Hỏi bác sĩ: Bệnh rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi không?

Hỏi bác sĩ: Bệnh rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi không?

Chào Bác sĩ, tôi năm nay 28 tuổi, gần đây bị chóng mặt xảy xẩm rất nhiều. Mỗi khi đi lại là chóng mặt tăng lên. Tôi đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là  bị rối loạn tiền đình.

Tôi thấy mình ăn uống và sống khá có chế độ, nên tôi không hiểu tại sao tôi lại mắc rối loạn tiền đình? Tôi có một người bác cũng bị rối loạn tiền đình nhưng điều trị lâu rồi mà không khỏi, bệnh vẫn tái phát. Tôi muốn hỏi bác sĩ là rối loạn tiền đình có thể chữa dứt điểm được không? Tôi nên đi khám ở đâu?

Liên hệ bác sĩ tư vấn miễn phí qua số 1900 1246

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giúp bạn có thể hiểu rõ về căn bệnh mình đang mắc phải cũng như trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Tại sao bạn bị rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn cảm giác về không gian, thăng bằng. Kết quả là người bệnh sẽ cảm giác chóng mặt, hoa mắt, giảm cảm giác thăng bằng, người bệnh sẽ dễ bị té ngã. 

Rối loạn tiền đình thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, lão hóa là nguyên nhân thường gặp nhất. Theo thống kê của Hội lão khoa Trung ương, Rối loạn tiền đình xảy ra ở khoảng 85% người trên 65 tuổi. Nguyên nhân là do khi chúng ta lớn tuổi, hệ thống nhận cảm của các vành khuyên tiền đình và quá trình dẫn xung thần kinh bị chậm hoặc lão hóa. Do đó, người già thường dễ bị suy chức năng Hệ thống tiền đình.

Như trường hợp của bạn, trẻ tuổi từ 20-30 tuổi, các nguyên nhân gây Rối loạn tiền đình thường do:

  • Viêm dây thần kinh tiền đình ốc tai
  • Chấn thương mê lộ
  • Viêm tai giữa mạn.
  • Phản ứng của cơ thể khi đang mắc virus

>>>Xem thông tin chi tiết về bệnh rối loạn tiền đình

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

 

2. Có cách nào làm giảm rối loạn tiền đình không?

Hiện tại, ngoài việc điều trị bằng thuốc, y học vẫn chưa có bất kỳ phương pháp nào được chứng minh lâm sàng rằng có khả năng làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Nếu như bạn  đang cảm giác chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn nhiều, bạn  có thể hạn chế một số hoạt động sau đây:

  • Leo trèo
  • Đi thang máy
  • Điều khiển xe cộ
  • Uống rượu bia, cà phê
  • Các hoạt động thể lực gắng sức nặng

Hạn chế các hoạt động sẽ phần nào giúp bạn làm giảm tần suất xuất hiện của các triệu chứng.

Ngoài ra, bạn có thể uống thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Điều này cũng giúp bạn mau đẩy lùi các triệu chứng nếu nguyên nhân rối loạn tiền đình của bạn do virus gây ra.

3. Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi không?

Khả năng tái phát của rối loạn tiền đình phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu nguyên nhân gây ra là do phản ứng cơ thể hoặc do viêm dây thần kinh tiền đình ốc tai cấp thì khả năng hồi phục hoàn toàn sẽ cao hơn là các nguyên nhân chấn thương hay viêm mạn tính.

Ngoài ra, điều chỉnh lối sống cũng có thể giúp hạn chế và phòng ngừa rối loạn tiền đình quay lại.

Bạn nên hạn chế rượu, bia, thuốc lá và tránh ăn quá nhiều muối. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước và các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B, C và các nguyên tố Kẽm, Magie. 

4. Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc được chứng minh làm giảm các triệu chứng rõ rệt trong vòng 1 tuần đầu. Hiện tại, điều trị bằng thuốc vẫn được xem là điều trị hàng đầu và duy nhất giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình. 

Bệnh nhân thường được điều trị bằng các thuốc:

  • Anti-histamine
  • Chống động kinh
  • An thần

Các triệu chứng thường sẽ thuyên giảm từ từ trong vòng 3-7 ngày sau khi dùng thuốc.

>>>Xem chi tiết hơn về thuốc điều trị rối loạn tiền đình.

Lưu ý: Những thuốc chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân KHÔNG nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà không có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vật lý trị liệu

Khi bị Rối loạn tiền đình, người bệnh thường khá sợ di chuyển và có xu thế giữ đầu thăng bằng suốt. Tuy nhiên, nếu hạn chế vận động quá lâu sẽ có tác hại đến việc phục hồi khả năng thăng bằng, định hướng của hệ thống tiền đình. 

Thông qua các bài tập vật lý trị liệu như xoay đầu, cổ, thăng băng sẽ giúp cho bệnh nhân mau chóng phục hồi lại khả năng của tiền đình. 

Tuy nhiên, tập vật lý trị liệu thăng bằng thường không phổ biến lắm, do bệnh nhân có thể hồi phục sớm sau khi dùng thuốc. Trong những trường hợp rối loạn tiền đình kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ thường sẽ đề nghị bệnh nhân phối hợp thêm phương pháp này để giúp người bệnh mau hồi phục.

Như trường hợp của bạn, việc điều trị dùng thuốc đơn thuần sẽ phát huy tác dụng sớm. Do đó, bạn  không cần quá lo lắng, nên nghỉ ngơi và hạn chế các vận động đòi hỏi thăng bằng, định hướng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Rối loạn tiền đình nên đi khám ở đâu?

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý thuộc chuyên khoa Nội thần kinh. Bệnh thường không cần phải làm quá nhiều xét nghiệm, do đó hầu hết các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh đều có thể điều trị được.

Nếu bạn không có thời gian để đến khám trong giờ hành chính tại các bệnh viện, bạn hoàn toàn có thể đến các phòng khám tư, cơ sở y tế có chuyên khoa Nội Thần kinh để khám.

Khi khám bệnh, bạn nên kể chi tiết các tiền căn bệnh lý liên quan (nếu có) như Chấn thương, Viêm tai giữa… Như vậy, bác sĩ sẽ dễ dàng định hướng được nguyên nhân. Từ đó, dễ dàng được ra chẩn đoán chính xác và giúp việc điều trị được triệt để hơn.

Ngoài ra, nếu công việc bạn đòi hỏi đầu óc luôn trong trạng thái tỉnh táo thì bạn cũng nên báo bác sĩ vì các thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ là buồn ngủ, mất tập trung. Bác sĩ sẽ kê những thuốc tránh ảnh hưởng đến chất lượng công việc và an toàn tính mạng của bạn.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN:

- Bạn nên đi khám sớm nếu có các triệu chứng rối loạn tiền đình vì nó gây nhiều tác hại đến khả năng thăng bằng cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.

- Bênh cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng.

- Rối loạn tiền đình có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, khi lớn tuổi nó vẫn có thể quay lại do các nguyên nhân lão hóa.

- Các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội thần kinh sẽ là nơi khám và điều trị bệnh lý này.

- Bạn nên kể chi tiết về các bệnh và chấn thương của mình cho bác sĩ biết. Đồng thời, báo bác sĩ về tính chất công việc để hạn chế các tai nạn lao động do tác dụng phụ của thuốc.

Để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hơn 20 năm kinh nghiệm chữa bệnh rối loạn tiền đình. Hãy liên hệ bác sĩ điều trị theo số 1900 1246 để được tư vấn

Chúc bạn sớm khỏe!  



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Ngô Đăng Hiển

    Tôi cũng có chung thắc mắc như vậy, cảm ơn bác sĩ đã giải đáp thắc mắc.

    18/04/2019
Trịnh Phương Quyên (25/12/2019)
Cháu năm nay 32 tuổi , bị lên cơn rối loạn tiền đình cấp cách đây 4 ngày . Đã đi khám và được kê đơn thuốc. Tuy nhiên hôm nay là ngày thứ 4, vẫn bị mắc triệu chứng ù tịt tai phải, cổ và đầu bên phải vẫn mất cân bằng . Mở mắt không còn hiện tượng chóng mặt quay cuồng, có thể từ từ đi lại. Cho hỏi bác sĩ khoảnh tz bao lâu thì cơn rối loạn cấp có thể khỏi hoàn toàn các triệu chứng, và hiện tượng tai u bì 1 bên và đầu nặng 1 bên như cháu có phải hiện tượng bình thường
Hellodoctor (25/12/2019)
Chào bạn Quyên. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Trường hợp này bạn hãy liên hệ đến số phòng khám chúng tôi 1900 1246 để gặp bác sĩ Vũ chuyên khoa nội thần kinh tư vấn nhé. Chúc bạn có một ngày vui vẻ
Trần Văn Tiến (18/04/2019)
Đang định gửi câu hỏi thì đã thấy có người hỏi trước rồi. Cảm ơn bác sĩ đã giải đáp câu hỏi

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung