Chóng mặt do rối loạn tiền đinh

Chóng mặt do rối loạn tiền đinh

 Một hệ thống cân bằng hoạt động tốt sẽ cho phép con người nhìn thấy rõ ràng khi di chuyển, xác định tương đối được trọng lực cơ thể, định hướng và tốc độ di chuyển. Không những vậy, hệ tiền đình còn giúp điều chỉnh tư thế tự động để duy trì tư thế và sự ổn định trong các điều kiện và hoạt động khác nhau ví dụ chuyển đi bộ từ vỉa hà lên cỏ hoặc lối dải sỏi, ban đêm ra khỏi giường vào giữa đêm mà không vấp ngã.

1. Tổng quan về hệ tiền đình

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình

3. Nguyên nhân gây nên chóng mặt

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Tổng quan về hệ tiền đình

Một hệ thống cân bằng hoạt động tốt sẽ cho phép con người nhìn thấy rõ ràng khi di chuyển, xác định tương đối được trọng lực cơ thể, định hướng và tốc độ di chuyển.Không những vậy, hệ tiền đình còn giúpđiều chỉnh tư thế tự động để duy trì tư thế và sự ổn định trong các điều kiện và hoạt động khác nhau ví dụ chuyển đi bộ từ vỉa hà lên cỏ hoặc lối dải sỏi, ban đêm ra khỏi giường vào giữa đêm mà không vấp ngã.

Cân bằng được tạo ra khi có sự phối hợp giữa các cấp, bao gồm đầu vào lànơitích hợp cảm giác từ thị giác, xúc giác và hệ thống tiền đình (chuyển động, cân bằng, định hướng) vàcác tín hiệuđầu ragửi tới mắtmắt vàhệ cơ xương thực hiệnvận động cơ thể.

  • Đường vào:

    • Từ thị giác: các thụ thể cám giác trong võng mạc tiếp thu tín hiệu và gửi xung thần kinh đến não cung cấp các thông tin và hình ảnh trực quan về vật thể xung quanh.

    • Từ thính giác và xúc giác: tiếp nhận âm thanh, cảm giác từ môi trường bên ngoài và gửi các tín hiệu đến não, cùng với các thông tin khác giúp não xác định vị trí cơ thể trong không gian

    • Từ hệ thống cơ quan tiền đình: thông tin về sự thay đổi áp suất, hướng chuyển động của luồng dịch tại cơ quan tiền đình  sẽ được cảm nhân ở thụ thể cảm giác tại kênh đặc biệt trong ốc tai và gửi xung động đến não

  • Trung tâm xử lý thông tin: các cảm giác từ đầu vào được tích hợp lại ở tiểu não và gửi lên vỏ não để sắp xếp thông tin đầu ra

  • Đầu ra vỏ não gửi các tín hiệu thần kinh tới cơ kiểm soát hoạt động tương ứng từ đó cho phép một người duy trì sự cân bàng và tầm nhìn rõ ràng trong suốt quá trình di chuyển

Tổn thương, bệnh tật, lão hóa sẽ ảnh hưởng tới một hoặc nhiều thành phần này gây rối loạn hệ thống cân bằng. Ngoài sự đóng góp của thông tin cảm giác, yếu tố tâm lý cũng gây giảm cảm giác cân bằng của chúng ta.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình

  • Người lớn tuổi thường dễ bị chóng mặt và mất khả năng cân bằng. Họ cũng có nhiều khả năng dùng thuốc có thể gây chóng mặt.

  • Người có tiền sử bị chóng mặt. thì khả năng bị rối loạn tiền đình trong tương lai cao hơn so với người bình thường.

3. Nguyên nhân gây nên chóng mặt

Chóng mặt và mất cân bằng là những triệu chứng phổ biến khi người lớn đến gạp bác sĩ. Đó là các triệu chứng có thể do rối loạn tiền đình ngoại biên hoặc tiền đình trung tâm. Mặc dù hai triệu chứng này không đặc hiệu nhưng mô tả nó một cách chính xác sẽ gợi ý chính xác chẩn đoán.

Chóng mặt là cảm giác choáng vàng, cảm nhân như có chuyển động xung quanh bản thân mình thường kèm theo mất phương hướng trong không gian.

Nguyên nhân trong hệ tiền đình:

  • U thần kinh ốc tai
  • Bệnh tai trong tự miễn
  • Viêm tai trong
  • Giảm tưới máu não: hẹp động mạch não, phình động mạch não, dị dạng mạch, …

Nguyên nhân khác ngoài hệ tiền đình

Chóng mặt do rối loạn tiền đình

  • Chóng mặt, là cảm giác quay cuồng, cảm nhận như người và thế giới di chuyển mặc dù không phải vậy. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi ngồi yêu hoặc ở một tư thế cụ thể khác hoặc khi chuyển động. Cảm giác như mình đang trôi nổi hoặc lắc lư, cũng có thể là cảm giác bị đè nặng hoặc bị kéo theo một hướng nhất định

Ảnh hưởng đến khả năng cân bằng và định hướng:

  • Mất cân bằng, dễ bị vấp ngã, khó đi thẳng hoặc khi quay vòng
  • Khó khăn trong việc phối hợp động tác
  • Khó duy trì tư thế thẳng; đầu có thể nghiêng sang một bên
  • Có xu hướng nhìn xuống để xác nhận vị trí mặt đất
  • Có xu hướng chạm hoặc giữ gì đó khi đứng hoặc chạm hoặc giữ đầu khi ngồi
  • Nhạy cảm với những thay đổi trên bề mặt đi bộ hoặc giày dép
  • Khó đi bộ trong bóng tối
  • Đau cơ và khớp (do khó phối hợp vận động)

Ảnh hưởng đến khả năng nhìn

  • Khó tập trung hoặc theo dõi các đối tượng bằng mắt; mờ mắt, nhìn đôi, …
  • Khó chịu từ môi trường đông người xung quanh như giao thông, đám đông, …
  • Nhạy cảm với ánh sáng, ánh sáng lóa và đèn chuyển động hoặc nhấp nháy; đèn huỳnh quang có thể đặc biệt rắc rối
  • Nhạy cảm với một số loại màn hình máy tính và truyền hình kỹ thuật số
  • Khó tập chung vào một việc nhất định, dễ bị ảnh hưởng bởi những vật xung quanh
  • Khó đi trong bóng tối

Ảnh hưởng đến khả năng nghe

  • Mất thính lực
  • Ù tai
  • Nhạy cảm với tiếng ồn và môi trường ồn ào
  • Âm thanh lớn đột ngột có thể làm tăng triệu chứng chóng mặt hoặc mất cân bằng

Ảnh hưởng đến tâm lý

  • Mất tự chủ, tự tin, lòng tự trọng
  • Lo âu, hoảng loạn, cách ly xã hội
  • Phiền muộn

Một số ảnh hưởng khác

  • Buồn nôn, nôn
  • Say sóng, say tàu xe
  • Cảm giác đầy, nặng trong tai
  • Đau tai
  • Nhức đầu
  • Nói lắp

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ngày cả khi không có triệu chứng rõ ràng hoặc nghiêm trọng. điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các triệu chứng cá nhân này cũng có thể do các điều kiện không liên quan khác gây ra và nên được thảo luận với chuyên gia y tế.  

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn. 


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thanh Tâm

    Chào bác sĩ. Con tôi bị rối loạn tiền đình đã 1 năm nhờ bác sĩ tư vấn và giúp đỡ bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    27/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung