Run tay ở người lớn tuổi
Run tay có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nhưng càng lớn tuổi càng dễ bị hơn. Nếu bạn bắt gặp tình trạng này ở mình hoặc ở người thân, bạn có thể hiểu sự tồi tệ của nó.
1. Các nguyên nhân nào gây tình trạng run tay?
2. Có cách nào điều trị bệnh run tay không?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Khi run tay xảy ra ở người lớn tuổi, nhiều người thường nghĩ đến nguyên nhân là do bệnh Parkinson, một bệnh rối loạn vận động mạn tính có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác.
Nhưng nhà thần kinh học Michal Gostkowski nói rằng bạn không nên đi đến kết luận vội vàng như vậy.
Có vài điều nên nhớ khi bạn hoặc người thân bị run tay:
** Các cơn run tay xảy ra lúc nào?
Nếu run tay xảy ra khi tay đang vận động - cầm đồ vật, viết, giữ cốc cà phê - thì được gọi là run khi vận động. Dạng run tay này thường không phải biểu lộ tình trạng rối loạn thần kinh nặng, ví dụ như bệnh Parkinson.
Mặc dù vậy, bác sĩ Gostkowski nói rằng tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân tiềm ẩn. Ví dụ, chứng run vô căn, một rối loạn vận động thường gặp hơn, thường xảy ra sau tuổi 50. Khi nguyên nhân gây run được phát hiện, bác sĩ có thể điều trị để giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Nếu run tay xảy ra khi tay đang nghỉ - như khi đang xếp yên trên đùi - thì gọi là run khi nghỉ. Nếu tình trạng này xảy ra và ngày càng nặng hơn theo thời gian, bạn cần đến khám bác sĩ ngay. Run khi nghỉ có thể là một triệu chứng của bệnh Parkinson.
** Yếu tố làm khởi phát run
Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, hạ đường huyết và/hoặc dùng quá nhiều caffeine có thể gây nên run hoặc làm tình trạng run nặng hơn.
Một số loại thuốc cũng có thể gây run tay: thuốc ổn định khí sắc như lithium, thuốc co giật dùng điều trị migraine và bệnh thần kinh như Depakote, thuốc giãn phế quản cho bệnh nhân hen như albuterol hoặc theophylline.
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ thuốc đang dùng gây tình trạng run tay để có hướng thay đổi điều trị phù hợp.
** Bệnh kèm theo
Chứng run vô căn thường không gây nên các tình trạng sức khỏe khác, nhưng bệnh Parkinson thường gây tư thế chồm về trước, di chuyển chậm chạp và bước chân lê lết dưới đất. Tuy nhiên, chứng run vô căn đôi khi cũng xuất hiện các triệu chứng thần kinh khác như bước đi không vững.
** Vị trí khởi phát run
Chứng run vô căn xuất hiện ở tay, đầu và giọng nói. Bệnh Parkinson thường run ở tay và chân, cằm và các vùng khác của cơ thể.
1. Các nguyên nhân nào gây tình trạng run tay?
Run tay không phải một chứng bệnh nguy hiểm tính mạng, nhưng nó có thể khiến bạn khó thực hiện các công việc trong đời sống hằng ngày. Nó còn là một triệu chứng sớm báo hiệu một số bệnh thần kinh và bệnh thoái hóa. Tình trạng run tay mạn tính thường gặp ở người lớn tuổi là chứng run vô căn và run trong bệnh Parkinson.
Chứng run vô căn cũng là rối loạn thần kinh thường gặp nhất ở người lớn, nhưng bệnh vẫn chưa được hiểu rõ. Bệnh có vẻ gây ra do rối loạn trong hoạt động chức năng tiểu não. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân của các rối loạn này và làm thế nào để điều trị bệnh, cũng chưa hiểu rõ liệu đây có phải là do một tình trạng thoái hóa hay không.
Bệnh nhân với chứng run tay vô căn thường xuyên bị làm phiền bởi các cơn run không thể kiểm soát được, và thường xảy ra ở tay, cánh tay, đầu và ở dây thanh âm (gây run trong giọng nói).
Các triệu chứng của run vô căn có thể là:
Run tăng dần, thường xảy ra ở một bên cơ thể
Run tăng khi vận động
Thường xảy ra ở bàn tay trước tiên, có thể ở một hoặc cả hai tay
Có thể kèm theo run đầu: run kiểu gật đầu hoặc kiểu lắc đầu
Có thể nặng thêm do stress tình cảm, mệt mỏi, caffeine hoặc do nhiệt độ quá cao hay quá thấp.
Khi so sánh với bệnh Parkinson, bệnh này lại gây ra những cơn run khi cơ đang nghỉ ngơi và run giảm khi họ cử động tay của mình.
Triệu chứng sớm trong bệnh Parkinson thường không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với bệnh khác. Các triệu chứng gồm:
Run nhẹ ở ngón tay, tay, chân hoặc ở môi
Tư thê bước đi cứng đờ và khó khăn
Khó đứng dậy khỏi ghế ngồi
Chữ viết lí nhí, dính liền nhau
Tư thế chồm về phía trước
Khuôn mặt vô cảm, ít biểu hiện cảm xúc.
Triệu chứng run là một biểu hiện sớm có thể xảy ra trên khoảng 70% các bệnh nhân Parkinson. Run thường bắt đầu ở một ngón tay hoặc cả bàn tay khi tay đang nghỉ, nhưng dừng lại khi tay vận động. Tay run theo nhịp điệu, thường khoảng 4 đến 6 nhịp trong 1 giây, hoặc biểu hiện như đang se viên thuốc giữa ngón cái và ngón trỏ. Tuy nhiên chỉ có triệu chứng run chưa đủ kết luận bệnh, cần dựa vào các triệu chứng khác đã kể trên mới đi đến chẩn đoán.
Ngoài ra, bệnh nhân Parkinson còn có các triệu chứng khác gồm:
Khó ngủ ban đêm và ban ngày mệt mỏi
Giọng nói nhỏ hoặc run
Khó nuốt
Hay quên, suy giảm trí nhớ
Da đổ dầu hoặc đầu có nhiều gàu
Táo bón
Các nguyên nhân khác có thể gây run tay ở người lớn tuổi là:
- Co giật
- Bệnh tiểu não
- Bệnh Huntington
- Tác dụng phụ của thuốc
- Quá liều caffeine
- Nghiện rượu bia
- Lo lắng
- Hạ đường huyết
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Có cách nào điều trị bệnh run tay không?
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây run tay, mặc dù phần lớn các bệnh run tay khó có thể điều trị dứt điểm. Nếu tình trạng run tay của bạn gây ra bởi một nguyên nhân tiềm ẩn nào đó, điều trị bệnh nguyên nhân có thể làm giảm hoặc chấm dứt hẳn tình trạng run tay. Nếu caffeine, rượu bia hoặc các chất kích thích khiến bạn run tay, hãy cân nhắc việc loại bỏ các chất ấy khỏi chế độ sinh hoạt hằng ngày. Nếu run gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về triệu chứng run do thuốc của bạn.
Nếu bạn run tay là do chứng run vô căn, thật sự không có cách điều trị dứt điểm nào. Bệnh có thể sẽ tiến triển nặng dần khi bạn càng lớn tuổi. Cách điều trị duy nhất chỉ là giúp giảm bớt triệu chứng run tay và phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng cũng như các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến bạn.
Việc điều trị có thể không cần thiết nếu triệu chứng run chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt hằng ngày.
Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi