Bị bệnh suy giáp có nên mang thai không? - Tư vấn từ chuyên gia

Bị bệnh suy giáp có nên mang thai không? - Tư vấn từ chuyên gia

Chào bác sĩ, tôi tên là Nhung. Tôi đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh suy giáp nhưng tôi cũng đang muốn sinh em bé thời gian này. Vậy xin hỏi bác sĩ là nếu mắc bệnh suy giáp thì tôi có nên mang thai không. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Chào bạn Nhung, trước hết xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Suy giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone quan trọng.

Phụ nữ, đặc biệt là những người lớn hơn 50 tuổi, có nhiều khả năng bị suy giáp. Suy giáp làm rối loạn sự cân bằng bình thường của phản ứng hóa học trong cơ thể. Nó ít khi gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng theo thời gian, suy giáp không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh và bệnh tim. Để hiểu rõ hơn về bệnh suy giáp, bạn có thể xem thêm thông tin tại đây.

Để bạn cân nhắc xem có nên mang thai thời gian này không, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Suy giáp ảnh hưởng đến thụ thai như thế nào?

Khi tuyến giáp không tạo ra đủ hormone thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ sinh sản. Hormon tuyến giáp ở mức thấp cản trở hoạt động của buồng trứng và khiến chúng sản xuất ít progesterone hơn. Nó có thể can thiệp vào sự rụng trứng, làm suy giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, một số nguyên nhân cơ bản của suy giáp - chẳng hạn như một số rối loạn tự miễn dịch hoặc tuyến yên - được biết là làm cho người phụ nữ vô sinh. 

Điều này có nghĩa là, bệnh suy giáp sẽ khiến bạn khó thụ thai hơn nếu bạn đang mong muốn có con. Một nghiên cứu được xuất bản tháng 8 năm 2015 trên tạp chí Journal of Pregnancy chỉ ra rằng, phụ nữ bị suy giáp sẽ ít có khả năng mang thai hơn và sẽ cần nhiều thời gian để mang thai hơn so với những phụ nữ không bị suy giáp.

Ngoài ra, suy giáp có thể khiến cả nam giới và phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Một khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn sẽ không muốn quan hệ nữa. Và khi bạn không quan hệ thường xuyên, khả năng mang thai của bạn sẽ giảm đi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguy cơ cho mẹ và con

Với thai nhi: tuyến giáp thai nhi chỉ được hình thành, bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ. Có nghĩa là trong thời kỳ này, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormone tuyến giáp của mẹ. Ngoài ra, thai nhi phụ thuộc vào lượng iod do người mẹ cung cấp để tổng hợp hormone tuyến giáp. Nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng bị suy giáp theo. Hormone tuyến giáp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phân chia, phát triển của các tế bào, các tổ chức, cơ quan… cũng như sự phát triển của não bộ. Những trẻ bị suy giáp bẩm sinh như vậy sẽ có những bất thường về thể lực, trí tuệ (chậm lớn, kém hoạt động, đần độn). Hormone tuyến giáp thấp cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não và tim của thai nhi. 

Với bà mẹ: nếu không được điều trị thì suy giáp có thể dẫn đến các biến chứng như: thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim, chậm chạp, táo bón. Trường hợp nhẹ có thể sinh nở bình thường, nặng sẽ có các bất thường như: ra máu nhiều, sảy thai, trẻ sinh nhẹ cân hoặc có thể bị tiền sản giật, bất thường ở bánh nhau, sinh non.

Những gì bạn nên làm nếu bạn đang muốn có thai và lại mắc bệnh suy giáp?

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng của bệnh suy giáp, ví dụ như mệt mỏi, nhạy cảm hơn với cảm giác lạnh, táo bón, da khô, tăng cân, yếu cơ, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, thì bạn nên được xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp.
Chẩn đoán suy giáp là dựa trên các triệu chứng và kết quả xét nghiệm máu để đo lường mức độ TSH và mức hormone tuyến giáp thyroxine (T3, T4). Mức thyroxine thấp và TSH cao chỉ ra suy tuyến giáp. Bởi vì lượng hormon do tuyến  giáp sản xuất không đủ nên kích thích tuyến yên sản xuất ra nhiều TSH.

Vậy, bạn có nên làm xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp trước khi bạn cố gắng thụ thai hay không? Câu trả lời là có, vì ngày nay, càng ngày càng có nhiều phụ nữ mang thai khi đã đứng tuổi. Mà khi bạn càng lớn tuổi, khả năng bạn mắc phải bệnh suy giáp càng cao. 

Suy giáp là một trong số những bệnh phổ biến nhất bạn nên khám trước khi muốn mang thai, và bạn nên phát hiện và điều trị suy giáp trước khi thụ thai. Phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc có tiền sử sảy thai cũng nên được kiểm tra tuyến giáp.

Bệnh suy giáp có thể dễ dàng được điều trị, và một khi lượng hormone tuyến giáp trở về mức bình thường, bạn có thể mang thai. Điều trị suy giáp bao gồm uống hormone tuyến giáp tổng hợp dưới dạng viên nén. Mặc dù sẽ mất vài tháng để xác định được lượng hormone phù hợp với bạn là bao nhiêu, nhưng một khi đã xác định được đúng liều thuốc, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn và sẽ có khả năng thụ thai.

Khi suy giáp là nguyên nhân của tình trạng vô sinh, thì việc uống thuốc điều trị tuyến giáp sẽ cho phép đa số phụ nữ thụ thai trở lại, sớm nhất là khoảng 6 tuần sau khi điều trị, theo một nghiên cứu xuất bản tháng 2 năm 2015 trên tạp chí OSR Journal of Dental and Medical Sciences. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, rất nhiều phụ nữ gặp vấn đề khi thụ thai không có triệu chứng rõ ràng của bệnh suy giáp mà chỉ có dấu hiệu tăng nhẹ lượng hormone TSH. Do vậy, việc xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormone TSH lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, nếu bạn đã khó thụ thai và không rõ lý do.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, điều trị suy giáp bằng thuốc không chỉ cải thiện tỷ lệ thụ thai mà còn làm giảm nguy cơ sảy thai trong thai kỳ. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Trong khi mang thai bạn nên làm gì?

Một khi bạn đã mang thai, thì việc quan trọng tiếp theo là duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường trong suốt thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều thuốc của bạn để giữ lượng hormone TSH luôn trong tầm kiểm soát. Bạn sẽ cần phải được kiểm tra hormone TSH định kỳ trong suốt thai kỳ, thường là khoảng 3 lần.

Đa số các trường hợp, lượng hormone tuyến giáp suy giảm một chút sẽ không ảnh hưởng gì đến em bé hoặc đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, suy giáp nặng có thể liên quan đến một số biến chứng, bao gồm sảy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do vậy, việc tiếp tục uống thuốc trong suốt thai kỳ là rất quan trọng, và bạn hãy yên tâm rằng, việc này sẽ không có hại gì cho em bé hay cho bạn cả.

Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về chức năng tuyến giáp trong thai kỳ hoặc vẫn còn lo ngại về việc cố gắng mang thai, hãy trao đổi với bác sỹ sản phụ khoa hoặc bác sỹ chuyên khoa nội tiết – sinh sản chuyên về mang thai và tuyến giáp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Kết luận

Trước khi có thai, hoặc trong thai kỳ cần kiểm tra chức năng tuyến giáp, nếu có dấu hiệu suy giáp thì bạn cần điều trị cho tuyến giáp trở về trạng thái bình thường (bình giáp). Bình giáp bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp (như levothyroxin). Cứ mỗi 6 - 8 tuần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp một lần (bằng cách xét nghiệm nồng độ chất FT4 và TSH). Nếu có thay đổi liều thuốc thì sau 4 tuần phải kiểm tra lại chức năng tuyến giáp. Sau khi kiểm tra cần điều chỉnh thuốc để nồng độ FT4 và TSH trở lại mức cân bằng. Ngay sau khi sinh, bạn nên quay lại liều dùng thuốc như trước khi có thai.

Nếu bạn khi mang thai bị suy giáp mà không điều trị thì trẻ sinh ra có thể bị suy giáp. Cần điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp ngay sau khi sinh. Cách điều trị này thường cho hiệu quả khá: tuyến giáp hồi phục trở lại, trẻ lớn lên bình thường về thể chất và tinh thần.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin như sau:



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Suy giáp

Suy giáp - biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp
Các phương pháp điều trị của phần lớn các bệnh của tuyến giáp đều phải có can thiệp ngoại khoa, bằng cách cắt bỏ một phần hay toàn phần tuyến...
10 dấu hiệu và triệu chứng giúp nhận biết nhanh bệnh nhược giáp
Bệnh suy giáp (hay còn gọi là nhược giáp) xuất hiện khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất kỳ ai và...
Bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ em - triệu chứng và cách điều trị
Suy giáp bẩm sinh (CH) là tình trạng hormone tuyến giáp không đủ cung cấp cho trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do cấu trúc bất thường của...
Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh, đang mang thai 3 tháng. Vừa qua, tôi mới đi khám và phát mình bị bệnh suy giáp....
Người bị bệnh suy giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trang. Mẹ tôi đi khám và mới được chẩn đoán là mắc bệnh suy giáp. Mẹ tôi hiện nay đang điều...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung