn sớm của trẻ nhũ nhi.

2. Bạn có nguy cơ mắc bệnh suy giáp không?

Có hai yếu tố chính để lưu ý, đó là độ tuổi và giới tính. Khả năng mắc bệnh suy giáp sẽ gia tăng theo số tuổi, và chúng sẽ còn cao hơn nếu bạn là phụ nữ.

Suy giáp xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trên 50 tuổi.

Ngoài tuổi tác và giới tính, nguy cơ bị suy giáp sẽ tăng lên nếu:

  • Về tiền sử gia đình:Bạn có người thân (quan hệ ruột thịt) trong gia đình mắc bệnh về tuyến giáp hoặc bất cứ bệnh tự miễn nào

  • Về các vấn đề tuyến giáp trước đó:Bạn đã dùng thuốc kháng giáp (để điều trị bệnh cường giáp) hoặc đã được điều trị bằng iốt phóng xạ (để điều trị ung thư tuyến giáp). Bạn đã được phẫu thuật tuyến giáp (cắt tuyến giáp để điều trị ung thư tuyến giáp hoặc để điều trị một bướu giáp gây triệu chứng). Bạn đã tiếp xúc với các tia phóng xạ vào cổ hoặc vùng ngực trên.

  • Về các bệnh kéo dài suốt đời:Bạn mắc một số bệnh tự miễn như: đái tháo đường tuýt 1, viêm khớp dạng thấp, bạch biến Vitiligo (bệnh tự miễn gây ra các mảng màu da sáng), thiếu máu ác tính và chứng bạc lông tóc…

  • Về dùng thuốc:Một số loại thuốc có thể làm cản trở chức năng tuyến giáp bình thường, đặc biệt như là lithium, amiodarone (như Cordarone hoặc Pacerone), và interferon alfa (như Intron A hoặc Roferon A).

  • Về thiếu I-ốt:hiện nay đã rất hiếm gặp nhưng cònphổ biến ở những nơi không có iốt được thêm vào muối, thực phẩm và nước.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Tại sao cần biết mình có nguy cơ mắc bệnh suy giáp không?

Hiểu được các yếu tố nguy cơ của bạn rất quan trọng vì nó sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn có cần phải tầm soát bệnh suy giáp không. Tầm soát thường xuyên là cách tốt nhất để có thể chẩn đoán ra bệnh suy giáp ở giai đoạn sớm. Nhưng ngay cả khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ, thì điều đó cũng không đảm bảo rằng bạn sẽ chắc chắn mắc bệnh suy giáp. Ngược lại, nếu bạn không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào thì điều đó cũng sẽ không có nghĩa bạn sẽ không mắc chứng rối loạn đó.

Nếu không được điều trị, suy giáp có thể sẽ tiến triển và gây ra vô số các biến chứng. Hiểu được các triệu chứng của suy giáp và được khám định kỳ để đảm bảo chẩn đoán sớm sẽ giúp ngăn ngừa sự khởi phát của các biến chứng.

Để điều trị các bệnh lý về tuyến giáp, bạn có thể liên hệ đặt khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 
 


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Suy giáp

Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp
Các phương pháp điều trị của phần lớn các bệnh của tuyến giáp đều phải có can thiệp ngoại khoa, bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn phần tuyến...
10 dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết nhanh bệnh nhược giáp
Bệnh suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp) xuất hiện khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai và...
Bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị
Suy giáp bẩm sinh (CH) là tình trạng hormone tuyến giáp không đủ cung cấp cho trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do cấu trúc bất thường của...
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh, đang mang thai 3 tháng. Vừa qua, tôi mới đi khám và phát mình bị bệnh suy giáp....
Người bị bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trang. Mẹ tôi đi khám và mới được chẩn đoán là mắc bệnh suy giáp. Mẹ tôi hiện nay đang điều...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Quân Nguyễn

    Chào bác sĩ. Con tôi mắc bệnh này đã lâu nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình đã đỡ. Cảm ơn bác sĩ.

    11/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung