Những điều cần biết về Chứng rối loạn giấc ngủ khi Mang thai
Bài viết này Hello Doctor sẽ chia sẻ một cách tổng quát những vấn đề về chứng rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai. Sau đó chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên để xử trí những vấn đề rối loạn giấc ngủ thông thường khi mang thai.
I. THAY ĐỔI SINH LÝ GIẤC NGỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
II. MẤT NGỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
III. RỐI LOẠN THÔNG KHÍ KHI NGỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI (SDB)
IV. HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN Ở PHỤ NỮ MANG THAI
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trong suốt thai kì, phần lớn sản phụ thường sẽ trải qua những thay đổi trong giấc ngủ, từ thói quen đi ngủ cho đến thời gian cho mỗi giấc ngủ.
Sự thay đổi sinh lý của cơ thể khi người phụ nữ mang thai có thể khiến họ có nguy cơ phát triển rối loạn giấc ngủ về sau này như là hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ (Obstructive sleep apnea) và hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome).
Bài viết được thực hiện theo sự tham vấn y khoa của bác sĩ Nguyễn Trong Tuân - Bệnh viện Tâm thần Tp.HCM.
I. THAY ĐỔI SINH LÝ GIẤC NGỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Những thay đổi trong thói quen ngủ bắt đầu xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ và có thể chịu tác động bởi sự thay đổi hormone sinh sản trong cơ thể phụ nữ trong thời kì mang thai.
Nồng độ estrogen và progesterone tăng trong suốt thai kỳ và đặt đỉnh khi trước chuyển dạ rồi giảm nhanh sau khi sinh.
Progesterone đã được cho là có tác dụng gây buồn ngủ, làm giảm tỉnh táo và rút ngắn thời gian tiềm tàng của giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh hay ngủ không mơ (NREM) trong khi giảm các giấc ngủ mắt chuyển động nhanh hay còn gọi là ngủ mơ, ngủ nghịch lý (REM).
Cơ chế tác động của Progesterone là dựa vào hoạt tính của các sản phẩm chuyển hóa của nó trên thụ thể GABAA ở não.
Trong khi đó Estrogen được cho là có vai trò ức chế chọn lọc giấc ngủ REM do tăng tái tạo norepinephrine ở não.
Trong thai kỳ , buồn ngủ là một triệu chứng phổ biến trong 3 tháng đầu thai kì. Thời gian giấc ngủ có thể tăng khoảng 0,7 giờ, tuy nhiên, hiệu quả của giấc ngủ và tỷ lệ giấc ngủ có sóng chậm giảm đáng kể so với giai đoạn trước khi mang thai.
Rối loạn giấc ngủ trong 3 tháng đầu thường kèm mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Đến cuối 3 tháng giữa thai khi (thai 23-24 tuần tuổi), tăng đáng kể tỷ lệ của giấc ngủ có sóng chậm so với ba tháng đầu tiên, tuy nhiên thời gian ngủ ban đêm giảm, và xuất hiện các triệu chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phần lớn sản phụ đều nhận thấy có sự thay đổi trong giấc ngủ, tăng tần suất thức giấc lúc nửa đêm, giảm tỉ lệ giấc ngủ REM và giấc ngủ có sóng chậm.
Các rối loạn giấc ngủ thường do các nguyên nhân như cảm giác khó chịu (đầy bụng, đau lưng, thai nhi cử động), tiểu đêm nhiều lần, khó ngủ hay tỉnh dậy đột ngột.
Sau khi đẻ, rối loạn giấc ngủ của người mẹ xảy ra nhiều nhất trong tháng đầu tiên với thời gian ngủ trong ngày giảm dưới 6 tiếng. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện dần từ tháng thứ 3 sau đẻ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
II. MẤT NGỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ đã chỉ ra rằng chứng mất ngủ hoặc ngủ ngày (buồn ngủ quá mức) trong quá trình mang thai được coi là những rối loạn giấc ngủ liên quan đến thai kỳ. Trong đó thường gặp là những rối loạn liên quan đến sự mất ngủ. Nó là cảm giác ngủ không đủ hoặc không hiệu quả biểu hiện bằng các triệu chứng như:
- Khó bắt đầu giấc ngủ
- Thức dậy thường xuyên trong đêm
- Khó ngủ trở lại
- Giấc ngủ không ngon giấc
Hiện tượng trên có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai phụ như thường xuyện cảm thấy Cảm giác mệt mỏi, khó chịu,…, hạn chế làm các công việc hàng ngày, thậm chí có nguy cơ gây rối loạn tâm lý sau sinh như trầm cảm hay bị bệnh tâm thần phân liệt.
Đối với sản phụ cần hỗ trợ để giảm bớt các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, chúng tôi khuyên rằng cần kết hợp của các phương pháp thường dùng để cải thiện thói quen ngủ và điều trị triệu chứng. Cụ thể như :
- Đảm bảo duy trì thói quen ngủ tốt (như đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ, không uống café trước lúc ngủ 6 tiếng, không hút thuốc, ăn tối trước giờ đi ngủ khoảng 4-6 tiếng, phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, mát mẻ, không làm việc trong phòng ngủ).
- Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ nhằm hạn chế đi tiểu đêm.
- Hãy thử các liệu pháp thư giãn như nghe nhạc trắng (tiếng sóng, tiếng chim,..), sử dụng loại tinh dầu mùi dịu nhẹ ( như tinh dầu hoa oải hương, hoa hồng) trong phòng ngủ.
Với sản phụ bị mất ngủ dai dẳng ảnh hưởng tới chức năng sống thường sẽ không cải thiện mấy sau khi thực hiện các biện pháp trên. Khi đó cần cân nhắc điều trị bằng thuốc trong thời gian ngắn, các loại thuốc sẽ được thảo luận và cân nhắc dựa trên lợi ích và nguy cơ của chúng cho thai nhi.
Có 2 nhóm thuốc ngủ có thể được sử dụng : (1) zolpidem và (2) diphenhydramine – là một thuốc kháng histamine có tác dụng kéo dài.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
III. RỐI LOẠN THÔNG KHÍ KHI NGỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI (SDB)
Thuật ngữ rối loạn thông khí khi ngủ dùng cho toàn bộ những bất thường về hô hấp trong giấc ngủ từ ngủ ngáy đến hội chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) và hội chứng giảm thông khí do béo phì.
Những sản phụ có nguy cơ mắc phải những rối loạn này khi tăng cân năng quá nhanh hoặc quá nhiều trên 20% trọng lượng cơ thể khi mang thai, tăng thông khí phút, phù nền vùng họng mũi (do nồng độ estrogen tăng cao),nằm ngửa khi ngủ.
Rối loạn thông khí khi ngủ có là một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, do nó có thể gây ra tăng huyết áp thai kì và đẻ non.
Nếu tăng huyết áp nặng có thể dẫn đến bệnh lý tiền sản giật, sản giật- là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, thậm chí có thể gây thai chết lưu, tử vong mẹ.
Vì vậy, những sản phụ nữ có triệu chứng gợi ý của SDB (như hay buồn ngủ ban ngày , ngáy to, hoặc đã trải qua ngưng thở khi ngủ), nên được đánh giá rối loạn thông khí khi ngủ bằng cách đo đa ký giấc ngủ qua đêm.
Ngoài ra, cần xem xét cẩn trọng trên bệnh nhân có tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ.
Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể dựa trên các thông số của thai nhi hoặc người mẹ để điều trị đối với hội chứng ngưng thở khi ngủ. Điều trị ngắn hạn sẽ không gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Các liệu pháp điều trị bao gồm thở áp lực dương đường hô hấp (CPAP), điều trị bằng thuốc uống (tuy nhiên không có loại thuốc nào đủ tốt giúp dự phòng hoặc cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp trên.
Vì vậy nó đóng vai trò là phương pháp cơ bản đâu tiên để điều trị (thường quy) và thay đổi thói quen (giảm cân). Sản phụ nữ có tiền sử OSA phải được quản lý thai kỳ chặt chẽ để đánh giá mức độ nặng và cân nhắc trong điều trị bệnh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
IV. HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Hội chứng chân không yên, còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom (WED) là hiện tượng rối loạn của hệ thống thần kinh vận động. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1/5 phụ nữ có thai ở các nước phương Tây và khác nhau về mức độ nghiêm trọng, từ những khó chịu nhỏ cho đến tác động nghiêm trọng lên giấc ngủ và hoạt động chức năng ban ngày của người bệnh.
Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất trong ba tháng cuối của thai kỳ sau đó cải thiện đáng kể hoặc thoái chuyển sau khi sinh
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng: hai chân trong trạng thái tự rung lắc hay cử động không kiểm soát kèm cảm giác khó chịu hay như có con gì bò trên chân, thường biểu hiện rõ ràng nhất khi bạn nghỉ ngơi, nhất là ngay trước khi ngủ hoặc khi ngồi yên trong một khoảng thời gian khá dài như khi xem phim hoặc lái xe. Di chuyển chân tay sẽ thấy đỡ ngay lập tức, tuy nhiên, cảm giác khó chịu thường quay trở lại khi ngừng vận động.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị bệnh trong thời kỳ mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc, sản phụ cần tập luyện thể dục thể thao hợp lý, gặp bác sĩ tư vấn để biết thêm các thông tin về các triệu chứng bệnh, tránh các yếu tố làm nặng thêm bệnh thêm như bất động kéo dài, thiếu ngủ và dùng an thần kháng histamine hay thuốc chống trầm cảm serotonergic.
Ngoài ra bệnh nhân cần được bổ sung đủ sắt và nên đánh giá dự trữ sắt ở tất cả phụ nữ mang thai có biểu hiện bệnh, Đối với bệnh nhân bị RLS có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và không đáp ứng với các biện pháp trên, có thể điều trị bằng thuốc như clonazepam hoặc carbidopa-levodopa liều thấp. Gabapentin hoặc clonazepam liều thấp được ưu tiên dùng với phụ nữ con bú.
Tóm lại, hầu hết phụ nữ trong thời gian mang thai đều trải qua rối loạn giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi ban ngày mặc dù tổng thời gian ngủ thường bằng hoặc nhiều hơn thời gian ngủ trước đó. Thay đổi thói quen sinh lý giấc ngủ là hệ quả của hiện tương gia tăng nồng độ hormone prosgesteron và các vấn đề thể chất khác.
Việc điều trị nên tập trung vào các biện pháp cải thiện thói quen ngủ, và vật lý liệu pháp.Trong các trường hợp nặng có thể cần dùng thuốc trong thời gian ngắn. Hiện tượng rối loạn giấc ngủ trong khi mang thai và giai đoạn hậu sản của có thể dẫn đến biến động tâm lý ở phụ nữ sau sinh như tram cảm hoặc các bệnh lý tâm thần khác.
Bệnh nhân cần thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm lý về các triệu chứng rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ. Nó không chỉ cải thiện vấn đề sức khỏe của sản phụ mà còn cả cho thai nhi.
Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi