Bệnh rung tay có di truyền không?

Bệnh rung tay có di truyền không?

Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của cha mẹ cho con cái thông qua gen mang thông tin di truyền trên các nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục (tinh trùng hoặc trứng) từ cha mẹ.

I. Run Vô Căn

II. Bệnh Parkinson

III. Bệnh Cường Giáp

IV. Bệnh Đa Xơ Cứng

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Vì vậy, bệnh di truyền là những bệnh do cha mẹ truyền cho con qua tinh trùng hay trứng chứa nhiễm sắc thể có mang gen bệnh hoặc cũng có thể do những sai lệch bất thường của nhiễm sắc thể.

Run tay là những cử động lặp đi lặp lại, nhịp nhàng, không kiểm soát của các bộ phận khác nhau trên tay như: ngón tay, bàn tay, cẳng tay, hay thậm chí toàn bộ,... và có thể run ở một bên hoặc cả hai bên tay. Run tay có thể là triệu chứng biểu hiện cho một bệnh lý hay cũng có thể là vô căn (không có bệnh lý gây ra).

Nguyên nhân của run tay có thể liên quan  hoặckhông liên quan đến yếu tố di truyền . Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra run tay có liên quan đến yếu tố di truyền thường gặp:

- Run vô căn

- Bệnh Parkinson

- Bệnh cường giáp

- Bệnh đa xơ cứng

I. Run Vô Căn:

    Run vô căn là rối loạn thần kinh lành tính, thường gặp (cứ 25 người thì có 1 người mắc, ước tính khoảng 4% dân số), nguyên nhân hiện tại vẫn chưa biết rõ ràng. Hầu hết các dạng run sẽ ảnh hưởng tay khi chúng để yên, nhưng run vô căn lại rất khác biệt vì nó chỉ ảnh hưởng khi vận động. Vì vậy, những bệnh nhân mắc run tay vô căn tiến triển nặng dần, bắt đầu run nhẹ một tay sang cả hai tay sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như: ăn uống, viết hay vẽ, lấy các vật dụng mong muốn,… Ngoài ra, run vô căn cũng có thể ảnh hưởng đến những bộ phận khác như: đầu, lưỡi, giọng nói, chân, thân mình,… và cả dáng di.

Run vô căn có thể trầm trọng hơn bởi các yếu tố như: stress, sốt, mệt mỏi, xúc động mạnh, hạ đường huyết, hay thiếu ngủ. Phần lớn run vô căn xuất hiện sau tuổi 40, điển hình là trên 65 tuổi ở cả nam và nữ. Một số trường hợp, run có thể xuất hiện ở những người trẻ.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, run vô căn có thể mang tính gia đình trong 50% (đặc biệt có thể lên đến 96%) trường hợp, có nghĩa là một người mắc bệnh có thể những người trong gia đình cũng mắc bệnh. Trong hầu hết trường hợp run vô căn có di truyền, bệnh di truyền theo tính trạng trội trên nhiễm sắc thể thường, sự truyền gen bất thường mang tính trội sẽ lấn át đi gen bình thường còn lại trong tế bào người con, kết quả là người con sẽ dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mắc run vô căn nhưng không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Ngoài biểu hiện run, thì bệnh có thể biểu hiện các dạng rối loạn vận động không kiểm soát khác như: loạn trương lực cơ,….

Nguyên nhân và cơ chế bệnh của run vô căn vẫn chưa rõ, nhưng một số vùng liên quan trên các nhiễm sắc thể cụ thể đang được nghiên cứu làm sáng rõ về sự xuất hiện cũng như cách điều trị chúng. Hiện nay, người ta nghĩ rằng cả hai yếu tố di truyền và môi trường tác động với nhau gây ra bệnh này. Một số gen đã được nghiên cứu có thể liên quan đến bệnh là: LINGO1, FUS, TENM4. Vì vậy, tương lai cần nhiều thời gian và  nghiên cứu hơn về run vô căn vì vẫn còn chưa sáng rõ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

II. Bệnh Parkinson:

Bệnh Parkinson (hay gọi là bệnh liệt rung) là một rối loạn tăng tiến của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn cơ thể, xảy ra do một nhóm tế bào nhân xám ở đáy não bị thoái hóa, tổn thương và chết dần dẫn đến giảm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh – dopamine. Dopamine có vai trò dẫn truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác rồi đến cơ bắp và giúp cho não có thể điều khiển vận động của cơ bắp, nếu thiếu sẽ dẫn đến rối loạn, vận động cơ bắp bị bất thường, không được kiểm soát như: run tay chân, co cứng, cử động chậm chạp, tăng trương lực cơ, giảm khả năng giữ thăng bằng… gây khó khăn đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày và công việc của bệnh nhân. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian (vài năm đến vài chục năm) và đa số những bệnh nhân giai đoạn cuối sẽ mất đi khả năng vận động. Độ tuổi thường gặp của bệnh là 50 tuổi trở lên nhưng ngày nay có xu hướng đang trẻ hóa.

Các nhà nghiên cứu đã xác định các gen di truyền bị đột biến cụ thể có thể gây ra bệnh Parkinson. Trong một nghiên cứu cho thấy, nếu những người có người thân trực hệ (cha mẹ, anh chị em ruột, con ruột) bị Parkinson thì nguy cơ tăng lên gấp 3 lần, nếu có hai người thân trực hệ mắc bệnh thì nguy cơ tăng lên gấp 10 lần. Điều này cho thấy Parkinson có khả năng di truyền.

Đặc điểm run Parkinson điển hình là run lúc nghỉ, nhịp nhàng, chậm bắt đầu ở một bên bàn tay, bàn chân, hay chân và có thể ảnh hưởng cả hai bên nhưng không đối xứng nghĩa là một bên sẽ run nặng hơn bên còn lại (ví dụ: khi bệnh nhân để 2 tay nghỉ lên đùi và nói sang chuyện khác thì các ngón tay sẽ run rõ hơn, ngược lại khi cầm nắm vật gì đó thì run sẽ giảm đi) . Run khi nghỉ có thể xảy ra ở hàm, miệng, cằm, hay lưỡi. Run là triệu chứng thường gặp (chiếm khoảng 80% người mắc bệnh Parkinson) và nó không phải là vấn đề chính của người bệnh vì sẽ mất khi vận dộng nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, run thường thu hút sự chú ý của người khác khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

III. Bệnh Cường Giáp:

Tuyến giáp tăng hoạt động dẫn đến sản xuất quá mức hormone tuyến giáp. Rối loạn này được gọi là cường giáp. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ và là tuyến kiểm soát thuộc hệ nội tiết. Nó điều chỉnh hầu hết các hoạt động chức năng sống. Ví dụ: tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng.

Tuyến giáp tăng hoạt động có thể gây ra một số triệu chứng đặc trưng như: run tay, nhịp tim nhanh, thèm ăn, ngủ ít, hay sụt cân. Tất cả các triệu chứng này có thể không xuất hiện đồng thời, nhưng nếu bệnh nhân có bất kỳ một trong các triệu chứng kể trên thì nên nghi ngở để kiểm tra.

Đặc điểm của run tay trong cường giáp là tình trạng tăng chuyển hóa dẫn đến tăng tạo năng lượng trong các tế bào. Hậu quả, kích thích thần kinh quá mức gây ra run tay. Run tay có thể nhìn thấy được trên bệnh nhân này và nó có thể tệ hơn khi không đủ máu nuôi. Mức độ run tay phụ thuộc vào sự kích thích các dây thần kinh cũng như mức độ tăng sản xuất hormone tuyến giáp.

Cường giáp thường gặp ở nữ nhiều hơn nam gấp 2 đến 10 lần và hiếm gặp ở thiếu niên. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 20 – 50, ít trường hợp xảy ra ở độ tuổi 60.

Tác động của yếu tố di truyền tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cường giáp. Các nguyên nhân thường gặp:

- Bệnh Basedow(hay bệnh Graves, Parry, bướu giáp độc lan tỏa, cường giáp tự miễn) là nguyên nhân thường gặp (chiếm khoảng 60 – 80%) và cũng là bệnh lý có khả năng di truyền cao nhất (chiếm khoảng 79% nguyên nhân mắc bệnh cường giáp do di truyền)

- Bướu giáp đa nhân hóa độc: sau Basedow thì nó là nguyên nhân thường gặp thứ hai ( chiếm 5%) thường xảy ra ở phụ nữ 60 – 70 tuổi, tiền sử bướu giáp đa nhân và có tính chất gia đình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

IV. Bệnh Đa Xơ Cứng:

Bệnh đa xơ cứng là bệnh tự miễn có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở não và tủy sống. Các bao myelin ( là lớp vỏ bao quanh sợi trục thần kinh ở khu trung ương có vài trò làm tăng tốc độ dẫn truyền tín hiệu điện trên sơi thần kinh, thành phần gồm chất béo và protein) bị hư hỏng hay viêm sẽ làm gián đoạn dẫn truyền tín hiệu điện gây ra các triệu chứng khác nhau như: mất cảm giác, mờ mắt, chuột rút, yếu cơ, run, co cứng, nói lắp, mất kiểm soát bang quang và ruột, rối loạn chức năng tình dục,...Theo khảo sát, run xảy ra 75% bệnh nhân đã được chẩn đoán là mắc bệnh đa xơ cứng và yếu tố di truyền cũng là một trong nhưng yếu tố quan trọng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Nhung

    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ.

    04/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung