Bị rung tay khi căng thẳng

Bị rung tay khi căng thẳng

Run tay là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải, nó không chỉ xuất hiện ở người già mà ở những người trẻ hiện nay cũng xảy ra nhiều.

1. Run tay khi căng thẳng

2. Tại sao căng thẳng lại bị run tay

3. Cách làm giảm run tay

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Run tay là những chuyển động ngoài ý muốn, mang tính tự phát mà ta không thể kiểm soát được.Run tay xuất hiện khi nghỉ ngơi hay run lúc vận động. Tính chất run với cường độ và biên độ rất khác nhau. Run tay có thể là biểu hiện của bệnh lý nhưng đôi khi chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy ở những người khỏe mạnh. Tuy không gây nguy hiểm nhưng run tay khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và khó khăn khi làm một số công việc hàng ngày như cầm bút, đánh máy, ăn uống, ….Run tay là một triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, run tay tùy từng loại bệnh mà có tần số và biên độ cũng khác nhau. ngoài những bệnh do tổn thương tại chỗ như teo cơ cánh tay hay chấn thương cánh tay; còn lại là do các bệnh của não và hệ thống thần kinh giao cảm.

1. Run tay khi căng thẳng

Chứng run tay khi tâm lý lo âu, căng thẳng mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao tiếp hàng ngày của người bệnh.Run tay là một triệu chứng rất thường của sự lo lắng, căng thẳng. Nó có thể xuất hiện khi bạn phải phát biểu trước nhiều người, hoặc trong những tình huống khác khiến bạn ngại ngùng, căng thẳng. Biểu hiện là tay của bạn thường run lắc một cách khá rõ ràng. Bạn có thể che giấu nhiều biểu hiện của sự lo âu, căng thẳng bằng nét mặt, nói năng, tuy nhiên triệu chứng run tay thì không, và đôi khi chính sự run tay này lại khiến bản thân bạn thấy căng thẳng, lo lắng hơn.

Biểu hiện:

-  Run nhẹ nhàng ở tay, cánh tay, chân, đầu hoặc toàn thân

-  Giọng nói run, không rõ tiếng

-  Khó khăn trong các hoạt động cần độ chính xác cao của đôi tay như viết, vẽ, đánh máy, cầm nắm các dụng cụ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

bị rung tay khi căng thẳng

2. Tại sao căng thẳng lại bị run tay

Run tayở đâytrong trường hợp nàynhiều khả năng là do rối loạn thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương. Thần kinh thực vật tham gia điều chỉnh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, chuyển hóa, ví dụ nhịp tim, huyết áp, cảm giác nóng lạnh, ra mồ hôi, co dãn mạch… Gọi là thần kinh thực vật (hay thần kinh tự chủ) vì nó điều hoà các chức năng của cơ thể không theo ý muốn chủ quan và không chịu sự kiểm soát của ý thức con người.

Chứng run do rối loạn thần kinh thực vật có đặc điểm là xuất hiện theo cảm xúc, run tăng lên khi căng thẳng, hồi hộp, lo lắng,…

Khi cơ thể bị cẳng thẳng hay lo lắng, cơ thể sẽ tự vệ để phản ứng với những mối đe dọa, sẵn sàng chống lại những mối nguy hiểm này. Căng thẳng kích thích hệ thần kinh giao cảm, một khi hệ giao cảm bị kích thích thì hàng loạt hormone của cơ thể như adrenaline được tiết ra. Hậu quả là tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, cơ bắp căng lên và máu được dồn lên não nhiều hơn để  vào tư thế “sẵn sàng chiến đấu” hoặc chạy trốn một cách nhanh nhất, mặc dù thực tế không có yếu tố đe dọa nào…

Chính vì vậy, để ngăn chặn run tay, người bệnh cần kiểm soát tốt tâm trạng và tự trấn tĩnh được bản thân mình.

Khi gặp căng thẳng, nhiều người chọn cách giấu đi sự lo lắng, dễ khiến khác nhìn vào và nghĩ rằng họ đang trầm ngâm, tập trung mà không biết được họ đang lo lắng. Tuy nhiên, khi run tay người bệnh rất khó có thể làm được điều này, đặc biệt khi run tay trở nên nặng hơn, thường xuyên hơn. Để có thể giảm run, họ thường giúp bản thân bình tĩnh hơn bằng cách tự trấn an bản thân qua việc tự nói với mình rằng “tôi ổn” hoặc “không có gì phải lo lắng cả.”

Ta cũng có thể thấy để hạn chế run, người mắc chứng run tay có thể giấu tay trong túi quần hoặc sau lưng nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Khi họ quá tập trung vào sự lo lắng của bản thân, họ càng quên đi việc đang làm, không theo kịp được cuộc trò chuyện hay công việc đang làm khiến họ trở nên bối rối, xấu hổ, tự ti, hoảng sợ, dần dẫn đến căng thẳng hơn bởi vấn đề không được giải quyết. Khi đó, mọi sự tập trung của người khác sẽ dành cho họ, tay của bạn sẽ càng run nặng hơn. Nói tóm lại, khi bạn càng cố gắng ngừng run, thì chứng run lại xuất hiện nhiều hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Cách làm giảm run tay

Chứng bệnh này phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố tâm lý, lo lắng làm cơ thể tiết nhiều adrenalin hơn, khiến bạn càng run nhiều hơn. Mặt khác adrenalin đươc tiết do hệ thần kinh tự chủ chi phối nên cơ thể không tự điều chỉnh sự tiết adrenalin, do vậy, việc cần làm là giảm adrenalin trong cơ thể đi bằng cách giảm thiểu căng thẳng và luyện tập cách điều hòa, cân bằng cảm xúc, với một số biện pháp như:

  • Hít sâu thở chậm, 15 – 30 phút mỗi ngày.

  • Tập thiền, tập yoga

  • Chạy vận động nhẹ

  • Thay đổi lối sống: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục và dành nhiều thời gian tập các môn thư giãn 

Dùng thuốc: thuốc an thần, giãn cơ 

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Huỳnh Thu Thủy

    Chào bác sĩ. Con tôi bị mắc bệnh này đã lâu nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    28/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung