Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình cần lưu ý những gì

Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình cần lưu ý những gì

Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi người. Mỗi người cần có một lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Phòng tránh rối loạn tiền đình

Do đây không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng nên người mắc phải chính là người quyết định quá trình điều trị và phòng ngừa cho bản thân, thể hiện qua lối sống hàng ngày.

Mỗi người muốn tránh rối loạn tiền đình cần phải:

  • Khi làm việc bằng mắt phải tuân theo luật 50/10, có nghĩa là làm 50 phút phải nghỉ ngơi 10 phút. Đây cũng là lý do vì sao trong giáo dục người ta chia thời gian học bằng một tiết 45 phút.
  • Tập những môn thể dục thể thao có chấn động dưới gót chân.
  • Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước.
  • Nên giữ thái độ vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống.

Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi... sẽ giúp cơn rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.

Có nhiều biện pháp luyện tập cho hệ thống tiền đình thích nghi dần với sự thay đổi tư thế nhanh, như những người mới đi biển trong những lần đầu thường bị chóng mặt, nôn dữ dội nhưng lâu dần sẽ quen. Tập tư thế đầu xoay nhẹ nhàng giúp tăng cung cấp máu và quen với sự thay đổi tư thế. Một bài tập cơ bản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng là: 

Ngồi ở mép giường và nhìn thẳng về phía trước. Nếu nhận biết được dấu hiệu như chóng mặt, bạn hãy nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ. Giữ như thế này trong 30 giây rồi ngồi dậy. Lặp lại 5 lần động tác này với đầu hướng lần lượt sang phía đối diện.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bài tập thể dục mắt

Trong khi ngồi thoải mái trên ghế với đôi bàn chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà hãy sử dụng một vật nào đó chẳng hạn như một chiếc thẻ trò chơi. Cầm nó cách xa mắt với khoảng cách là độ dài của cánh tay bạn. Bắt đầu di chuyển thẻ đó từ trái qua phải để mắt cũng di chuyển theo. Tiếp tục từ 1 – 2 phút hoặc có thể hơn cho đến khi các triệu chứng căng thẳng giảm dần.

Tập thể dục với đầu

Tương tự làm như với tập thể dục với mắt nhưng lần này bạn không di chuyển mắt và di chuyển đầu theo tấm thẻ. Tuy nhiên quay đầu sao cho mắt luôn tập trung được vào thẻ, tiếp tục từ 1 – 2 phút cho đến khi các triệu chứng giảm dần.

Bài tập phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình

Kết hợp đầu và mắt

Đây là bài tập cao hơn của 2 bài tập trên. Ngồi thoải mái trên ghế với chân giữ vững trên sàn nhà. Sử dụng một vật chẳng hạn như tấm thẻ và giữ cách xa khuôn mặt một sải tay. Quay đầu và bắt đầu di chuyển thẻ chiều ngược lại trong khi vẫn giữ đôi mắt tập trung vào thẻ. Nếu đầu di chuyển sang trái, thẻ di chuyển sang phải với đôi mắt tập trung vào thẻ. Tiếp tục từ 1 – 2 phút cho đến khi các triệu chứng căng thẳng đã giảm bớt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Phòng tái phát các cơn rối loạn tiền đình

Các cơn rối loạn tiền đình thường tái phát do cơ thể người bệnh bị suy yếu do thiếu máu hoặc tổn thương thần kinh vì thế giải quyết nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình và bảo vệ tế bào thần kinh là vô cùng quan trọng.

An thần, giảm stress: Lo âu, căng thẳng là “thủ phạm” chính gây ra rối loạn tiền đình. Để điều trị tận gốc hội chứng người bệnh cần ngủ đủ giấc và có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thanh Sang

    Nhờ bài viết tôi đã biết cách phòng chống căn bệnh rối loạn tiền đình này. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ.

    29/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung