Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủ là một nhóm tình trạng ảnh hưởng đến khả năng có giấc ngủ ngon. Dù cho nguyên nhân là do vấn đề sức khỏe hay do bạn có quá nhiều căng thẳng, tình trạng này đang ngày một gia tăng trong cộng đồng.

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

2. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ

3. Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ

4. Các dạng khác nhau của rối loạn giấc ngủ

5. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

6. Điều trị rối loạn giấc ngủ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là một nhóm tình trạng ảnh hưởng đến khả năng có giấc ngủ ngon. Dù cho nguyên nhân là do vấn đề sức khỏe hay do bạn có quá nhiều căng thẳng, tình trạng này đang ngày một gia tăng trong cộng đồng.

Hầu hết mọi người thường bị rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, lịch làm việc nhiều và những tác động bên ngoài khác. Thiếu ngủ có thể đem lại những tác động tiêu cực về năng lượng, cảm xúc, độ tập trung và tổng trạng sức khỏe.

Trong một vài trường hợp, rối loạn giấc ngủ có thể là triệu chứng của những bệnh lý hay tình trạng tâm thần khác. Những vấn đề về giấc ngủ này thường biến mất khi những nguyên nhân đó được điều trị. Khi rối loạn giấc ngủ không do những bệnh lý khác, việc điều trị thường kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống.

Điều quan trọng là bạn cần được chẩn đoán và điều trị ngay nếu bạn nghi ngờ mình có rối loạn giấc ngủ. Nếu không điều trị, các tác động tiêu cực của rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe sau này. Chúng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc, tạo áp lực trong các mối quan hệ và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Triệu chứng của rối loạn giấc ngủ

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào mức độ và loại rối loạn giấc ngủ. Các triệu chứng có thể đa dạng khi rối loạn giấc ngủ do các tình trạng bệnh khác. Tuy nhiên, dưới đây là những triệu chứng thường gặp của rối loạn giấc ngủ:

  • Khó ngủ hoặc cứ ở trạng thái mơ mơ màng màng

  • Mệt mỏi vào ban ngày

  • Phải ngủ những giấc ngủ ngắn vào ban ngày

  • Khó chịu hoặc lo lắng

  • Mất tập trung

  • Trầm cảm

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ

Có nhiều tình trạng, bệnh lý và các rối loạn có thể gây ra rối loạn giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp, rối loạn giấc ngủ tiến triển là do các vấn đề sức khỏe đang mắc khác.

Dị ứng và vấn đề về hô hấp

Dị ứng, lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể làm bạn khó thở vào ban đêm. Không thở được qua mũi góp phần làm bạn cảm thấy khó ngủ.

Đi tiểu nhiều vào ban đêm

Điều này có thể phá giâc ngủ của bạn bằng việc làm bạn thức giấc nhiều lần trong đêm. Mất cân bằng hóc-môn và các bệnh đường tiết niệu có thể là nguyên nhân làm bạn bị rối loạn giấc ngủ. (Khi việc đi tiểu nhiều lần có kèm theo đái ra máu hoặc đau, bạn nên lập tức đến khám bác sĩ.)

Đau mạn tính

Các cơn đau kéo dài có thể làm bạn khó ngủ. Nó làm bạn thức dậy khi bạn đã ngủ. Một vài nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cơn đau mạn tính bao gồm:

  • Đau khớp

  • Hội chứng mệt mỏi mạn tính

  • Đau cơ xơ hóa

  • Viêm đường ruột

  • Đau đầu kéo dài

  • Đau thắt lưng liên tục

Căng thẳng và lo âu

Căng thẳng và lo âu thường có những tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ. Nó có thể làm bạn khó chìm vào giấc ngủ. Ác mộng, nói chuyện khi ngủ hoặc mộng du có thể làm phiền giấc ngủ của bạn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Các dạng khác nhau của rối loạn giấc ngủ

Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau. Một vài dạng có nguyên nhân từ các bệnh lý khác.

Mất ngủ

Mất ngủ chỉ sự không thể ngủ hoặc cứ ở tình trạng mơ màng. Nó có thể do say máy bay, căng thẳng, lo âu, hóc-môn, các vấn đề tiêu hóa hoặc những bệnh khác. Mất ngủ có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn như:

  • Trầm cảm

  • Khó tập trung

  • Khó chịu

  • Tăng cân

  • Ảnh hưởng đến công việc, học hành…

Mất ngủ thường được chia thành 3 loại:

  • Mạn tính: Khi mất ngủ xảy ra thường xuyên ít nhất một tháng

  • Không liên tục: Mất ngủ xảy ra có chu kỳ

  • Thoáng qua: Mất ngủ chỉ kéo dài vài đêm trong một khoảng thời gian nào đó.

Ngưng thở khi ngủ

Tình trạng này người bệnh có biểu hiện bằng những lần ngừng thở khi đang ngủ. Đây là một tình trạng bệnh nguy hiểm, nguyên nhân do cơ thể thiếu ô-xy. Bệnh có thể làm bạn thức dậy trong đêm.

Mất ngủ giả

Mất ngủ giả là một dạng của rối loạn giấc ngủ làm bạn có những cử động và hành vi bất thường khi ngủ. Bao gồm những điều sau:

  • Mộng du

  • Nói chuyện khi ngủ

  • Rên rỉ

  • Ác mộng

  • Đái dầm

  • Nghiến răng hoặc nghiến hàm

Hội chứng chân không nghỉ

Đây là tình trạng khi chân bạn cứ muốn cử động. Sự muốn cử động này đôi khi cũng đi kèm với cảm giác châm chích ở chân. Các triệu chứng này xảy ra cả ngày và nổi trội nhất vào ban đêm. Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa biết rõ nhưng bệnh thường liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác bao gồm bệnh Parkinson và rối loạn tăng động giảm chú ý.

Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ là tình trạng các cơn buồn ngủ cứ tấn công bạn vào ban ngày. Điều này có nghĩa bạn sẽ đột nhiên cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và ngủ lúc nào không hay. Bệnh có thể làm bạn có cảm giác tê liệt người (dân gian còn gọi bóng đè), khi bạn thức dậy bạn có thể không thể cử động đúng ý mình được. Mặc dù chứng ngủ rũ có thể không có nguyên nhân, nhưng đa số nó liên quan đến những rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ thăm khám và thu thập thông tin về các triệu chứng và bệnh sử của bạn trước. Họ cũng sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm bao gồm:

  • Đo đa ký giấc ngủ: đây là phương pháp đánh giá lượng ô-xy, các cử động của cơ thể và các sóng não để xác định các nguyên nhân phá rối giấc ngủ.

  • Điện não đồ: đây là xét nghiệm đánh giác các hoạt động điện của não và nhận ra các vấn đề có khả năng liên quan đến hoạt động.

  • Xét nghiệm gen: Xét nghiệm máu thường dùng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và các tình trạng sức khỏe khác có khả năng làm rối loạn giấc ngủ.

Các xét nghiệm này có ích trong việc lựa chọn hướng điều trị phù hợp cho bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Điều trị

Điều trị rối loạn giấc ngủ có thể thay đổi tùy theo từng dạng bệnh và những nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, việc điều trị thông thường sẽ kết hợp cả điều trị y khoa và thay đổi lối sống.

Điều trị y khoa

  • Thuốc ngủ

  • Thuốc bổ sung melatonin

  • Thuốc dị ứng

  • Thuốc điều trị các tình trạng bệnh khác gây ra mất ngủ

  • Thiết bị thở hoặc phẫu thuật (thường cho người bị ngưng thở khi ngủ)

  • Dụng cụ bảo vệ răng (dành cho người nghiến răng)

Thay đổi lối sống

Thay đối lối sống có thể cải thiện rất nhiều chất lượng giấc ngủ, đặc biệt khi bạn kết hợp cùng với việc điều trị từ bác sĩ. Sau đây là những điều bạn có thể làm:

  • Ăn nhiều rau củ quả, cá và giảm lượng đường dùng hàng ngày.

  • Giảm căng thẳng và lo âu bằng việc tập thể dục.

  • Tự đặt ra một thời gian ngủ hàng ngày và cố gắng thực hiện theo. Vì việc đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày có thể cải thiện chất lương giấc ngủ rất nhiều.

  • Uống ít nước trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế dùng các thức uống có cafein, đặc biệt vào chiều tối.

  • Giảm uống rượu bia và hút thuốc lá.

  • Ăn chế độ ăn ít tinh bột trước khi đi ngủ.

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ nghiến răng - Nguyên nhân và cách điều trị
Có bao giờ người ngủ chung giường với bạn than phiền rằng bạn nghiến rang khi ngủ? Bạn có thức dậy với đau hàm hay đau đầu? Răng của bạn có bị mòn đi, cảm...
Trắc nghiệm PSQI - Thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ
Khi chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ, bác sĩ cần dựa trên một căn cứ nào đó để đánh giá mức độ bệnh của bệnh nhân. Trắc nghiệm PSQI là...
Rối loạn giấc ngủ ở người lớn - Nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ ờ người lớn là một nhóm những tình trạng thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng Hello...
Rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn
Giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của não và là một phần cơ bản của đời sống con người. Rối loạn giấc ngủ là...
Rối loạn giấc ngủ sau sinh
Rất nhiều phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ sau khi sinh. Đây là hiện tượng khá phổ biến do rất nhiều yếu tố gây ra. Cùng Hello Doctor...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Tôi bị rối loạn giấc ngủ mấy ngày nay nhờ bác sĩ giúp đỡ nên bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    26/07/2018
phạm thành nhân (07/08/2018)
Chào bác sĩ.năm nay tôi 27t 14 ngày nay tối đến đều k buồn ngủ cứ nằm trần trọc tới sáng.sáng dậy k mệt mỏi hay chóng mặt gì cả.tôi k uống rượu,khống cà phê hay thuốc lá.chiều có chơi thể thao.di ngủ 10h.di khám bệnh viện y học cổ truyền bác nói rối loạn giấc ngủ uống thuốc vẩn chưa bớt.mong bác tư vấn dùm em.cảm ơn bác sĩ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung