Thuốc điều trị rối loạn tiền đình

Thuốc điều trị rối loạn tiền đình

Để điều trị bệnh rối loạn tiền đình với thuốc hiệu quả, cần đảm bảo nguyên tắc 4 đúng sau đây: đúng chẩn đoán, đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian dùng thuốc.

Những thông tin bạn có thể tìm thấy trong bài viết này:

  1. Các bước điều trị bệnh rối loạn tiền đình
  2. Điều trị triệu chứng với thuốc
  3. Các trường hợp điều trị đặc hiệu

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Các bước điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Bước đầu tiên là thiết lập một chẩn đoán phù hợp. Đây là bước rất quan trọng vì triệu chứng chóng mặt là một triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn tiền đình nhưng không phải mọi trường hợp có các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, sốt đều mắc bệnh rối loạn tiền đình. Để tự nhận biết bệnh rối loạn tiền đình, bạn có thể tham khảo thêm Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình.

Tùy thuộc vào chẩn đoán của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình là dùng thuốc. Điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc nhằm điều trị nguyên nhân gây ra bệnh, kiểm soát các triệu chứng, tăng khả năng bù trừ của hệ thần kinh trung ương hoặc giảm các bệnh tâm thần đồng mắc thường đi kèm hội chứng gây rối loạn tiền đình.

6 nhóm thuốc được dùng để điều trị chóng mặt trong rối loạn tiền đình là: thuốc chống nôn ói, thuốc kháng viên, thuốc chống Ménière, thuốc chống đau đầu Migraine, thuốc kháng trầm cảm và thuốc chống co giật.

Trên lâm sàng, việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình bào gồm: điều trị triệu chứng, điều trị đặc hiệu và điều trị dự phòng tái phát.

  • Điều trị triệu chứng gồm kiểm soát các triệu chứng cấp tính và các triệu chứng về hệ thần kinh tự chủ của bệnh nhân (như chóng mặt, nôn ói).
  • Điều trị đặc hiệu là xác định nguyên nhân thật sự của tình trạng chóng mặt.
  • Điều trị dự phòng hướng đến việc giảm những lần tái phát của một số bệnh lý gây chóng mặt như bệnh Mé ni è re, chóng mặt trong đau nửa đầu migraine hoặc chóng mặt kịch phát lành tính.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể hơn về điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Điều trị triệu chứng với thuốc ức chế tiền đình và chống nôn ói

Việc điều trị triệu chứng bao gồm: kiểm soát các triệu chứng cấp tính và các triệu chứng về rối loạn hệ thần kinh tự chủ. Trong não bộ có một mối liên hệ giữa nôn ói và hệ thống tiền đình. Nếu hệ thống tiền đình bị kích thích mạnh bằng các cử động hoặc do tình trạng chóng mặt, trung tâm nôn ở não sẽ được kích hoạt và gây ra tình trạng buồn nôn hoặc nôn ói. Đôi khi 2 triệu chứng này gây cho bệnh nhân khó chịu nhiều hơn cả cảm giác chóng mặt, do vậy nó đã trở thành một mục tiêu chính trong điều trị bằng thuốc. Các triệu chứng của hệ thần kinh tự chủ khác có thể kể đến gồm: tím tái, sưng, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy và chướng bụng.

Thuốc ức chế tiền đình là những thuốc làm giảm mức cảm giác chóng mặt và dấu hiệu nystagmus gây ra bởi mất cân bằng hệ thống tiền đình. Thuốc cũng có tác dụng làm giảm cảm giác nhạy cảm với chuyển động và say do chuyển động. Các thuốc ức chế tiền đình thường dùng gồm 3 nhóm: kháng cholinergic, kháng histamine và thuốc an thần benzodiazepine.

Lưu ý: Dù là nhóm thuốc nào bạn cũng cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc ngưng thuốc đột ngột khi không có chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc an thần nhóm Benzodiazepine

Diazepam, clonazepam, lorazepam và alprazplam là các thuốc nhóm benzodiazepine thường dùng để chống trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, các thuốc này cũng có tác dụng ức chế tiền đình và có thể trở nên vô cùng hiệu quả trong điều trị chóng mặt cấp tính khi sử dụng với liều nhỏ. Thuốc cũng hiệu quả trong điều trị các chứng say do chuyển động và có thể giảm thiểu cảm giác lo âu hay hoảng loạn liên quan đến chóng mặt.

Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ mà bạn nên lưu ý như: dung nạp thuốc, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ té ngã và bù tiền đình. Do đó, nên hạn chế về thời gian sử dụng. Tuy nhiên, không nên dừng thuốc nhóm này đột ngột do  nó có thể gây ra hội chứng cai thuốc rất nguy hiểm. 

Thuốc kháng histamine

Các thuốc kháng histamine gồm có: meclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine và promethazine. Các thuốc này có thể ngăn ngừa tình trạng say do chuyển động và giảm các triệu chứng (có tác dụng ngay cả khi các triệu chứng đã khởi phát). Tác dụng phụ của thuốc là khô miệng, giảm thị lực gây ra do tác động kháng cholinergic của thuốc.

Thuốc kháng cholinergic

Các thuốc kháng cholinergic là những thuốc ức chế tiền đình theo cơ chế ngăn các xung điện xuất phát từ nhân tiền đình ở não, đồng thời giảm tốc độ nystagmus do rối loạn tiền đình. Thuốc kháng cholinergic có thể dùng đơn trị và scopolamine dùng để phòng ngừa say do chuyển động. Tất cả các thuốc kháng cholinergic đều có những tác dụng phụ nổi  bật như: khô miệng, giãn động tử và an thần.

Thuốc chống nôn ói

Đây là nhóm thuốc thường được dùng để kiểm soát triệu chứng buồn nôn và nôn ói. Thuốc dùng đường tiêm thường dược dùng trong phòng cấp cứu hoặc cho các bệnh nhân nội trú. Dexamethasone và ondansetron là các thuốc chống nôn ói mạnh thường được sử dụng. Thuốc này dùng qua đường uống cho các tình trạng buồn nôn nhẹ, ngoài ra thường được dùng theo cách ngậm dưới lưỡi nhiều hơn cho các bệnh nhân ngoại trú.

Khi có thể dùng đường uống, metclizine hoặc dimenhidrinate, các thuốc kháng histamine thường được chọn như một tác nhân ức chế tiền đình đầu tiên vì ít gây tác dụng phụ nguy hại, chỉ gây cảm giác buồn ngủ. Nhóm thuốc Phenothiazine gồm prochlorperazine và promethazine cũng khá hiệu quả nhưng có các tác dụng phụ nặng như an thần và các triệu chứng ngoại tháp (mất trương lực cơ và bệnh Parkinson). Các thuốc làm tăng làm trống dạ dày như metoclopramide và domperione cũng có thể được dùng để giảm triệu chứng nôn ói. 

Thông tin hữu ích cho bạn: Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

 

3. Các trường hợp điều trị rối loạn tiền đình đặc hiệu

Viêm thần kinh tiền đình

Viêm thần kinh tiền đình là nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng tiền đình cấp tính (chóng mặt và nystagmus cấp tính). Dù được cho là do nhiễm siêu vi (virus Herpes simplex týp 1) ở thần kinh tiền đình, điều trị bằng thuốc kháng virus lại không mang lại hiệu quả. Thuốc thường được dùng điều trị hiệu quả là thuốc corticosteroid, methyprednisolone. Việc sử dụng đơn trị có thể giúp cải thiện rõ rệt chức năng tiền đình ngoại biên ở bệnh nhân viêm thần kinh tiền đình.

Ngoài ra cũng nên điều trị triệu chứng vào những ngày đầu. Trong trường hợp cấp cứu, dexamethasone (một corticosteroid khác) có thể hiệu quả trong điều trị chống nôn ói và kháng viêm. Nên ngừng việc điều trị bằng các thuốc ức chế tiền đình khi các triệu chứng đã giảm. Sau đó bệnh nhân nên thử cácphương pháp trị liệu phục hồi tiền đình.

Rối loạn tiền đình trong bệnh Migraine

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ cần ghi nhận việc chóng mặt và đau nửa đầu Migraine phải xuất hiện cùng nhau. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc tránh làm khỏi phát cơn rối loạn tiền đình và thường sử dụng phương pháp uống thuốc và trị liệu phục hồi tiền đình. Đối với những cơn cấp tính, chỉ có cách điều trị triệu chứng là hiệu quả nhất do các thuốc trị migraine như triptan chưa đem đến kết quả tốt trong điều trị.

Điều trị dự phòng tái phát chính là điều trị dự phòng cơn đau đầu migraine, bao gồm thuốc chẹn beta như propranolol hoặc metoprolol; chẹn kênh canxi như verapamil, chống trầm cảm như amitriptyline, fluoxetine hoặc venlafaxine; chống co giật như valproate hoặc topipramate, và ức chế men chuyển như acetazolamide.   

Bệnh Ménière

Bệnh Ménière là nguyên nhân thường gặp thứ 2 gây nên chóng mặt có nguồn gốc từ tai trong và thường là yếu tố gây nên vỡ giãn khoang nội dịch tai trong. Mục đích điều trị trong bệnh này là ngừng các cơn chóng mặt, ù tai và đảo ngược hoặc duy trì mất thính giác.

Trên lâm sàng phương pháp điều trị bằng thuốc được dùng để điều trị các đợt cấp, ngăn ngừa các đợt cấp tính mới và điều trị rối loạn chức năng ốc tai - tiền đình.

Điều trị trong đợt cấp tính cũng là điều trị triệu chứng như trong các bệnh nguyên khác gây chóng mặt. Phương pháp này sử dụng thuốc ức chế tiền đình và chống nôn ói là phù hợp nhất.

Ban đầu bệnh nhân nên theo chế độ ăn hạn chế muối (1-2 gam/ngày) và uống đủ nước (35ml/kg). Bệnh nhân cũng cần tránh caffeine và ngưng hút thuốc lá. Nếu sau các bước trên mà vẫn không kiểm soát được các triệu chứng, bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc lợi tiểu nhẹ (hydrochlorothiazide-triamterene) để giảm tần suất xảy ra cơn. Cần lưu ý các thuốc lợi tiểu có thể gây hạ natri máu đáng kể và hạ huyết áp, đặc biệt ở người lớn tuổi và ở người đang trong chế độ hạn chế ăn muối.

Phác đồ điều trị bệnh bằng betahistine được dùng rộng khắp trên thế giới. Nguyên lý của việc dùng loại thuốc này là tăng dòng máu chảy ở tai trong, bằng tác dụng giãn mạch tại chỗ và tăng tính thấm, nhờ đó làm giảm áp lực từ tai trong. Điều trị lâu dài với liều cao betahistine (ít nhất 48 mg 3 lần mỗi ngày) đã cho thấy có hiệu quả đáng kể trong hạn chế tần suất xảy ra cơn.

Một số bệnh nhân cũng đáp ứng tốt với corticoid. Trước khi cân nhắc các phương pháp điều trị không bảo tồn, có thể dùng các thuốc steroid đặt xuyên màng nhĩ cho các bệnh nhân không đáp ứng với betahistine, mắc bệnh Ménière hai bên hoặc còn chức năng nghe tốt.

Chóng mặt tiền đình đột ngột

Chóng mặt tiền đình đột ngột được cho là do tình trạng chèn ép dây thần kinh ốc tai tiền đình gây ra. Những cơn bùng phát bất chợt và khó đoán trước của bệnh này là đặc điểm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân nhiều nhất, làm cho những hoạt động hằng ngày điển hình như việc lái xe trở nên hết sức nguy hiểm. Về mặt lý thuyết thì phương pháp phẫu thuật là phù hợp nhất. Tuy nhiên, do phẫu thuật có thể gây nên các nguy cơ đáng kể, phương pháp điều trị này chỉ dành cho những trường hợp không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Điều trị bằng thuốc chống co giật carbamazepine hoặc oxcarbamazepine (2 loại thuốc thường dùng trong điều trị động kinh) thường không chỉ mang lại hiệu quả với liều lượng nhỏ, mà còn được dùng để hỗ trợ chẩn đoán. Trong trường hợp này thì các loại thuốc ức chế tiền đình không mang lại hiệu quả.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Huỳnh Nhung

    Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn bác sĩ.

    27/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung