Bị run tay khi tập trung
Run tay là những chuyển động ngoài ý, tự phát không thể kiểm soát được, gặp ở tay hay ở bất kỳ một bộ phận trên hệ thống cơ quan nào trên cơ thể, run khi nghỉ nhưng cũng có khi run lúc vận động. Những vận động run này có cường độ và biên độ rất khác nhau. Run tay có thể là biểu hiện của bệnh lý nhưng đôi khi chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy ở những người khỏe mạnh.
2. Biểu hiện run tay khi tập trung
3. Phòng ngừa chứng run tay khi tập trung
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Run khi lo lắng, căng thẳng là một triệu chứng phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, run đôi khi cũng xảy ra khi thực hiện một công việc đòi hỏi độ tập trung và chính xác cao. Trong trường hợp như vậy, run thường không xảy ra trên toàn bộ cơ thể mà chỉ xảy ra ở một phần (thường là tay).
Ví dụ phổ biến nhất là khi luồn kim. Nó đòi hỏi độ chính xác cao và bạn có thể nhận thấy rằng khi bạn cố gắng làm, bàn tay của bạn liên tục rung lắc với biên độ nhỏ, tần số lớn, kể cả khi không có sự căng thẳng.
Ví dụ khác: cố gắng duỗi cánh tay và giữ thẳng, bạn có thể nhận thấy rằng cánh tay bạn hơi thực sự run một chút.
1. Vậy lý do là gì?
Nếu bạn cầm kim thường xuyên - hàng chục lần trong nhiều ngày - bạn sẽ cầm ổn định, bởi vì có sự cải thiện trong quá trình thực hành.
Noradrenalin là một chất dẫn truyền thần kinh do cơ thể giải phóng trong các tình huống đòi hỏi sự tập trung cao độ. Điều này có thể giải thích nguyên nhân gây run tay khi bạn cố gắng tập trung vào công việc nào đó.
Noradrenalin giải phóng ít nhất khi ngủ, tăng trong khi tỉnh táo và đạt đến mức cao nhất trong các tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm, tạo ra trạng thái “sữn sàng chiến đấu”. Vai trò của noradrenalin làm tăng kích thích và sự tỉnh táo, thúc đẩy cảnh giác, tăng cường sự hình thành và thu hồi trí nhớ, tăng sự tập trung chú ý, tuy nhiên nó cũng làm tăng sự bồn chồn và lo lắng.
Sự run tay xảy ra do cơ thể đang gia tăng năng lượng hoạt động, có thể là hiện tượng co giật cơ bắp do giải phóng năng lượng dư thừa.
Tuy nhiên khi bạn thực hiện công việc đó nhiều lần và nhiệm vụ trở nên ít phức tạp hơn thì nó đòi hỏi ít sự tập trung hơn, do đó làm giảm sự thay đổi sinh lý liên quan đến tập trung và lo âu.
Run tay có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nhưng thường thấy hơn ở người tuổi cao. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh cảm thấy bối rối và đôi khi không làm được các sinh hoạt hàng ngày như cầm chén ăn cơm, cài khuy cúc quần áo, đánh răng, cầm một vật gì hoặc khi đi đứng, nhất là đối với người trẻ tuổi, chứng run tay là dấu hiệu của một số bệnh lý và do tác động bên ngoài.
Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng bị run tay khi tập trung chăm chú làm một việc gì đó thì thường không có gì phải lo lắng, còn bị thường xuyên thì đó có thể là một triệu chứng của run vô căn, và cách tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Biểu hiện
Run xuất hiện khi vận động, thường gặp ở hai tay, với đặc điểm run ở đầu ngón tay và cẳng tay, run chậm và mạnh. Run thường xuất hiện khi tập trung làm một công việc gì đó như lấy một ly nước để uống, điều chỉnh công tắc quạt, đôi khi chỉ đi lại trong nhà cũng bị run và càng tập trung tình trạng run càng nhiều. Hiện tượng run mất đi khi ta cầm tay đang run của bệnh nhân. Trong quá trình tiến triển có thể xuất hiện run cả lúc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, run có thể xuất hiện trước và sau lúc vận động.
3. Phòng ngừa chứng run tay khi tập trung
Thay đổi lối sống, tránh các trạng thái gây stress và các chất kích thích như cà phê, nước chè, thuốc lá, thuốc lào. Chất cafêin trong cà phê và nước chè có thể làm cơ thể sản sinh nhiều adrenalin khiến run nặng hơn.
Tích cực sử dụng các loại rau củ quả trong chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ quả có màu xanh đậm như rau ngót, rau cải, súp lơ, bắp cải, su su, cải cúc, các loại củ quả có màu sặc sỡ như gấc, bí ngô, cam, cà rốt... vì chúng là nguồn chứa các hoạt chất chống ôxy hoá tự nhiên được cho là có tác dụng làm chậm sự suy thoái não bộ. Các loại quả giàu vitamin E như vải, đu đủ, đào, lê được khuyên dùng nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Phương pháp vật lý trị liệu:
Khi hoạt động người bệnh nên kèm theo những vật nặng để hạn chế run, ví dụ như khi viết các bạn nên cầm loại bút có trọng lượng nặng hơn một chút hoặc đeo vật nặng vào cổ tay.
Phương pháp điều trị tâm lý:
Người bệnh nên thay đổi tâm lý của mình, hòa mình vào tập thể, tạo cho mình môi trường sống thoải mái và vui vẻ, tránh những áp lực tâm lý sẽ làm cho triệu chứng càng thêm nặng hơn.
Phương pháp điều trị bằng thuốc:
Nếu như bạn đã thử nhiều cách và không thấy khá hơn thì bạn nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ, tìm hiểu kỹ nguyên nhân do đâu và điều trị đúng cách. Người bệnh không được sử dụng thuốc tùy ý, phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc. Nếu như thấy tình hình không khả quan thì nên đến bệnh viện để được điều trị nội trú.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi