Nhờ chuyên gia tư vấn: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

Nhờ chuyên gia tư vấn: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Ngọc. Thời gian gần đây tôi mới đi khám và phát hiện mình mắc bệnh suy giáp. Tôi rất lo lắng về bệnh tình của mình. Xin hỏi bác sĩ bệnh suy giáp có nguy hiểm không. Cảm ơn bác sĩ.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Trả lời:

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Vì mục đích chính của hormone tuyến giáp là "điều hòa các quá trình chuyển hóa của cơ thể", nên những người mắc bệnh suy giáp sẽ có các triệu chứng liên quan đến sự suy giảm chuyển hóa của cơ thể. 

Tình trạng suy giáp khá phổ biến, ước tính có hàng triệu người đang bị suy giáp mà chưa hề được chẩn đoán. Trên thực tế, có đến 10% phụ nữ có thể bị thiếu hụt hormone tuyến giáp ở mức độ nào đó.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh suy giáp, bạn Ngọc có thể xem thông tin tổng quan TẠI ĐÂY.

Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

Vì cơ thể cần một lượng hormone tuyến giáp nhất định để duy trì chuyển hóa trong cơ thể nên khi bị suy giáp tuyến yên sẽ tạo ra hormone kích thích tuyến giáp bổ sung (TSH) để tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Và việc chịu kích thích liên tục của mức TSH cao này có thể khiến tuyến giáp bị to ra và hình thành bướu cổ. Nếu không được điều trị, các triệu chứng suy giáp thường sẽ tiến triển nặng hơn. Và đôi khi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng có thể de dọa tính mạng. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Những biến chứng của bệnh suy giáp bạn có thể gặp phải

Nếu không được điều trị, suy giáp có thể tiến triển và gây ra vô số biến chứng. Biết về các triệu chứng của suy giáp và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chẩn đoán sớm sẽ ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng được liệt kê dưới đây.

- Dị tật bẩm sinh: Nếu bạn đang mang thai và bị rối loạn tuyến giáp không được điều trị, con bạn có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ khỏe mạnh. Em bé sinh ra với những phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp không được điều trị có thể có các vấn đề phát triển thể chất và tinh thần quan trọng vì hormone tuyến giáp rất quan trọng cho sự phát triển của não. May mắn thay, nếu những vấn đề này được giải quyết ngay sau khi sinh, đứa trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một phần của việc tầm soát sơ sinh, bao gồm một nhóm các xét nghiệm máu để loại trừ một số bệnh lý.

- Bướu cổ: Khi tuyến giáp của bạn cố gắng tạo ra một lượng hormone đầy đủ, sự kích thích quá mức có thể khiến tuyến giáp to ra, làm biến dạng cổ, còn được gọi là bướu cổ. Nếu bướu cổ phát triển quá lớn, có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận như khí quản, thực quản và các dây thần kinh quặt ngược, gây ra các triệu chứng như nuốt khó, nghẹt thở, khàn giọng…

- Vấn đề tim mạch: Bệnh suy giáp thậm chí ở dạng nhẹ nhất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim bạn. Tuyến giáp hoạt động kém có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim vì nó làm tăng mức cholesterol "xấu". Quá nhiều cholesterol xấu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Suy giáp cũng có thể dẫn đến sự tụ dịch xung quanh tim, tràn dịch màng ngoài tim, có thể khiến tim khó bơm máu hơn. 

- Vô sinh: Nếu nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp, nó có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và giảm khả năng thụ thai của phụ nữ. Ngay cả khi được điều trị đúng cách đối với bệnh suy giáp, liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp, không có gì đảm bảo rằng người phụ nữ sẽ có lại khả năng sinh sản. 

- Vấn đề sức khỏe tâm thần: Các triệu chứng của bệnh suy giáp có thể ảnh hưởng tâm thần nếu không được điều trị. Suy giáp nhẹ có thể gây ra các dạng trầm cảm nhẹ. Nếu không điều trị, các triệu chứng suy giáp sẽ tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tâm thần của bạn và kết quả là tình trạng trầm cảm nặng lên. Hơn nữa, suy giáp không được điều trị có liên quan đến việc giảm từ từ chức năng tâm thần.

- Phù niêm: Phù niêm là một triệu chứng của suy giáp nặng, xuất hiện khi bệnh tiến triển trong một thời gian dài mà không được điều trị. Phù niêm rất hiếm gặp vì rất khó để nhận ra và tìm kiếm điều trị. Tình trạng  suy giáp này có thể đe dọa tính mạng. Phù niêm có thể làm chậm quá trình chuyển hóa, dẫn đến trạng thái hôn mê. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh phù niêm, chẳng hạn như mệt mỏi cực độ hoặc không chịu được lạnh, hãy đi điều trị ngay lập tức.

Tuy nhiên, với sự phát triển của y học ngày nay, bạn có thể hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh thông  qua việc điều trị bệnh. Vì vậy, chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh suy giáp là nắm được các triệu chứng của bệnh và tìm kiếm sự chăm sóc y tế thích hợp. Bệnh suy giáp có thể kiểm soát được bằng cách điều trị đúng cách và nó không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

Một số thông tin có thể hữu ích cho bạn:



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Suy giáp

Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp
Các phương pháp điều trị của phần lớn các bệnh của tuyến giáp đều phải có can thiệp ngoại khoa, bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn phần tuyến...
10 dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết nhanh bệnh nhược giáp
Bệnh suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp) xuất hiện khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai và...
Bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị
Suy giáp bẩm sinh (CH) là tình trạng hormone tuyến giáp không đủ cung cấp cho trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do cấu trúc bất thường của...
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh, đang mang thai 3 tháng. Vừa qua, tôi mới đi khám và phát mình bị bệnh suy giáp....
Người bị bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trang. Mẹ tôi đi khám và mới được chẩn đoán là mắc bệnh suy giáp. Mẹ tôi hiện nay đang điều...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung