Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ - Dấu hiệu và cách phòng bệnh

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ - Dấu hiệu và cách phòng bệnh

Rối loạn giấc ngủ có thể thường gặp ở trẻ em có bệnh tự kỷ hơn từ 40 đến 80%. Tại sao lại như vậy? Cùng Hello Doctor tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp phòng bệnh cho con bạn nhé!

1. Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

2. Các tác động của rối loạn giấc ngủ

3. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ tự kỷ

4. Dấu hiệu nhận biết con bạn bị rối loạn giấc ngủ

5. Làm sao để giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Vấn đề lớn nhất về giấc ngủ ở trẻ tự kỷ bao gồm:

  • Khó chìm vào giấc ngủ
  • Thói quen ngủ không đều đặn
  • Không cảm thấy thoải mái hoặc chất lượng giấc ngủ kém
  • Thức giấc hoặc dễ thức giấc sớm

Để hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

1. Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Các nhà nghiên cứu không biết chắc tại sao trẻ tự kỷ lại có các vấn đề về giấc ngủ nhưng họ cũng có đưa ra nhiều giả thiết.

Giả thiết đầu tiên liên quan đến các hành động phù hợp với xã hội.

Mọi người biết khi nào đến giờ đi ngủ vào buổi tối là nhờ vào chu kỳ ngày đêm và nhịp sinh học của cơ thể. Nhưng họ cũng nhờ ảnh hưởng bởi những thói quen của cộng đồng.

Ví dụ, trẻ em có thể thấy anh chị em của mình chuẩn bị đi ngủ. Trẻ em tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người, vì vậy sẽ hiểu sai hoặc không hiểu được những hành động đó.

Một giả thiết khác về hormone melatonin

Hormone này giúp điều hòa chu kỳ ngủ thức. Để tạo ra hóc-môn này, cơ thể cần có amino a-xít tryptophan.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng ở trẻ tự kỷ có lượng tryptophan có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường. Lượng melatonin tăng lên khi bạn ở trong bóng tối. Các nghiên cứu đã cho thấy một vài trẻ tự kỷ không tiết ra melatonin vào đúng thời điểm, nghĩa là chúng sẽ tiết melatonin vào ban ngày và ít tiết hơn vào ban đêm.

Một lý do khác nữa là những trẻ tự kỷ có thể gặp vấn đề khi chìm vào giấc ngủ hoặc thức dậy vào giữa đêm, điều này làm tăng nhạy cảm với những tác động bên ngoài như sự đụng chạm hoặc âm thanh. Ví dụ, trong khi trẻ tự kỷ vẫn đang ngủ ngon, khi người mẹ mở cửa phòng bước vào, trẻ có thể sẽ thức dậy khi nghe tiếng.

Lo lắng cũng có thể là một nguyên nhân. Trẻ tự kỷ có xu hướng có trạng thái căng thẳng hơn những đứa trẻ khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các tác động của rối loạn giấc ngủ

Không có giấc ngủ ngon có thể gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Các nhà khoa học cho thấy có một sự liên kết giữa sự thiếu ngủ và những điều sau đây ở trẻ tự kỷ:

  • Nóng tính
  • Trầm cảm
  • Tăng động
  • Các vấn đề về hành vi
  • Khó chịu
  • Khả năng học tập và nhận thức kém

Nếu con bạn không ngủ được, khả năng cao bạn cũng sẽ không ngủ được. Một nghiên cứu cho thấy rằng các bậc phụ huynh có trẻ tự kỷ ngủ ít sẽ có chất lượng giấc ngủ kém hơn và họ phải dậy sớm hơn các phụ huynh có con không bị tự kỷ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ tự kỷ

  • Người bị tự kỷ thường có xu hướng bị mất ngủ: Chứng mất ngủ làm họ mất nhiều hơn người bình thường trung bình khoảng 11 phút để bắt đầu ngủ và nhiều người phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm. Một vài người có tình trạng mất ngủ khiến họ ngưng thở nhiều lần trong đêm.

  • Giấc ngủ ở người tự kỷ có thể cũng ít hồi phục hơn so với người bình thường. Họ chỉ dành 15% thời gian ngủ ở giai đoạn REM, giai đoạn này quan trọng cho việc học và lưu trữ trí nhớ. Trong khi những người không có tự kỷ dành khoảng 23% thời gian ở giai đoạn này.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Dấu hiệu nhận biết con bạn bị rối loạn giấc ngủ

Ở mỗi độ tuổi, trẻ em cần thời lượng giấc ngủ khác nhau. Thông thường, thời lượng giấc ngủ phụ thuộc vào tuổi:

  • Trẻ từ 1-3: 12-14 tiếng cho việc ngủ mỗi ngày (tính luôn thời gian của những giấc ngủ ngắn)
  • Tuổi từ 3-6: 10-12 tiếng mỗi ngày
  • Tuổi từ 7-12: 10-11 tiếng mỗi ngày

Nếu con bạn thường xuyên bị khó ngủ hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Để biết chắc, bạn nên đặt một cuộc hẹn với bác sĩ nhi để kiểm tra. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu cho bạn một chuyên gia về giấc ngủ hoặc bác sĩ tai mũi họng.

Một quyển sổ ghi chép lại nhật ký giấc ngủ cho một tuần để theo dõi số lượng thời gian ngủ và con bạn đi ngủ khi nào cũng sẽ giúp ích rất nhiều.  Bạn nên ghi lại đầy đủ các dấu hiệu như ngáy, thay đổi kiểu thở, những cử động bất thường hoặc khó thở.

Bạn cũng nên ghi chú lại những hành vi của trẻ trong ngày hôm sau. Bạn có thể đưa quyển sổ này cho bác sĩ điều trị và các chuyên gia đang điều trị cho trẻ vì nó giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Làm sao để giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn?

Các thuốc điều trị giấc ngủ chỉ nên được dùng cho trẻ khi không còn cách nào khác nữa. Một số cách thay đổi lối sống và biện pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên có thể giúp cải thiện thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ ở trẻ tự kỷ:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích như cafein và đường trước khi ngủ.
  • Thiết lập một thói quen về giờ ngủ: Cho trẻ đi tắm, đọc một câu chuyện và tiếp tục làm như vậy vào một giờ cố định mà bạn muốn trẻ đi ngủ vào mỗi đêm.
  • Giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc truyện, mát-xa nhẹ hoặc bật các thể loại nhạc nhẹ nhàng cho trẻ nghe.
  • Tắt ti vi, trò chơi điện tử và các hoạt động làm trẻ phấn khích khác ít nhất là một tiếng trước giờ ngủ.
  • Để ngăn ngừa sự xao lãng trong buổi tối, bạn nên gắn cái màn cửa ở cửa sổ phòng trẻ để chặn ánh sáng, đặt một tấm thảm dày để chắc chắn cửa phòng không gây ra tiếng cọt kẹt vào ban đêm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi về việc cho trẻ dùng melatonin trước khi đi ngủ. Viên bổ sung này thường được dùng để hỗ trợ giấc ngủ ở những người bị say máy bay. Điều này giúp điều hòa chu kỳ ngủ thức ở trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ và các nhà nghiên cứu cũng cho rằng cách này an toàn và hiệu quả.
  • Trò chuyện với các chuyên gia giấc ngủ về liệu pháp ánh sáng (bright-light therapy). Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng giúp điều hòa sự tiết ra melatonin của cơ thể bằng cách giúp chúng cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày.

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ nghiến răng - Nguyên nhân và cách điều trị
Có bao giờ người ngủ chung giường với bạn than phiền rằng bạn nghiến rang khi ngủ? Bạn có thức dậy với đau hàm hay đau đầu? Răng của bạn có bị mòn đi, cảm...
Trắc nghiệm PSQI - Thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ
Khi chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ, bác sĩ cần dựa trên một căn cứ nào đó để đánh giá mức độ bệnh của bệnh nhân. Trắc nghiệm PSQI là...
Rối loạn giấc ngủ ở người lớn - Nguyên nhân và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ ờ người lớn là một nhóm những tình trạng thường xuyên ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon và sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng Hello...
Rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn
Giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của não và là một phần cơ bản của đời sống con người. Rối loạn giấc ngủ là...
Rối loạn giấc ngủ sau sinh
Rất nhiều phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ sau khi sinh. Đây là hiện tượng khá phổ biến do rất nhiều yếu tố gây ra. Cùng Hello Doctor...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thanh Dũng

    Chào bác sĩ. Con tôi bị rối loạn giấc ngủ mấy ngày nay nhờ bác sĩ giúp đỡ nên bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    26/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung