Bệnh run tay khi hồi hộp

Bệnh run tay khi hồi hộp

Lo âu, hồi hộp, căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống. Tất nhiên không có một ai sống mà vô tư không phải lo nghĩ bất kỳ một điều gì. Tuy nhiên nếu lo lắng quá nhiều sẽ khiến bản thân trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống hàng ngày.

1. Hít thở sâu, thư giãn và giảm căng thẳng, stress

2. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, cà phê;

3. Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ

4. Tập thể dục

5. Sử dụng thảo dược

6. Thay đổi chế độ ăn uống

7. Giảm các nguyên nhân gây lo âu, căng thẳng

8. Mẹo thổi đầu ngón tay cái

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Hồi hộp thường thường đến khi bạn đứng trước một công việc hệ trọng, chẳng hạn một kỳ thi hay một buổi thuyết trình chốn đông người, … Với những người vốn mắc phải chứng rối loạn thần kinh thực vật, hệ thần kinh giao cảm luôn hoạt động một cách quá mức khiến tình trạng hồi hộp, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, run tay chân,… có thể xuất hiện một cách thường xuyên hơn.

Run tay do sự thay đổi cảm xúc đột ngột (tiếp xúc với người lạ, khi làm bài thi, phỏng vấn, hoặc suy nghĩ về các tình huống khiến bạn sợ hãi) thường không đáng lo ngại, run sẽ hết khi tâm lý ổn định trở lại. Run tay cũng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác như: dùng quá nhiều caffeine (có trong cà phê, ca cao, nước tăng lực), rượu và đồ uống có cồn; stress kéo dài, rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, tác dụng phụ của thuốc điều trị, hạ đường huyết, bệnh đa xơ cứng, run vô căn và bệnh cường giáp

Run tay do lo lắng, hồi hộpthườngcó sự tham gia của thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương. Thần kinh thực vật tham gia điều chỉnh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, chuyển hóa, ví dụ nhịp tim, huyết áp, cảm giác nóng lạnh, ra mồ hôi, co dãn mạch… Gọi là thần kinh thực vật vì nó điều hoà các chức năng của cơ thể không theo ý muốn chủ quan và không chịu sự kiểm soát của ý thức con người.

Căng thẳng khiến hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, hàng loạt hormone của cơ thể như adrenaline được tiết ra, khiến tim đập nhanh hơn, hơi thở trở nên dồn dập, cơ bắp căng lên, tay run, máu được dồn lên não nhiều hơn để “sẵn sàng chiến đấu”.

Trong Tây y không có thuốc điều trị cho triệu chứng run tay do hệ thần kinh thực vật, chủ yếu người bệnh phải tự tập luyện điều chỉnh cảm xúc để giảm run, bằng các phương pháp như yoga, thiền, hít sâu thở chậm,… Khi các triệu chứng run quá nặng và khó kiểm soát, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc ức chế giao cảm hay an thần để giảm triệu chứng.

Một số cách giúp bạn kiểm soát run tay hiệu quả trong trường hợp lo lắng, hồi hộp.

1. Hít thở sâu, thư giãn và giảm căng thẳng, stress

Phần lớn chúng ta không bao giờ để ý đến việc thở trừ khi phải thở gấp khi gắng sức, bị ốm hoặc bị stress. Hệ quả là chúng ta hình thành thói quen chỉ sử dụng khoảng 1/3 phổi. Thay đổi cách thở giúp bạn khỏe mạnh hơn.

  • Thở rộng: thẳng lưng, ưỡn vai ra sau, thả lỏng cách tay và bàn tay

  • Thở sâu: hít một hơi dài, thật chậm, hóp bụng về phía xương sống, thở ra từ từ, hết sức có thể

  • Thở chậm: hết mỗi lần hít vào thở ra, tạm nghỉ một lát và bắt đầu lại

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Run tay khi hồi hộp

Hoặc bạn có thể thử cách “thở từng bên mũi”- kỹ thuật thở yoga:

  • Dùng ngón cái của tay phải bịt lỗ mũi bên phải và hít vào qua lỗ mũi bên trái trong khi đếm đến 4.

  • Bây giờ thì dùng ngón trỏ của tay phải bịt lỗ mũi bên trái và thở ra qua lỗ mũi bên phải trong khi đếm đến 4.

  • Hít vào qua lỗ mũi phải và thở ra và sau đó thở ra qua lỗ mũi trái, dùng ngón tay cái bịt lỗi mũi bên phải. Lặp lại 6 lần.

2. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, cà phê

  • Mỗi khi căng thằng nhiều người thường tìm đến rượu bia, thuốc lá để giải tỏa, tuy nhiên những sản phẩm này chỉ có tính nhất thời, dùng kéo dài gây kích thích hệ thần kinh, não bộ phải làm việc càng “mệt mỏi” hơn, khiến bạn càng cảm thấy lo lắng, run chân tay, vã mồ hôi hơn bình thường.

  • Do vậy hãy từ bỏ chúng hoặc cố gắng hạn chế tối đa nhất có thể.

3. Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ

  • Giấc ngủ sẽ giúp bạn lập lại trạng thái cân bằng của cơ thể và tâm lý. Hãy tạo cho mình một đồng hồ sinh học hợp lý, đi ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng một thời điểm, dù là cuối tuần.

4. Tập thể dục

Vận động thân thể sẽ giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn. Hãy lựa chọn một môn thể thao vừa sức mà bạn yêu thích để luyện tập thường xuyên, ví dụ như aerobic, bơi lội, cầu lông, tennis, yoga,thiền,…

5. Sử dụng thảo dược

Trong tự nhiên, có không ít những loại thảo dược có tác dụng tăng tính thư giãn khi tiếp xúc. Có thể là hương thơm tự nhiên của các loại hoa như hoa oải hương, hoa cúc, hoa bồ công anh, cây hương thảo, tinh dầu chanh giúp bạn cảm thấy dễ chịu; với một số khác khi bạn sử dụng hằng ngày có thể giúp an thần, trấn tĩnh, dễ đi vào giấc ngủ, ổn định hệ thần kinh thực vật như thiên ma, câu đằng. Đây đều là những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm, không hề gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Thay đổi chế độ ăn uống

  • Tăng cường hormone serotonin tạo cảm giác vui, có sẵn trong thức ăn tự nhiên như sản phẩm từ sữa, chuối, chà là khô, đậu nành, hạnh nhân, đậu phộng

  • Kiểm soát đường

  • Tăng cường ăn cá, bổ sung acid béo omega-3

7. Giảm các nguyên nhân gây lo âu, căng thẳng

Bạn thường hay lo lắng khi thuyết trình trước đám đông hoặc trước khi bước vào phòng thi, vậy cách điều trị nguyên nhân này đơn giản là hãy chuẩn bị cẩn thận và tạo lập một tâm lý sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống, Hãy xác định rõ với bản thân rằng bạn đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ và đã làm hết sức mình có thể.

8. Mẹo thổi đầu ngón tay cái

run tay khi hồi hộp

Đưa ngón tay cái lên trước và cách miệng 10cm sau đó hãy thổi nhẹ vào ngón tay, phương pháp này sẽ giúp bạn giảm sự căng thẳng, bồn chồn, trong những lúc bạn hồi hộp thì đây là một phương pháp vô cùng hiệu quả.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246. 


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Run tay chân

Bệnh hồi hộp run tay - Nguyên nhân và cách khắc phục
Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc...
Run tay khi làm việc
Không như run tay do bệnh Parkinson – bệnh nhân thường bị run tay khi tay ở tư thể nghỉ ngơi và thường không ảnh hưởng tới công việc – run tay khi...
Run tay khi đứng trước đám đông
Run tay khi đứng trước đám đông có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân và có thể khó để chẩn đoán xác định nguyên...
Bệnh run tay bẩm sinh
Bệnh bẩm sinh là những bất thường mà một người có ngay từ lúc sinh ra, có thể biểu hiện ngay từ lúc mới sinh hoặc cũng có thể rất nhiều năm về sau...
Bệnh run tay chân và cách chữa
Run tay chân không phải là bệnh đe dọa tính mạng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. 1. Bệnh run tay chân là...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thanh Dũng

    Chào bác sĩ. Tôi thường xuyên hồi hợp bị rung tay đã 1 năm nhờ bác sĩ giúp đỡ bệnh tình đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    29/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung