8 cách để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở thanh niên
Nhiều người cho rằng chỉ người cao tuổi mới mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ngày nay rối loạn giấc ngủ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ thanh niên mắc rối loạn giấc ngủ ngày càng cao. Vậy giải pháp nào giúp bạn cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ? Hãy nghi nhớ những điều sau nhé.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Có thời gian biểu cho giấc ngủ
Bạn có biết những yếu tố như đồng hồ sinh học, hocmon, nhiệt độ cơ thể, áp suất máu trong cơ thể con người được chia ra theo 24 giờ của mỗi ngày, phù hợp với sự thay đổi của tự nhiên từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Chỉ cần bạn "ăn bớt" một chút thời gian của giấc ngủ - để đọc sách, chơi game,... - cũng đủ để kích thích cơ thể bạn sản xuất ra melatonin - một loại hocmon trợ giúp bạn tỉnh táo, khiến bạn khó ngủ hơn.
Vì thế, những người khó ngủ hãy lập một thời gian biểu chặt chẽ và cố gắng thực hiện đúng - thức dậy lúc 6 giờ sáng và lên giường vào khoảng 10 giờ tối, tạo ra một thói quen hằng ngày cho cơ thể, giấc ngủ sẽ đến tự nhiên và dễ dàng hơn.
2. Hãy can đảm tắt ti vi
Say sưa ngồi trước màn hình với một chương trình yêu thích, cho rằng đó là một trong những cách thư giãn tốt nhất. Nhưng không, sau những giờ phút "thư giãn" ấy, bạn rất có thể rơi vào trạng thái cảm thấy khó tiêu hoặc bị một cơn đau đầu hành hạ, dẫn đến mất ngủ. Vì thế, đừng xem cho đến khi ngủ và hãy can đảm tắt ti vi khoảng 30 phút trước khi đi ngủ và dành khoảng thời gian ấy để trò chuyện với một trong những người thân của mình.
3. Tự tâm sự
Một cuốn nhật ký hoặc một chiếc máy ghi âm, để ghi lại những sự việc, cảm nghĩ, những tâm sự muốn nói với một ai đó nhưng không hoặc chưa muốn nói (hay sẽ không bao giờ nói) là cách giảm stress tốt nhất.
4. Sử dụng phương thuốc âm nhạc
Nghe một bản nhạc êm dịu, phù hợp với nhịp độ nghỉ ngơi của tinh thần và thể xác, giúp kích thích bán cầu não phải, tạo ra một sự quên nhất thời tất cả các vấn đề trước đó. Cho dù bạn có thích loại nhạc sôi động thì để dẫn đến một giấc ngủ ngon, hãy thay đổi sở thích, chuyển sang loại nhạc êm dịu. Vì, nhịp độ nhanh thường tác động lên bán cầu não trái, là nơi có thể hình thành những suy luận mang tính triết lý, dễ khiến bạn căng thẳng, stress.
Nghe một bản nhạc êm dịu giúp bạn dễ ngủ hơn
5. Lắng nghe tiếng nói của cơ thể
Nếu ví cơ thể con người như cơ chế hoạt động của một chiếc xe. Khi chiếc xe được vận hành, tiếng nổ nghe khác thường hoặc lượng khói xe nhả ra nhiều chứng tỏ xe thiếu chất bôi trơn. Con người cũng vậy, khi thấy hơi thở nóng, làn da khô hơn bình thường, chứng tỏ cơ thể thiếu nước, quá tải, cần phải ngưng làm việc cho thể xác cũng như tinh thần "hồi" lại.
6. Không né tránh
Đừng né tránh cảm xúc của chính mình. Khi buồn, hãy dành cho mình một khoảng thời gian tĩnh lặng để tự "gặm nhấm" nỗi buồn chứ bạn đừng cố giấu nó bằng cảm giác vui hay bình thường không có thực, nỗi buồn sẽ tiếp tục lưu trú mãi trong đầu bạn mà thôi.
Khi buồn, hãy dành cho mình một khoảng thời gian tĩnh lặng để tự "gặm nhấm" nỗi buồn
7. Tưởng tượng về một thế giới khác
Cái cảm giác bồng bềnh, lọt thỏm giữa muôn trùng mây trắng (nhìn qua cửa sổ máy bay) mới thú vị làm sao. Hãy tận dụng hết những hình ảnh thanh bình, thú vị, vui nhộn... mà bạn từng ghi lại trong những chuyến đi xa để bứt mình ra khỏi đời thường, giúp tâm trí có một sự nghỉ ngơi thật êm dịu.
8. Tập trung trong im lặng
Trước tiên là nằm trong tư thế thoải mái nhất có thể, nhắm mắt và thở đều. Sau đó bắt đầu tập trung vào đếm hoặc là nghĩ một câu dạng "thần chú" nào đó. Chẳng hạn "Vừng ơi, mở ra". Nghĩ và "nói" (không mở miệng, không có âm), một cách chậm rãi, tập. Nếu thực hiện được đúng như vậy, chỉ cần 10 phút thôi, bạn sẽ bị mất tập trung vì đã đi vào giấc ngủ.
Hy vọng với những cách mà chúng tôi đã đưa ra có thể giúp cho các trẻ thoát khỏi căn bệnh rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, khi rối loạn giấc ngủ ở bạn vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 24 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 13 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 20 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 8 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi