Bệnh rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ - nguyên nhân và cách điều trị
Phụ nữ thường bị rối loạn giấc ngủ nhiều hơn nam giới. Theo báo cáo gần đây của hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ rối loạn giấc ngù ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ đó chính là do sự rối loạn hormone của chúng ta. Các thay đổi nội tiết tố có thể gây hại cho giấc ngủ của chúng ta. Ngược lại, khi thiếu ngủ các hormone trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng . Vì vậy, khi mức hormone tăng đột biến - chẳng hạn như trong chu kỳ kinh nguyệt, trong và sau khi mang thai, và đặc biệt là xung quanh thời kỳ mãn kinh - phụ nữ sẽ rất dễ bị các vấn đề về giấc ngủ hơn.
Nếu giấc ngủ kém chất lượng,phụ nữ thường sẽ mất khẩu vị, khó kiểm soát cân nặng, khó có cảm giác hưng phấn. Ngoài ra, ở phụ nữ thiếu ngủ mức độ stress, phản ứng viêm cũng tăng cao hơn người bình thường. Khó kiểm soát lượng đường huyết, trầm cảm, lo lắng và một số vấn đề về tiêu hóa cũng thường gặp ở phụ nữ thiếu ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nồng độ estrogen thấp
Tại sao nồng độ estrogen thấp gây mất ngủ?
Bởi vì estrogen giúp chuyển magiê vào các tế bào trong mô. Magiê là khoáng chất rất quan trọng đóng vai trò chất xúc tác cho hơn 300 phản ứng trong cơ thể. Trong đó, nó cũng có vai trò trong các phản ứng tổng hợp của các chất dẫn truyền thần kinh ngủ quan trọng và hormone ngủ melatonin.
Nồng độ estrogen có thể giảm vì một số lý do sau:
- Căng thẳng tâm lý
Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể khiến cơ thể phụ nữ giảm và ngưng các hoạt động chức năng sinh sản. Điều này xảy ra bởi vì cơ thể muốn đợi cho đến khi ít căng thẳng hơn mới sẵn sàng để mang thai. Do khi mang thai mà người mẹ vẫn phải chịu căng thẳng sẽ khiến thai phụ dễ bị bệnh hoặc tử vong hơn.
- Stress trao đổi chất
Các căng thẳng về thể chất như ăn kiêng, tập thể dục quá mức, chế độ ăn ít chất béo hoặc ít carb, ăn kiêng liên tục, giảm cân nặng hoặc tỷ lệ phần trăm mỡ thấp có thể làm giảm nồng độ estrogen.
Chế độ ăn kiêng khem sẽ làm cơ thể hiểu lầm là chúng đang bị bỏ đói. Theo bản năng từ thời tiền sử, khi cơ thể nhận thấy chúng đang bị đói thì các chức năng sinh sản sẽ bị ngưng lại để hạn chế việc mang thai. Do khi mang thai đòi hỏi một lượng lớn các chất dinh dưỡng, nếu bản thân cơ thể mẹ không đủ dinh dưỡng thì việc mang thai sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
- Hormone dao động trong chu kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt, hormone luôn dao động lên xuống. Điều này sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ của phụ nữ
Hầu hết phụ nữ báo cáo rằng họ thường thấy khó ngủ nhất trong một hoặc hai ngày trước khi hành kinh, và trong những ngày đầu tiên của kinh nguyệt. Do đây là những ngày mà mức estrogen sụt giảm đến mức thấp nhất.
- Mãn kinh
Mãn kinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất ngủ. Cơn bốc hỏa thường đóng vai trò chủ yếu ở các tình huống mất ngủ ở nhóm này. Thời kỳ mãn kinh gây ra chứng mất ngủ vì lúc này buồng trứng ngừng sản xuất estrogen và progesterone.
Một giải pháp cho vấn đề này là liệu pháp thay thế hormone. Tuy nhiên, cũng không nên sử dùng kéo dài do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
Nếu bạn lo sợ về các nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, một giải pháp tự nhiên hơn là thêm các thực phẩm có chứa phytoestrogen vào trong chế độ ăn. Các thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen gồm: đậu (đậu xanh, đậu đen), hạt (hạt macademia, hạt điều) … Một lượng nhỏ đậu nành hoặc hạt trong chế độ ăn uống của bạn, hoặc thậm chí tiêu thụ rượu một lượng vừa phải sẽ giúp cho bạn cải thiện tình trạng này rõ rệt.
Bạn cũng nên đảm bảo chế độ ăn của mình chứa ít nhất 40 gram chất béo mỗi ngày để cơ thể bạn có đủ chất béo cần thiết để tạo ra estrogen, cũng như ít nhất 50 gram carbohydrate (100 gram đối với phụ nữ vẫn còn trong độ tuổi sinh sản), để giữ cho sự trao đổi chất, tuyến giáp và hormone sinh sản.
Ngoài ra, những vấn đề về hormone khác cũng có thể gây mất ngủ như:
- Rối loạn sản xuất testosterone
- Rối loạn sản xuất hormone tăng trưởng
- Rối loạn hormone tuyến giáp - đặc biệt là cường giáp
- Mất cân bằng thần kinh, mất cân bằng điện giải, sử dụng quá nhiều các chất kích thích như caffeine, nicotine, rượu, chất gây nghiện, căng thẳng, lo lắng cũng có thể gây Rối loạn giấc ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ
Điều trị cũng tương tự như điều trị các dạng rối loạn giấc ngủ thông thường. Các biện pháp tâm lý hành vị, vệ sinh giấc ngủ, điều trị thuốc là các điều trị hàng đầu.
Các biện pháp như liệu pháp thay thế hormone hoặc chế độ ăn bổ sung phytoestrogen cũng sẽ được cân nhắc ở các trường hợp Rối loạn tiền mãn kinh hoặc Suy sinh dục ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt của phụ nữ.
Để điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn nên tìm đến với bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi