Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý

Chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình và những điều cần lưu ý

Chào Bác sĩ, mẹ tôi năm nay 55 tuổi, hiện đang mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Gần đây, mẹ tôi than phiền hay bị chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày. Tôi dẫn mẹ đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là rối loạn tiền đình. Tôi rất lo lắng không biết đây là bệnh gì, có phải bệnh mãn tính hay không? Cách chăm sóc mẹ tôi như thế nào? Và nếu điều trị có ảnh hưởng gì tới các bệnh mẹ tôi đang uống thuốc hay không? Cám ơn Bác sĩ.

Trả lời:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Chào anh, đầu tiên rất cám ơn bạn đã tin tưởng gửi chia sẻ và thắc mắc về cho chúng tôi. Hy vọng là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây có thể phần nào làm giảm bớt nỗi lo âu của bạn.

Rối loạn tiền đình có phải là bệnh mạn tính?

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, tôi sẽ sơ lược một số thông tin cơ bản về Rối loạn tiền đình như sau:

Để có thể hoạt động, định hướng thăng bằng trong không gian, con người cần sự trợ giúp của các thông tin tín hiệu thu nhận từ thị giác của mắt, cảm giác sâu của lòng bàn chân và quan trọng nhất là hệ thống tiền đình ốc tai. 

Khi âm thanh được truyền đến tai, thông qua các dẫn truyền cơ học đến hệ thống vành khuyên ốc, tại đây được biến đổi thành các xung thần kinh dẫn truyền theo thần kinh số 8 (thần kinh tiền đình- ốc tai) về trung ương thần kinh. Khi bất kỳ giai đoạn nào của con đường dẫn truyền này bị bất thường thì người bệnh sẽ bị rối loạn tiền đình. 

Để hiểu chi tiết hơn về bệnh, bạn có thể theo dõi thêm tại bài viết "Rối loạn tiền đình - Tổn thương dây thần kinh số 8"

Quay lại về câu hỏi của bạn, rối loạn tiền đình thường bắt đầu với một đợt cấp, người bệnh sẽ bị chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dữ dội. Sau khi điều trị thuốc trong vòng 1 tuần thường bệnh nhân sẽ ổn lại. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát hay không thường phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình.

Ở người trẻ, nếu nguyên nhân là do viêm nhiễm các virus cấp tính, độc tính thấp, rối loạn tiền đình sẽ thường biến mất sớm và không tái phát lại. Nhưng nếu nguyên nhân do canxi hóa hay lão hóa thì bệnh thường sẽ kéo dài, hay tái phát và dễ diễn tiến thành rối loạn tiền đình mạn tính.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chăm sóc bệnh nhân Rối loạn tiền đình

- Nghỉ ngơi:

Bạn nên khuyên mẹ bạn nghỉ ngơi, hạn chế các vận động đòi hỏi cân bằng, định hướng, đứng lên ngồi xuống nhiều.

Hạn chế: leo trèo, lên xuống cầu thang,

- Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung các thực phẩm có nhiều Vitamin B,C, các khoáng chất như Magie, Kẽm.. Rau xanh, các loại hạt, các loại trái cây họ chanh.. là những thực phẩm khá có ích không chỉ đối với Rối loạn tiền đình mà còn đối với sức khỏe tổng quát và sức đề kháng của cơ thể. 

Thông tin có thể hữu ích cho bạn: Rối loạn tiền đình nên và không nên ăn gì.

- Giảm nguy cơ té ngã:

Bạn nên sắp xếp lại nội thất trong nhà, trong phòng mẹ bạn. Tráng để các đồ vật dễ gây trơn trợt hay vấp ngã dưới sàn.

Vận động, hoạt động thể lực dành cho người bị Rối loạn tiền đình

Trong giai đoạn cấp tính, khi các triệu trứng còn đang nặng nề, người bệnh nên ưu tiên nghỉ ngơi. Khi các triệu chứng đã giảm hẳn, người bệnh có thể quay lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì lúc này có thể cân nhắc luyện tập các bài tập thể dục tăng cường khả năng của hệ thống tiền đình.

Các bài tập chủ yếu tập trung vào việc giúp hệ thống tiền đình làm quen với xoay chuyển nhiều trong không gian. Các bài tập xoay đầu, nghiêng đầu, đảo mắt từ bên này sang bên kia… sẽ giúp hệ thống tiền đình mau thích ứng và hồi phục sau một đợt rối loạn chức năng.

Nếu có thể, bạn nên khuyến khích mẹ bạn tham gia các lớp tập Yoga hoặc dưỡng sinh. Đây là những lớp học khá tốt không chỉ giúp người lớn tuổi khỏe mạnh về thể chất mà còn tăng cường sức khỏe Tâm Thần.

Điều trị Rối loạn tiền đình có tương tác thuốc gì với các thuốc điều trị Tim mạch, Đái tháo đường?

Đối với các thuốc đầu tay để điều trị rối loạn tiền đình hiện nay là Betahistine và Acetyl Leucin thì khá an toàn khi dùng với thuốc Tim mạch và Đái tháo đường. 

Bạn có thể yên tâm khi sử dụng các thuốc này chung với toa thuốc điều trị tim mạch và đái tháo đường. Nếu còn lo lắng, bạn có thể uống các loại thuốc này cách nhau từ 1-2 tiếng.

Rối loạn tiền đình có thể nhầm lẫn với bệnh nào khác không?

Nếu trong trường hợp mẹ bạn có mắc tim mạch, bạn nên hỏi kỹ lại đặc điểm hoa mắt, chóng mặt của mẹ bạn. Thông thường, ở những bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim mạn tính, rối loạn tiền đình dễ bị chẩn đoán nhầm với hạ huyết áp tư thế.

Nguyên nhân do người mắc Tăng huyết áp cần đòi hỏi phải điều trị với các thuốc như lợi tiểu, hạ áp. Các thuốc này có thể đào thải dịch quá mức của cơ thể hoặc hạ huyết áp của người bệnh xuống quá thấp. Kết quả là họ sẽ dễ bị tụt huyết áp khi thay đổi tư thế nhất là từ nằm, ngồi sang tư thế đứng lên.

Cách phân biệt trong trường hợp này là bạn nên hỏi kỹ lại các triệu chứng hoa mắt. Nếu hoa mắt chóng mặt, chỉ xuất hiện khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng và biến mất sau 2-5 phút khi đã ổn định tư thế thì nhiều khả năng đây là hạ huyết áp tư thế chứ không phải rối loạn tiền đình.

Nếu nhà có máy đo huyết áp tại nhà, bạn có thể đo huyết áp lúc bà đang nằm và đứng lên sau 2 phút đo lại lần nữa, nếu huyết áp 2 lần chênh lệch nhau từ 20mmHg trở lên thì chắc chắn Hoa mắt, chóng mặt này là do Hạ huyết áp tư thế.

TÓM LẠI:

  • Rối loạn tiền đình có thể dễ tái phát hơn ở người lớn tuổi
  • Trong giai đoạn các triệu chứng còn đang rầm rộ, người bệnh nên hạn chế vận động và nghỉ ngơi
  • Thuốc điều trị Rối loạn tiền đình có thể uống chung với các thuốc Tim mạch
  • Hạ huyết áp tư thế là một tình trạng dễ nhầm lẫn với Rối loạn tiền đình.

Chúc mẹ bạn sớm khỏe!

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Rối loạn tiền đình - tổn thương dây thần kinh số 8

Chia sẻ: bệnh rối loạn tiền đình có di truyền không?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 24 tuổi, đã đi làm văn phòng được vài năm. Tôi bị rối loạn tiền đình đã 3 năm nay. Mỗi khi lên...
Bác sĩ nói gì về bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi?
Chào bác sĩ, cháu là nữ, năm nay 18 tuổi, hiện đang học lớp 12. Khoảng 1 tháng nay cháu thấy hay chóng mặt, đau đầu, ù tai, đi lại hay...
Chia sẻ của bác sĩ về bệnh rối loạn tiền đình ở trẻ em
Nhiều người băn khoăn không biết liệu trẻ em có thể mắc bệnh rối loạn tiền đình hay không? Để giúp bạn hiểu rõ vấn đề này hơn, chúng...
5 điều cần lưu ý với bệnh rối loạn tiền đình ở bà bầu
Chóng mặt là một triệu chứng thường gặp khi mang thai, hay gặp trong 3 tháng đầu, nhưng vẫn có thể diễn biến trong suốt thai kỳ. Vì vậy mà nhiều mẹ...
Rối loạn tiền đình uống thuốc bao lâu thì hiệu quả?
Chào Bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, nữ. Tôi đã từng bị rối loạn tiền đình lúc khoảng 30 tuổi nhưng sau khi uống thuốc 2-3 ngày thì hết....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Chí Thiện

    Mẹ tôi đi khám và mới biết bị rối loạn tiền đình. Cả nhà hiện đang rất lo lắng vì mẹ tôi khá yếu. Những chia sẻ của bác sĩ sẽ giúp ích được cho gia đình tôi.

    18/04/2019
Thanh Hằng (18/04/2019)
Mẹ bầu bị rối loạn tiền đình có cần lưu ý gì thêm không bác sĩ.
Hello Doctor (18/04/2019)
Chào bạn Hằng, mẹ bầu bị rối loạn tiền đình cần có một số lưu ý cụ thể trong việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, các biện pháp chăm sóc nên áp dụng linh hoạt cho mẹ bầu. Ví dụ có một số thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiền đình nhưng không tốt cho thai kỳ thì cũng không nên ăn. Để hiểu rõ hơn về bệnh ở người mang thai. bạn có thể xem thêm thông tin tại https://hellodoctors.vn/roi-loan-tien-dinh/5-dieu-can-luu-y-voi-benh-roi-loan-tien-dinh-o-ba-bau.html

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung