Bệnh rung tay và cách chữa trị
Bị run tay tuy không nguy hiểm, nhưng có thể trở thành rào cản trong cuộc sống, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm và gặp rắc rối trong các hoạt động thường ngày. Vì vậy, việc xác định được nguyên nhân gây run và điều trị sớm là rất cần thiết, để giúp giảm bớt những khó khăn cho người bệnh.
1. Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh run tay
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh run tay
Tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau
Run tay vô căn:
Là bệnh run tay phổ biến nhất ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây run tay vô căn chưa được xác định chính xác, nhưng nó có thể liên quan đến sự lão hóa và suy giảm chức năng của các tế bào thần kinh theo tuổi tác.
Bị run tay khi hoạt động hoặc làm một số động tác chuyên biệt như run tay khi cầm nắm đồ vật, run tay khi viết,… Khi nghỉ ngơi tay sẽ hết run.
Tình trạng run ở bệnh nhân run vô căn xuất hiện khi làm việc hoặc di chuyển và cải thiện khi nghỉ ngơi, trong khi tình trạng run ở Parkinsonlà ngược lại.
Bệnh và hội chứng Parkinson:
Là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây run tay ở người cao tuổi, xảy ra do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh sản xuất Dopamin trong não, có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật…
Có triệu chứng điển hình là tay bị run khi nghỉ, còn khi hoạt động run sẽ giảm dần hoặc biến mất.
Do rối loạn thần kinh thực vật:
Là nguyên nhân chính gây run ở người trẻ tuổi, thường do căng thẳng, stress kéo dài hoặc lối sống không điều độ gây nên.
Tay thường bị run khi căng thẳng, hồi hộp lo lắng hoặc đứng trước người khác.
Bệnh tiểu não:
Tiểu não có nhiệm vụ điều hòa thăng bằng và phối hợp các vận động của cơ thể. Vì một số lý do nào đó như chấn thương,nhiễm khuẩn, hoặc thoái hóa tiểu não do di truyền… có thể khiến tiểu não bị tổn thương, dẫn tới triệu chứng run tay và nhiều rối loạn vận động khác.
Run khi thực hiện các động tác có chủ đích như chạm đầu ngón tay lên mũi (còn gọi là ngón tay chỉ mũi) hay ấn nút.
Sự gia tăng nồng độ của các hormon tuyến giáp có thể làm rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan, trong đó có hệ thần kinh cơ, và gây ra biểu hiện run tay.
Run ở các ngón tay và bàn tay với biên độ nhỏ, có thể kèm theo nhiều biểu hiện khác như nhịp tim nhanh, ra mồ hôi, căng thẳng, bứt rứt, khó chịu.
Một số nguyên nhân khác như tác dụng phụ của một số thuốc (thuốc chống trầm cảm, chống động kinh, thuốc an thần, điều trị hen suyễn,..); ngộ độc kim loại nặng (như asen, chì, thuỷ ngân), hay thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, Magie)… cũng có thể gây run tay.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Cách điều trị bệnh run tay
Trị liệu bằng tâm lý và thay đổi lối sống
Liệu pháp tâm lý tỏ ra có hiệu quả trong việc làm giảm chứng run, nhất là các trường hợp run vô căn không rõ nguyên nhân, hoặcrun do rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh nên tích cực thay đổi lối sống bằng cách học thư giãn, giảm áp lực trong công việc và cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó sự giúp đỡ của người thân luôn là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần giúp người bệnh hòa nhập trong cuộc sống.
Giữ chế độ ăn uống lành mạnh: ăn các loại thực phẩm sạch, cân đối chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Hạn chế trà, cà phê,… do chúng có chứa chất kích thích có thể làm run nặng hơn. Nên tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều magie như yến mạnh, hạt hướng dương, đậu nành… do magie có tác dụng làm ổn định dẫn truyền thần kinh - rất tốt trong các trường hợp run do thiếu hụt dopamine trong bệnh Parkinson.
Người bị Parkinson nên sử dụng nhiều thực phẩm giàu hàm lượng omega-3
Tăng cường tập luyện: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp hệ cơ khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Đi bộ là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất để giúp cơ thể trở nên linh hoạt.
Điều trị bằng thuốc
Phụ thuộc vào nguyên gây bệnh bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các loại thuốc sau:
Run do Parkinson: Được điều trị bắt buộc bằng nhóm thuốc là tiền chất của dopamin. Parkinson xảy ra do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin, các thuốc điều trị này sau khi đi qua hàng rào máu não sẽ được chuyển thành dopamin để sử dụng. Tuy nhiên một số thuốc trong nhóm có nhược điểm là dễ gây nhờn thuốc (thuốc giảm tác dụng sau một thời gian điều trị), vì vậy cần phải tăng dần liều hoặc kết hợp thêm thuốc khác và dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ảo giác, trầm cảm…
Run vô căn: Sử dụng các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống co giật để làm giảm biên độ run. Lưu ý trong việc sử dụng thuốc chẹn beta cho người mắc bệnh hen suyễn vì thuốc có thể gây co thắt phế quản.
Run tiểu não: Run do tiểu não thường không đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Người bệnh cần phải kết hợp với vật lý trị liệu để làm chậm lại tiến triển của bệnh và điều hòa phối hợp được các động tác của tay chân.
Run ở người trẻ do rối loạn thần kinh thực vật: Ngoài các biện pháp điều trị tâm lý, các thuốc chẹn beta cũng được lựa chọn để tăng hiệu quả.
Vật lý trị liệu
Ngoài biện pháp dùng thuốc, phương pháp vật lý trị liệu mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh giúp kiểm soát tình trạng run. Các biện pháp được bác sĩ áp dụng như: đeo thêm vật nặng vào cổ tay, tập viết bằng bút có kích thước lớn hơn, ép bàn tay vào cánh tay để hạn chế run...
Phẫu thuật can thiệp
Phẫu thuật được lựa chọn khi tình trạng của người bệnh nặng hơn do đáp ứng kém với thuốc điều trị hoặc người bệnh gặp các tác dụng phụ nặng nề do thuốc gây ra. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm.
Phẫu thuật mở đồi thị: Ít được chỉ định do gây ra nhiều tai biến nguy hiểm.
Kích thích não sâu (DBS): Đây là phương pháp phẫu thuật sử dụng điện cực để tác động vào các vùng cấu trúc sâu ở trong não, từ đó giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Biện pháp này tương đối an toàn so với phẫu thuật mở đồi thị do không gây huỷ tế bào, có thể điều chỉnh và có thể huỷ bỏ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi