Tình trạng Stress kéo dài bao lâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng Stress kéo dài bao lâu? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Phản ứng stress là cách cơ thể bảo vệ bạn. Tuy nhiên, khi Stress kéo dài sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vậy tình trạng Stress thường kéo dài bao lâu? Khi nào Stress là bất thường? Trong trường hợp nào thì nên đi khám bác sĩ? Những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi.

Note: nếu như bạn cảm thấy mình đang bị stress nặng và chưa có cách đối phó hiệu quả. Hãy thao khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ chia sẻ cho bạn cách để giảm stress và tăng cường sức khỏe.  Hãy liên hệ tới bác sĩ tâm lý theo số 1900 1246 hoặc hotline 0886006167 chúng tôi rất muốn lắng nghe bạn chia sẻ

Tóm tắt nội dung:

1. Bệnh Stress là gì?

2. Tình trạng Stress kéo dài bao lâu?

3. Khi nào Stress là bất thường?

4. Hướng dẫn cách đối phó với Stress

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh Stress là gì?

Stress là cách cơ thể bạn phản ứng lại với bất kì mối nguy hiểm nào dù là thật hay tưởng tượng. Bản chất của phản ứng stress là cách cơ thể bảo vệ bạn. Khi cơ chế đó được sự vận hành trơn tru, nó sẽ giúp bạn tập trung, tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Trong những tình huống cấp cứu, stress có thể cứu mạng bạn như là tiếp thêm sức mạnh để bảo vệ cơ thể hoặc thúc giục bạn đạp phanh nhanh để tránh tai nạn.

Stress có thể giúp bạn vươn lên để thách thức những thử thách. Nó là thứ giúp bạn đứng vững trong suốt buổi thuyết trình, giúp bạn tập trung cao độ khi bạn đang cố thắng một trò chơi và nó khiến bạn cuống cuồng học bài cho kì thi đã sắp cận kề trong khi bạn chỉ muốn xem ti vi. Nhưng nếu vượt quá một mức độ nhất định nào đó, stress không còn giúp ích nữa và bắt đầu gây ra những tổn thương đáng kể đến sức khỏe, tâm trạng, năng suất làm việc, các mối quan hệ cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.

Stress có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và có thể ngắn hạn hoặc kéo dài. Tùy vào các yếu tố gây ra stress mà các triệu chứng và điều trị có thể thay đổi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Tình trạng Stress kéo dài bao lâu?

Thời gian Stress diễn ra ở mỗi người là không giống nhau, nhưng về cơ bản thì nó phụ thuộc vào dạng Stress mà bạn đang mắc phải.

Tình trạng Stress cấp tính

Stress cấp tính có tính ngắn hạn. Nó có thể giúp ích và tạo động lực cho bạn làm việc. Ví dụ như khi thời hạn nộp bài sắp đến, stress sẽ giúp bạn tập trung và hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn. Sinh viên cao đẳng hay đại học thường dùng loại stress này để hoàn thành các dự án hay học nhồi nhét cho kì thi. Stress cấp tính là dạng stress nhiều người trải qua khi họ bị tai nạn giao thông, khi gặp trắc trở trong công việc hay con cái họ gặp những vấn đề rắc rối ở trường. Dạng stress này có thời gian biểu hiện ngắn hạn, chỉ cần các vấn đề gây ra stress được giải quyết thì nó sẽ tự biến mất. 

Các triệu chứng có thể gặp của dạng stress này bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đau bao tử hoặc ăn không tiêu 
  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đau ngực

Điều trị cho stress cấp tính có thể bao gồm nằm nghỉ và các biện pháp giúp thư giãn. Thuốc chống lo âu cũng thường được sử dụng nếu cơn stress cấp này kích thích những cơn hoảng loạn hoặc lo âu. Các liệu pháp có thể giúp là không cố giải quyết lại các việc gây ra stress trong một khoảng thời gian ngắn. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tình trạng stress cấp tính thường gặp

Tình trạng Stress mạn tính

Stress mạn tính là hậu quả của việc không giải quyết được hoặc giải quyết được nhưng không triệt để khiến cho sự việc vẫn sẽ tiếp tục kéo dài vài năm cho đến khi được giải quyết lại. Điều này có thể là một sự cố chấn thương xảy ra khi bạn còn nhỏ. Mặc dù đã được giải quyết nhưng cảm giác về sự việc ấy vẫn chưa được bạn giải quyết và nó làm cho bạn bị stress trong một thời gian dài.  Cũng có thể đó là một tình huống hiện vẫn còn xảy ra, chẳng hạn như bạo hành gia đình hay bệnh tình của gia đình bạn.  

Loại stress này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch hay loét dạ dày. Điều trị stress mạn tính có thể bao gồm các liệu pháp nhận thức – hành vi, thuốc cũng như điều trị cho bất kì bệnh nào xảy ra khi bạn đối mặt với stress trong thời gian dài. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Khi nào Stress là bất thường?

Bởi vì stress có thể gây ra những tổn thương lớn và sức chịu đựng của mỗi người lại khác nhau, chính vì thế điều quan trọng là bạn phải biết được giới hạn chịu đựng được stress của bạn tới đâu. Nhiều người có thể vượt qua được những cú sốc lớn của cuộc sống, nhưng cũng có những người chỉ mới đối mặt với những khó khăn bé xíu đã co rúm mặt mày. Một số người khác lại cảm thấy thích thú với lối sống nhiều stress.

Stress là bất thường khi nó kéo dài và các triệu chứng của nó ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp, bạn có thể xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm. Đây là lúc Stress không còn bình thường nữa.

Những điều ảnh hưởng đến mức độ chịu đựng stress của bạn

- Hậu phương hỗ trợ bạn – Một hậu phương vững chắc từ những người thân trong gia đình và bạn bè là một nguồn cực lớn giúp bạn chống lại stress. Khi bạn có người mà bạn có thể tin tưởng được, các áp lực từ cuộc sống phần nào trở nên bé lại. Ngược lại, nếu bạn càng cô đơn và cô lập, nguy cơ không chống chọi lại stress càng lớn. 

- Cảm giác kiểm soát được – Nếu bạn tự tin vào bản thân và khả năng đối mặt với các thử thách, điều này giúp bạn dễ đối phó với stress hơn. Mặt khác, nếu bạn tin rằng bạn không thể kiểm soát được cuộc sống của mình, điều này khiến bạn bị hạn chế khi có điều thay đổi và stress sẽ dễ dàng hạ gục bạn. 

- Thái độ và quan điểm của bạn -  Cách bạn nhìn vào cuộc sống và các thử thách không thể thiếu trong cuộc sống này làm nên sự khác biệt trong khả năng xử lí stress. Nếu bạn thường hy vọng và sống lạc quan, bạn ít bị stress ảnh hưởng hơn. Những người này có xu hướng chấp nhận thử thách, có khiếu hài hước, tin vào những mục đích cao hơn và chấp nhận những thay đổi như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. 

- Khả năng đối phó với các cảm xúc -  Nếu bạn không biết làm thế nào để bình tĩnh hay như thế nào sẽ làm dịu tinh thần khi bạn gặp chuyện buồn bực, giận dữ hay khi bạn gặp rắc rối thì bạn chính là người dễ gặp stress và dễ bị kích động. Rèn luyện khả năng nhận biết và đối phó với những cảm xúc có thể làm tăng khả năng chịu đựng với stress và giúp bạn trở lại bình thường dễ dàng hơn. 

- Sự hiểu biết và chuẩn bị - Biết càng nhiều về những tình huống gây stress bao gồm thời gian stress kéo dài và điều gì cần làm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xử lí stress. Ví dụ như nếu bạn phải trải qua một cuộc phẫu thuật đã được thông tin đầy đủ đến bạn, bạn sẽ phải như thế nào sau phẫu thuật sẽ giúp cho quá trình hồi phục của bạn bớt stress hơn. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Hướng dẫn cách đối phó với Stress

- Tập thể dục

Tăng mức độ hoạt động của bạn lên là điều bạn có thể làm ngay lập tức để giảm stress và bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Thường xuyên tập thể dục có thể làm tâm trạng bạn khá hơn và đó như một điều làm bạn xao lãng, tránh xa được các lo lắng. Nó cũng giúp bạn phá vỡ những vòng suy nghĩ tiêu cực. Các bài thể dục có nhịp điệu như đi bộ, chạy bộ, bơi lội và nhảy đặc biệt có tác dụng, nhất là khi bạn tập thể dục cho trí não (hướng sự tập trung của bạn vào những cảm giác khi cơ thể bạn chuyển động). 

- Kết nối với mọi người

Hành động đơn giản của việc nói chuyện trực tiếp với nhau có thể làm các hóc-môn giúp giảm stress được tiết ra. Thậm chí chỉ cần một cuộc nói chuyện ngắn hay một cái nhìn thân thiện từ ngừi khác cũng giúp bạn bình tĩnh và làm dịu nhẹ tâm trí bạn. Vì vậy, hãy dành thời gian với người cho bạn cảm giác tốt và đừng để bị mất các mối quan hệ xã hội. Nếu bạn không có bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào hoặc các mối quan hệ của bạn là nguồn cơn của stress, bạn nên cố gắng dung hòa hoặc thay đổi sao cho mối quan hệ ấy được bền chặt và sự kết nối đó mang lại nhiều điều vui hơn.

- Kích hoạt các giác quan

Một cách khác cũng làm giảm stress nhanh là kích hoạt một hoặc nhiều giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, cảm giác hoặc vận động. Vấn đề chính là tìm được điều có thể kích hoạt giác quan của bạn. Liệu nghe một bản nhạc có giai điệu vui tươi, phấn khởi có giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn? Hay ngửi mùi cà phê? Hay cho thú cưng của bạn ăn sẽ giúp giảm stress hiệu quả hơn? Mỗi người có phản ứng lại những điều ấy khác nhau, vì vậy hãy thử nghiệm và lắng nghe bản thân để tìm cho mình một vài cách hiệu quả nhất.

- Học cách thư giãn

Bạn không thể xóa bỏ hoàn toàn stress do cuộc sống đem lại nhưng bạn có thể kiểm soát việc stress sẽ ảnh hưởng đến bạn bao nhiêu. Các kỹ thuật thư giãn như tập yoga, thiền định và hít thở sâu sẽ kích hoạt các phản ứng thư giãn của cơ thể. Nếu luyện tập đều đặn, những hoạt động này có thể giảm mức độ stress và nâng các cảm xúc vui vẻ và yên bình lên. Chúng cũng giúp tăng khả năng giữ bình tĩnh và thu thập những áp lực của bạn.

- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Thức ăn có thể giúp cải thiện hoặc làm tâm trạng của bạn tệ hơn và nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đối phó với những điều gây ra stress. Ăn các thức ăn được chế biến sẵn, thức ăn nhanh và các bữa ăn nhiều tinh bột và đường có thể làm tồi tệ các triệu chứng của stress. Thay vào đó, bạn hãy ăn xây dựng một chế độ ăn nhiều trái cây tươi và rau củ, ăn nhiều đạm và các a-xít béo omega-3 có thể giúp bạn đối phó với những thăng trầm của cuộc sống tốt hơn. 

- Nghỉ ngơi

Mệt mỏi sẽ làm tăng stress bằng cách khiến bạn có những suy nghĩ vô lý. Đồng thời, stress cũng làm bạn ngủ không ngon. Cải thiện giấc ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy giảm bớt stress và cân bằng được cảm xúc của mình hơn. 

>>>Xem thêm: Cách giảm Stress với 5 bài tập thể dục.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Stress có thể sẽ có ích với người này nhưng gây hại với người khác, cho nên bạn cần phải lắng nghe cơ thể của mình. Nếu bạn thấy rằng các triệu chứng mà Stress gây ra vượt quá sức chịu đựng của bạn và bạn dần có những suy nghĩ ngày càng tiêu cực hơn thì bạn phải đến gặp bác sĩ.

Đừng bao giờ lấy người khác làm chuẩn mực cho bản thân, bởi vì Stress không gây ảnh hưởng đến họ nhưng ngược lại có thể tác động rất lớn đến bạn. Để khám và điều trị các vấn đề do Stress quá mức gây ra, bạn có thể đến với Hello Doctor. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi có thể giúp được cho bạn. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Stress

Giảm Stress Nhanh Chóng Với Bác Sĩ Tâm Lý
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giảm stress khác nhau. Những phương pháp đó có thể giúp bạn giảm stress ở từng mức độ khác nhau, về thể...
Stress có gây mất sữa sau sinh?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hoa. Tôi mới sinh em bé được 8 tháng, thời gian này tôi đã bắt đầu đi làm lại. Khoảng 1 tuần...
4 nguyên nhân chính gây ra stress ở sinh viên
Stress là tình trạng mà rất nhiều bạn sinh viên hiện nay đang phải đối mặt. Vậy những nguyên nhân gây ra stress ở sinh viên là gì?...
Stress trong học tập - dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện
Stress trong học tập là tình trạng mà rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên mắc phải. Có những dấu hiệu và biểu hiện giúp bạn nhanh...
Tại sao bị căng thẳng? Stress có tốt không và khi nào nó gây hại
Chúng ta đôi lúc phải đối mặt với nhiều căng thẳng trong cuộc sống. Nó có thể là công việc, bệnh tật, vấn đề gia đình, hoặc những rắc rối về...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Minh

    Tôi thấy bác sĩ nói rất đúng. Người ta thường bảo Stress cũng bình thường nhưng với tôi nó lại rất khó khăn.

    18/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung