Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Rất nhiều người bệnh có triệu chứng rối loạn tiền đinh băn khoăn rằng: “Liệu có đồ ăn nào họ nên dùng để giúp cải thiện triệu chứng bệnh?” Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho bạn đọc thấy một vài quá trình chuyển hóa khác nhau xảy ra trong cơ thể khi chúng ta ăn hoặc uống.

1. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

2. Thức ăn có thể làm cho bạn “khỏe lên” hay “tệ đi”!

3. Cơ thế nào khiến chế độ ăn hợp lý cải thiện được các triệu chứng bệnh?

4. Thức ăn và nước uống nên tránh ở người bị rối loạn tiền đình

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Rất nhiều người bệnh có triệu chứng rối loạn tiền đinh băn khoăn rằng: “Liệu có đồ ăn nào họ nên dùng đểgiúpcải thiện triệu chứng bệnh?” Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cho bạn đọc thấy một vài quá trình chuyển hóa khác nhau xảy ra trong cơ thể khi chúng ta ăn hoặc uống. Sau đó chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn đọc thấy cơ thế tác động của thức ăn trong việc cải thiện triệu chứng bệnh, và cuối cùng là danh sách các loại thức ăn nào nên tránh và nên dùng nếu bạn đang có các triệu chúng nhứng choáng, chóng mặt, đau đầu. Chúng tôi hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong chăm sóc sức khỏe người thân, bệnh nhân, hay chính bản thân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Thức ăn có thể làm cho bạn “khỏe lên” hay “tệ đi”!

Việc lựa chọn được đúng loại đồ ăn phù hợp chính là điều sẽ làm nên sự khác biệt lớn giữa việc khỏe mạnh với bệnh tật. Toàn bộ nghành công nghiệp thực phẩm hiện nay có khynh hướng bằng cách nào đó đo lường và định lượng từng thành phần riêng lẻ trong một bữa ăn. Việc đảm bảo bạn ăn đúng số gram và calo của từng nhóm thức ăn hàng ngày gây ra một áp lực tâm lý vô cùng to lớn. Và kết cục, việc từ bỏ chế độ ăn lành mạnh đó chỉ còn là vấn đề thời gian, bởi lẽ người bệnh quá mệt mỏi khi phải tuân thủ theo những nguyên tắc bất định. Đó là lý do tại sao, bài viết này lại đi theo một hướng khác. Có thể coi đó là một hướng dẫn cho chính người bệnh  trong cách lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn lành mạnh. Việc xác định “tốt” hay “xấu” trong đời sống có lẽ, thiết thực hơn việc cân đo, đong, đếm từng thứ nhỏ nhặt mà bạn ăn hằng ngày.

3. Cơ thế nào khiến chế độ ăn hợp lý cải thiện được các triệu chứng bệnh?

Hệ thống tai trong và não bộ đóng một vai trong vô cùng quan trọngtrong việcduy trì tư thế đứng thẳng. Trong đó, phần “não bộ” chi phối cho sự thăng bằng cần tưới máu tốt và cung cấp oxy đầy đủ, phần “tai” thì lại khác. Trung bình có khoảng 200ul dịch ( tương đường 1 phần 15 millilit) trong tai trong và chính sự biến động rất nhỏ trong thể tích và thành phần có thể khiến người bệnh bị mất thăng bằng.

Hơn nữa, tất cả những thứ mà chúng ta ăn, được tiêu hóa và hấp thu và từng thành phần nhỏ được vẫn chuyển đi khắp cơ thể tới mỗi tế bào.Mỗi cơ quan, mô hay tế bàođều cầnchất dinh dưỡng để sống. Khi có bệnh, mỗi một bệnh có quá trình bệnh lý riêng như quá trình viêm, cơ chế gây viêm là do sự đáp ứng miễn dịch, sai sót trong chứng năng, sưng lên và hóa sẹo sau đó.

Thức ăn có vai trò điều chỉnh tất cả các quá trình, để giúp mô tái tạo và duy trì môi trường khỏe mạnh trong cơ thể. Cũng như vậy, nó có thể đẩy nhanh các quá trình bệnh lý, vậy kế hoach cho một bữa ăn cũng chính là một khía cạnh quan trọng của đời sống.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Thức ăn và nước uống nên tránh ở người bị rối loạn tiền đình

Nước uống có thể làm xáo trộn sự cân bằng dịch trong cơ thể, nhưng cũng không có nghĩa là bạn nên tránh toàn bộ các loại nước. Nước, chẳng hạn, nếu uống quá nhiều nước cũng không ảnh hưởng gì đến lượng dịch trong cơ thể nhờ chức năng thận. Bạn nên tránh đồ uống gây tăng tích dịch trong cơ thể như nhữngđồ uống có hàm lượng đường cao(như soda, đồ uống với mật ong, vân vân) hay là muối. Nếu bạn muốn đảm bảo rằng bạn đang uống đúng loại, hãy chọn những đồ uống không có giá trị calo hoặc không thêm đường/ mật vào đồ uống để ngọt thêm.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Dùngđồ ăn có nhiều Nacũng là một vấn đề. Nói một cách đơn giản muối đóng vai trò như một miếng bọt, nó giữ lại nước trong cơ thể. Theo khuyến nghị của FDA lượng muối ăn mỗi ngày không được vượt quá 2.3g.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Đồ uống có cồn TUYỆT ĐỐI KHÔNG! CHúng có thẻ gây sự mất nước và chất trung gian chuyển hóa của chúng đều đọc cho não và tai trong. Thậm chí ở mỗi người khỏe mạnh, rượu có thể gây choáng, chóng mặt mà tình trạng này có thể hết sau khi rượu được chuyển hóa. Nó có thể làm tăng những đợt kịch phát mà người bệnh thấy nôn, buồn nôn, đau đầu.

Nicotingây co thắt mạch máu, làm giảm máu tới tai trong và tăng mức độ nặng của bệnh.

Tránh dùngCafein. Vì tác dụng lợi tiểu cảu nó, nếu uống quá nhiều cà phê, ban sẽ đi tiểu nhiều dẫn đến tình trạng mất nước. Nó có thể làm triệu chứng ù tai càng ngày càng tệ hơn.  

Trong hầu hết các bệnh, qua trình viêm đóng vai trò bênh nguyên chính. Một vài thức ăn có khả ăn tăng nhanh quá trình này làm cho các triệu chứng trầm trọng và kéo dài thời gian bị bệnh. Chúng gồm:đồ ăn chiên rán, bánh ngọt, thịt đỏ, thịt được chế biến.

Những loại thức ăn giúp giảm triệu chứng bệnh

Nếu quá trình viêm được giảm bớt thì triệu chứng bệnh cũng thuyên giảm phần nào. Một số thức ăn có vai trò hạn chế quá trình viêm như:

Dầu ôliu: nó là loại thức ăn giàu năng lượng vậy nên được dùng ở một mức độ hợp lý. 1 đến 2 thìa cho món salad là đủ.

Cà chua:Cà chua sống hay được nấu là lựa chọn tuyệt vời. Nó có hàm lượng kali cao, giúp cơ thể thải bớt được dịch thừa, tăng co bóp cơ tim. Về mặt năng lượng, nó ở trong nhóm an toàn.

Cá, đặc biệt cá hồi:lượng chất béo không bão hòa và chất chống oxi hóa trong nó giúp điều hòa lượng lipid máu tăng nhanh các quá trình lành vết thương. Là nguyên liệu giàu protein.

Gừng:Không phải là tác dụng điều trị trực tiếp nhưng phải công nhận rằng nó giúp làm giảm triệu chứng đau đầu, buồn nôn một cách đáng kể.

Bổ sung thêm các loại vitamin và vi lượng như: 

Vitamin B: Nó giúp bảo vệ tế bào thần kinh bị tổn thương. Tổn thương thần kinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình.

Vitamin C: người bệnh có thể chọn thức ăn có màu sáng như rau cải xanh, xà lách,.. vì nó chứa nhiều vitamin C. Việc dùng Vitamin C có thể cải thiện các triệu chứng trong vòng 8 tuần.

Magie: Giúp điều hòa quá trình chuyển hóa và cải thiện tuần hoàn máu. Có nhiều trong bí ngô, rau xà lách, đạu đỗ.

Kẽm: Thiếu kẽ làm nặng thêm triệu chứng ù tai, vậy nên nếu cung cấp đủ, các triệu chứng bệnh cũng cải thiện được phần nào.

Tóm lại,đồ ăn sẽ không có tác dụng thần kì chữa hoàn toàn các triệu chứng rối loạn tiền đình, nhưng thay vào đó nó giúp giảm nhẹ triệu chứng. Tần suất và mức độ của các triệu chứng cũng sẽ giảm bớt nếu người bệnh được chảm sóc đầy đủ về y khoa cùng với sự hỗ trợ từ phía gia đình. Với công nghệ và hiểu biết hiện nay, không may, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu triệt để rối loạn tiền đình mạn tính. Chỉ có một cách hiệu quả đó là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng bệnh nhằm cải thiện chất lượng sống cho họ. Chúng tôi hy vong, sau bài viết trên, bạn đọc có thể tự xây dựng chế độ ăn hợp lý phù hợp để hạn chế thấp những tác động xấu của bệnh lên chất lượng cuộc sống mỗi người.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nhờ bác sĩ tư vấn giúp đỡ mà bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    04/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung