Bệnh rung tay do Parkinson
Run là một cử động không tự nguyện ảnh hưởng 80% người mắc Parkinson’s.
2. RUN DO PARKINSON’S CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
4. NHẦM LẪN VỚI RUN NGUYÊN PHÁT
6. ĐIỀU TRỊ RUN TAY DO PARKINSON’S
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. RUN LÀ GÌ?
Run là một cử động không tự nguyệnthườngxuất hiện lúc nghỉ ngơi. Run có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý, tuy nhiên, đặc trưng triệu chứng run taycủa bệnh Parkinson’s thường bắt đầu ở một tay, bàn chân hay chân và cuối cùng có thể ảnh hưởng đến cả 2 bên cơ thể. Sự run lúc nghỉ của bênh Parkinson’s cũng có thể xuất hiện ở hàm, cằm, miệng hay lưỡi. Thêm vào đó, một số người mắc Parkinson’s có thể trải nghiệm cảm giác run bên trong, mà có thể không nhận thấy được đối với những người khác.
Run rất phổ biến ở Parkinson’s. Nó ảnh hưởng khoảng 80% người mắc Parkinson’s. Mắc dù rất nhiều người, ngay cả những người mắc Parkinson’s, nghĩ run là vấn đề chính của Parkinson’s, nhưng nó không phải – ít nhất là với đa số bệnh nhân. Đối với đa số người mắc Parkinson’s, run không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ.
Tuy nhiên, run gây khó chịu. Nó cũng gây chú ý, nên người ta có xu hướng giấu tay bệnh của họ trong túi, hay ngồi lên nó trong những cuộc hội thảo. Vì nó biến mất khi cử động,nên thật rarun không ảnh hưởng nhiều đến những hoạt động sống hằng ngày.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. RUN DO PARKINSON’S CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
Run xuất hiện trong bệnh Parkinson’s khác so với đa số run khác vì nó là “run khi nghỉ”, xuất hiện chủ yếu khi nghỉ. Nó biến mất khi cử động, nhưng thường trở lại khi chi đó (thường là bàn tay hay ngón tay) được giữ ở một tư thế, như khi cầm muỗng hay nĩa, là lý do tại sao những người mắc Parkinson’s được biết đến là hay làm đổ đồ. Run trong bệnh Parkinson’s có thehẻ ảnh hưởng tới hầu như tất cả những bộ phận của cơ thể, nhưng thường nhất là những ngón tay, và những phổ biến sau đó là bàn tay, hàm, bàn – theo thứ tự.
Như đa số triệu chứng của bệnh Parkinson’s, nó thường bất đối xứng. Thường bắt đầu ở một phía, nơi sẽ vĩnh viễn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Run ở một bên không có nghĩa rằng bên kia cũng sẽ bắt đầu bị run. Rất nhiều người chỉ bị run một bên trong suốt quá trình bệnh.
3. NHỮNG KIỂU RUN
Ở đây ta tập trung vào run tay
Giật ngón tay
Run “se thuốc” thường được tả trong những tài liệu y khoa để tả kiểu run của những ngón tay, thường là ngón cái và một ngón khác, khiến trông như người bệnh đang se một viên thuốc giữa 2 ngón tay. Đây là phần của cơ thể thường bị run đầu tiên.
4. NHẦM LẪN VỚI RUN NGUYÊN PHÁT
Run của bệnh Parkinson’s thường bị nhầm lẫn với một tình trạng tên là run nguyên phát, hay run lành tính gia đình. Cả 2 đều có run đầu và giọng. Trong run nguyên phát, tay thường bị ảnh hưởng, theo sau bởi đầu và sau đó là giọng. Run nguyên phát cũng có thể khiến cằm bị run, và có thể sẽ khó để nhận định run cằm do run nguyên phát hay Parkinson’s. Không may, có những người có thể mắc cả hai bệnh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. TIÊN LƯỢNG
Có vẻ rằng những người mắc Parkinson’s mà có vấn đề chính là run (so với sự chậm chạp, cứng hay những vấn đề về đi lại) thường mắc thể lành tính hơn so với những người khác. Họ tiến triển bệnh chậm hơn và có thể sống lâu hơn.
Cũng có vẻ rằng những trường hợp mà run là triệu chứng duy nhất của bệnh Parkinson’s có thể tự cải thiện – một số người bị run nặng đã thấy rằng triệu chứng của họ thực sự biến mất sau khoảng 10 năm. Run cũng hiếm khi nặng lên quá một mức độ nào đó – tại một thời điểm nào đó run sẽ ổn định. Tất nhiên, không ai có thể dự đoán khi nào sẽ tới lúc đó hay run sẽ nặng đến mức độ nào ở thời điểm đó.
6. ĐIỀU TRỊ
Runthườngkhó điều trị bằng thuốc
Run là triệu chứng khó dự đoánnhất trongbốn vấn đề vận động cơ bản của bệnh Parkinson’s, trong việc tiên lượnghiệu quảđáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thông thường khi bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc , nên chú ý đến khả năng vận động và sự co cứng, không chỉ run.
Nếu không được cảnh bảo, đa số sẽ nghĩ rằng thuốc không hiệu quả dù họ mặc quần áo nhanh hơn và dễ dàng hơn, đứng dậy từ những cái ghế mà trước đó họ không thể đứng dậy từ chúng, ra khỏi xe hơi nhanh hơn và thực hiện nhiều công việc dễ dàng hơn nhiều sau khi dùng thuốc được một thời gian. Biết rằng run có thể không đáp ứng tốt như những triệu chứng khác của bệnh Parkinson’s rất hữu ích cho những người mắc Parkinson’s và gia đình của họ.
Những thuốc khác ngoài Levodopa
Khi run nặng, hay ảnh hưởng nhiều, và không đáp ứng với những thuốc thông thường được sử dụng cho bệnh Parkinson’s, những thuốc khác mà thường không phải “lựa chọn hàng đầu” có thể là một lựa chọn:
Những thuốc kháng cholinergic (trihexiphenidyl/Artane, benztropine/Cogentin) hay amantidine/Symmetrel thường được dùng trong trường hợp này. Những thuốc kháng cholinergic thường có những phản ứng phụ làm giới hạn tác dung của chúng.
Propanolol, là một loại thuốc dùng trong điều trị cao huyết áp, bệnh tim mạch, và đau nửa đầu đôi khi có ích.
Clozapine, một thuốc dùng để điều trị tâm thần phân liệt, có thể rất có ích đối với run do Parkinson’s, nhưng yêu cầu xét nghiệm máu hằng tuần trong 6 tháng đầu, do có 1% cơ hội thuốc gây giảm bạch cầu, gây ra những vấn đề về miễn dịch. Sau 6 tháng đầu, xét nghiệm máu giảm xuống còn 1 lần mỗi 2 tuần trong 6 tháng và sau đó là mỗi tháng 1 lần. Nó cũng có thể gây ra tăng cân, buồn ngủ hay những vấn đề khác.
Nếu thuốc không hiệu quả?
Phẫu thuật kích thích não sâu và phương pháp duy nhất đáng tin nhất và hiệu quả để điều trị run do Parkinson’s khi thuốc không hiệu quả. Điều trị thành công ở 90% những trường hợp, và thường khiến run biến mất hoàn toàn hay gần như hoàn toàn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi